Viêm da cơ địa là bệnh lý rất khó để điều trị, dễ tái phát. Ngày nay, có nhiều cách cải thiện bệnh, trong đó đông y là phương pháp điều trị an toàn và lành tính được nhiều người tin tưởng.
Sau đây, CCRD sẽ chia sẻ 10+ cách chữa viêm da cơ địa bằng Đông y hiệu quả cho bạn.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y có hiệu quả không?
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y đã được dân gian lưu truyền rộng rãi và có từ lâu đời. Mẹo chữa viêm da này được nhiều người áp dụng và đã cải thiện được triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ thể và tình trạng bệnh khác nhau mà điều trị sẽ có hiệu quả khác nhau.
Đây là phương pháp điều trị an toàn bởi nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, điều trị viêm da cơ địa bằng đông y còn giúp điều hòa khí huyết, bồi bổ sức khỏe và giải phóng thấp nhiệt ứ trệ. Phương pháp này tác động toàn diện đến nguồn gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng của bệnh, đem lại hiệu quả điều trị lâu dài.
5+ bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc 1: Kinh phòng bại độc tán
- Chuẩn bị: Độc hoạt, bạch tiên bì, thương hoạt, đường quất, bạch dược, phòng phong, sà diệp sài hồ, kinh giới, thuyền thoái, ngân hoa, bồ công anh và bạch linh.
- Cách thực hiện: Tất cả vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch, sau đó cho vào ấm sắc cùng với 2 lít nước lọc ở lửa nhỏ trong 60 phút rồi lọc lấy nước thuốc.
- Cách dùng: Dùng 3 lần/ngày sau khi ăn, kiên trì dùng thuốc hằng ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc 2: Cao nghệ ráy dại
- Chuẩn bị: Củ ráy dại, vẩy sáp ong, củ uất kim và 1 chén dầu vừng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch củ ráy dại và uất kim rồi thái thành từng lát mỏng khoảng 1 cm. Sau đó cho vào nồi cùng với dầu vừng đã chuẩn bị, tiến hành nấu cho đến khi cháy đen và thấy phần bã nổi lên mặt nước, vớt bỏ phần bã đi rồi cho vẩy sáp ong vào và nấu cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại là được.
- Cách dùng: Vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ, sau đó bôi nhẹ nhàng hỗn hợp vừa chuẩn bị. Kiên trì bôi thuốc mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc 3: Thanh dinh thang
- Chuẩn bị: Lá đỏ, sài đất, mạch đông, đẳng sâm, rau má, ngân hoa mỗi loại 12g; toái cốt tử, hoàng liên mỗi loại 8g và 10g huyết sâm.
- Cách thực hiện: Tất cả thảo dược đã chuẩn bị đem rửa sạch sau đó tiến hành sắc lấy nước thuốc.
- Cách dùng: Dùng uống 3 lần/ngày, mỗi ngày một thang, dùng cho đến khi bệnh được cải thiện.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc 4: Tiêu phong tán
- Chuẩn bị: Hắc phong tử, phòng phong, tri loại, thạch cao mỗi loại 8g; tần quy, kinh giới, khổ sâm mỗi loại 10g; thổ phục linh, sài đất, tích tuyết thảo, sinh địa, bồ công anh, hương truật, kim ngân hoa mỗi loại 12g; quốc lão 4g và thuyền thoái 6g.
- Cách thực hiện: Tất cả vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi tiến hành sắc cùng với 2 lít nước cho đến khi cạn thu được 2⁄3 ấm nước thuốc thì tắt bếp rồi ọc lấy nước bỏ bã.
- Cách dùng: Dùng uống 3 lần/ ngày, mỗi lần một chén, dùng sau bữa ăn chính.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc 5: Tiêu độc thang
- Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, diếp trời, kim ngân dây, cam thảo dây và húng trám.
- Cách thực hiện: Tất cả dược liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi tiến hành sắc cho đến khi cạn còn lại ⅔ thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
- Cách dùng: Dùng uống ngày 2 – 3 lần/ ngày, dùng hết trong ngày.
5+ cây thuốc Nam cách chữa viêm da cơ địa
1. Cách chữa viêm da cơ địa bằng Ngải dại
- Chuẩn bị: Lá ngải dại tươi
- Cách thực hiện: Lá ngải dại đem rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 20 phút, rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo. Tiếp theo, giã nát dược liệu cho ra nước.
- Cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da bị tổn thương, rồi dùng lá ngải dại giã nát đắp trực tiếp lên, cố định lại bằng gạc y tế. Để khoảng 20 phút rồi tháo ra rửa sạch vùng da với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng bệnh.
2. Cách chữa viêm da cơ địa bằng Chè xanh
- Chuẩn bị: 1 nắm lá chè xanh
- Cách thực hiện: Lá chè đem rửa sạch sẽ rồi nấu cùng với 2 lít nước trong vòng 15 phút. Sau đó cho một chút muối vào khuấy tan, để nguội bớt.
- Cách dùng: Dùng nước chè đã chuẩn bị để tắm vùng da bị viêm. Thực hiện 2 lần/ngày để cải thiện làn da bị bệnh.
3. Cách chữa viêm da cơ địa bằng Đinh lăng
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng và lá huyết dụ (tỉ lệ 2:1)
- Cách thực hiện: Các loại lá đã chuẩn bị đem đi rửa sạch rồi tiến hành sắc cho đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc.
- Cách dùng: Dùng uống mỗi ngày, uống ngay khi thuốc còn ấm.
4. Cách chữa viêm da cơ địa bằng Khế
- Chuẩn bị: lá khế 100g
- Cách thực hiện: Lá khế đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút, rửa lại một lần nữa với nước sạch rồi để ráo, vò nát lá. Nấu sôi 2 lít nước, rồi cho lá khế vào, tiếp tục nấu ở lửa nhỏ thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp. Để hỗm hợp nguội bớt.
- Cách dùng: Dùng nước lá khế để vệ sinh vùng da bị tổn thương, dùng bã để chà xát nhẹ nhàng lên da. Tiến hành khoảng 15 phút thì lau sạch vùng da. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần.
5. Cách chữa viêm da cơ địa bằng Sài đất
- Chuẩn bị: 20g lá sài đất tươi
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá sài đất, ngâm với nước muối khoảng 20 phút, rửa lại với nước sạch lần nữa rồi để ráo. Tiếp theo giã lá cùng chút muối hạt.
- Cách dùng: Vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ, đắp dược liệu vừa chuẩn bị lên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước.
Những lưu ý khi sử dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Một số lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng Đông y như sau:
- Khi chữa viêm da cơ địa bằng đông y, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
- Ngoài việc sử dụng bài thuốc và cây thuốc chữa bệnh, người bệnh nên tăng cường dưỡng ẩm cho vùng da tổn thương để hỗ trợ làm quá trình cải thiện bệnh.
- Người bệnh nên dùng thực phẩm lành mạnh, ăn uống đủ chất và tránh sử dụng chất kích thích.
- Nếu thấy da bị nặng hơn khi thực hiện, người bệnh nên dừng ngay và thăm khám bác sĩ.
Để điều trị bệnh hiệu quả nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.
Lời kết
Trên đây là những cách chữa viêm da cơ địa bằng đông y giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo điều trị an toàn nhất.