Trong bài viết này CCRD sẽ gửi đến bạn đọc 8+ cách thức và 15+ bài tập giãn tĩnh mạch chân an toàn mà hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng căn bệnh vô cùng khó chịu này.
8+ cách trị giãn tĩnh mạch chân
Dưới đây là 9 cách điều trị giãn tĩnh mạch cực kì dễ thực hiện:
1. Tập thể dục thể thao đều đặn
- Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sự lưu thông máu huyết, tránh được hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Bên cạnh đó tập thể dục cũng giúp chúng ta giảm huyết áp, khi huyết áp lên cao sẽ gây áp lực lên cho các mạch máu dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch
- Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh bị giãn tĩnh mạch chân như: Yoga, đi dạo, đạp xe hay bơi lội.
2. Dùng vớ (tất) chuyên dụng
- Loại vớ giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa giãn tĩnh mạch có bán tại các nhà thuốc lớn, nhỏ. Việc sử dụng vớ chuyên dụng này nhằm mục đích giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để cho các tĩnh mạch đỡ bị giãn nở thêm. Và vật dụng này còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.
- Theo một nghiên cứu từ năm 2018 cho biết, những người dùng vớ chuyên dụng loại cao đến đầu gối với áp lực từ 18 đến 21mmHg sử dụng trong vòng một tuần cảm thấy những cơn đau do triệu chứng giãn tĩnh mạch có chiều hướng thuyên giảm đáng kể.
3. Trị bằng chiết xuất thực vật
- Theo nghiên cứu từ năm 2016, chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum L.) có tác dụng làm giảm đau, ngứa ran và nặng nề ở vùng chân những người bị suy tĩnh mạch mãn tính. Suy tĩnh mạch mãn tính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
- Chiết xuất từ cây thông biển (Pinus maritima) và cây đậu chổi (Ruscus aculeatus) có tác dụng giảm tình trạng phù chân có liên quan đến giãn tĩnh mạch ở chân
- Cách sử dụng các chiết xuất từ thực vật đó là pha loãng trong dầu nền rồi bôi lên da để tránh bị bỏng do kích ứng cũng như chỉnh được lượng tinh dầu vừa phải, tránh lãng phí
- Dùng chiết xuất hạt nho giúp giảm sưng ở phần chân dưới, giảm được các triệu chứng khác của suy tĩnh mạch mãn tính. Lưu ý người bệnh nếu như đang dùng thuốc làm loãng máu như Warfarin thì nên tránh sử dụng chiết xuất hạt nho vì như vậy sẽ gây ra nguy cơ xuất huyết.
4. Thay đổi chế độ ăn uống
Khuyến khích bạn ăn các thực phẩm có chứa flavonoid vì nó có hiệu quả tích cực trong việc điều trị giãn tĩnh mạch ở chân. Flavonoid giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn các tĩnh mạch. Những thực phẩm có chứa flavonoid như:
- Rau củ các loại: Bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông,…
- Trái cây: Anh đào, táo, việt quất,…
- Tỏi
- Cacao
5. Bổ sung thực phẩm giàu Kali
Giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Các thực phẩm có chứa Kali mà bạn có thể tham khảo:
- Hạnh nhân, hạt dẻ cười
- Khoai tây
- Đậu lăng
- Các loại rau lá
- Một số loại như cá hồi, cá ngừ
6. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân. Thế cho nên, bạn cần duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý theo chỉ định của bác sĩ để giảm áp lực lên tĩnh mạch và từ đó giảm sưng và sự khó chịu
7. Chọn trang phục phù hợp
Những trang phục bó sát cũng là yếu tố gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch chân, nó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Thế nên, nếu bạn đang bị giãn tĩnh mạch chân hãy nên chọn những trang phục thoải mái, mang giày có đế thay vì mang cao gót.
8. Nâng cao chân khi bạn có thể
Giữ cho chân nâng cao ở tầm ngang với vị trí của tim hoặc cao hơn sẽ cải thiện việc lưu thông máu trong các tĩnh mạch, hỗ trợ việc điều trị tĩnh mạch suy giãn. Nhờ từ đó, mà áp lực trong tĩnh mạch sẽ giảm xuống, đưa máu trong tĩnh mạch về tim thuận lợi hơn.
9. Massage nhẹ nhàng vùng chân
Massage nhẹ nhàng ở chân là cách giúp cho máu lưu thông tốt cũng như hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Sử dụng dầu massage hay kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả
10. Thay đổi tư thế hoặc thường xuyên vận động
Theo các chuyên gia, hãy nên hạn chế thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài khi mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Nên cố gắng vận động đứng dậy và di chuyển xung quanh hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Hạn chế ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này sẽ càng khiến cho việc lưu thông máu gặp khó khăn hơn.
15+ bài tập giãn tĩnh mạch chân
Người bị giãn tĩnh mạch chân thường sẽ có những triệu chứng như tê chân, đau, mỏi, phù, cảm giác bị châm chích hay kiến bò. Và để giảm tình trạng khó chịu này, bài viết gợi ý cho bạn 16 bài tập trị giãn tĩnh mạch dưới đây:
Các bài tập ở tư thế ngồi ghế
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 1: Nâng cẳng chân
Chuẩn bị: Đầu tiên bạn cần có một điểm tựa chẳng hạn như chiếc ghế
Tiến hành:
- Nâng chân phải 10 lần
- Nâng chân trái 10 lần
- Sau đó nâng cả hai chân lên cùng lúc, thực hiện động tác này 10 lần.
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 2: Nhón chân
Chuẩn bị: Điểm tựa vào để luyện tập (ghế)
Tiến hành:
- Luân phiên nhón chân phải, chân trái 10 lần
- Nhón cả hai chân cùng lúc 10 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 3: Gập và uốn cong bàn chân
Chuẩn bị: Ghế tựa
Tiến hành:
- Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể, rồi duỗi và uốn cong về phía trước, thực hiện 10 lần
- Tương tự như vậy chuyển sang bàn chân trái và lặp lại động tác 10 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 4: Xoay cổ chân
Chuẩn bị: Ghế
Tiến hành:
- Xoay cổ chân bàn chân phải qua phải 5 lần, qua trái 5 lần
- Với chân trái lặp lại động tác như trên
- Xoay cổ chân cả 2 chân cùng một lúc theo 2 hướng khác nhau, mỗi hướng lặp lại 5 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 5: Di chuyển hai chân lên xuống
Chuẩn bị: Ghế tựa để luyện tập
Tiến hành:
- Chân trước bước lên gót chạm đất và mũi chân sau chạm đất. Thực hiện động tác này 20 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 6: Nâng chân lên và đạp ra xa
Chuẩn bị: Ghế
Tiến hành:
- Nâng chân phải lên rồi gập bàn chân, nâng gối lên và duỗi thẳng
- Chân trái lặp lại động tác như trên
- Hai chân luân phiên nhau 10 lần
Các bài tập ở tư thế đứng thẳng
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 7: Gập và uốn cong bàn chân
Tiến hành:
- Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể, rồi duỗi ra và uốn cong về phía trước, thực hiện 10 lần
- Thực hiện lại động tác với chân bên trái, 10 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 8: Xoay cổ chân
Tiến hành:
- Bắt đầu với chân trái, xoay cổ chân bàn chân qua phía bên trái 10 lần, qua phía bên phải 10 lần
- Chân phải thực hiện tương tự chân trái
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 9: Đi tại chỗ
Tiến hành:
- Nâng cao chân tại chỗ
- Đi tại chỗ 20 bước
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 10: Ngồi xuống và đứng lên nhón chân
Tiến hành:
- Bắt đầu với tư thế thẳng lưng
- Tiếp đến ngồi xuống trong khoảng 3 giây rồi đứng lên
- Tiếp tục nhón chân và giữ nguyên trong vòng 3 giây
- Cuối cùng là trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác 20 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 11: Đi nhón chân
Tiến hành:
- Nhón cả hai bàn chân rồi di chuyển 20 bước
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 12: Đi bằng gót chân
Tiến hành:
- Dùng gót chân di chuyển 20 bước
Các bài tập ở tư thế nằm
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 13: Gập và uốn cong bàn chân
Chuẩn bị: Thảm
Tiến hành:
- Gập bàn chân phải hướng vào cơ thể, rồi duỗi và uốn cong về phía trước
- Thực hiện lại động tác với bàn chân trái. Lặp lại 10 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 14: Xoay cổ chân
Chuẩn bị: Thảm
Tiến hành:
- Xoay cổ chân phải qua bên phải 5 lần, bên trái 5 lần
- Thực hiện lại với cổ chân trái
- Xoay cả hai cổ chân cùng lúc theo 2 hướng khác nhau, mỗi hướng 5 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 15: Bắt chéo chân
Chuẩn bị: Thảm nằm
Tiến hành:
- Nâng chân phải lên rồi bắt chéo chân trái lên
- Chân trái tương tự. Động tác lặp lại 10 lần
Bài tập giãn tĩnh mạch chân 16: Đạp xe đạp
Chuẩn bị: Thảm tựa
Tiến hành:
- Nâng hai chân lên cùng lúc và thực hiện động tác như đạp xe đạp. Lặp lại 20 lần
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số cách thức cũng như những bài tập về giãn tĩnh mạch chân hiệu quả mà vẫn an toàn. CCDR mong rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích giúp cho bạn có thêm kiến thức về vấn đề sức khỏe. Cảm ơn các bạn độc giả đã dành thời gian cho bài viết này.