Điều trị loãng xương bằng các bài thuốc Đông y đang được nhiều người bệnh tin dùng do đơn giản, an toàn mà lại vô cùng hiệu quả. Việc chữa bệnh loãng xương bằng các loại thảo dược thiên nhiên sẽ giúp người bệnh điều trị từ căn nguyên, không tái phát lại nhiều lần.
Dưới đây là 8 bài thuốc chữa loãng xương bằng Đông y hiệu quả và an toàn mà CCRD đã tổng hợp được để chia sẻ đến bạn.
Xem thêm:
5 Trung Tâm Phòng khám vật lý trị liệu chất lượng và uy tín tại TPHCM
5 Bác sĩ chữa thoái hóa đốt sống cổ giỏi và uy tín tại TP.HCM
5 Địa chỉ chữa bệnh gai cột sống tốt và uy tín tại TP.HCM
Tham khảo 8 bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết
8 Phòng khám Đông y TPHCM và Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua
Tổng quan về bệnh loãng xương
Loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương, xương xốp phổ biến ở những người cao tuổi. Đây là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương sẽ ngày càng thưa, điều này dẫn đến việc xương trở nên giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao bị giảm dần, cột sống gù vẹo. Triệu chứng sẽ được nhận thấy rõ rệt hơn sau một thời gian dài. Có một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.
Nguyên nhân
Đối với xương bình thường thì sẽ cần các khoáng chất và phosphate để tạo thành. Do đó, nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ việc ăn uống thì việc hình thành các mô xương và xương có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Xương là cơ quan luôn trong trạng thái đổi mới liên tục, do đó, xương mới sẽ được tạo ra ngay khi xương cũ bị phá vỡ. Và các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương phổ biến bao gồm:
- Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
- Nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới (đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh và người già)
- Có chế độ dinh dưỡng, ăn uống thiếu canxi
- Lao động vất vả, thường xuyên phải mang vác những vật nặng
- Không cung cấp đủ lượng canxi trong quá trình tạo xương lúc còn trẻ dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa khiến quá trình tạo xương giảm và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, dẫn đến việc loãng xương.
Triệu chứng
Tình trạng bệnh loãng xương thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên hầu hết người bệnh chỉ biết khi xương đã trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp phải những chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã hoặc va đập nhẹ.
Để tránh gặp tình trạng loãng xương nặng, bệnh nhân cần phải biết một vài triệu chứng cơ bản như sau:
- Đôi khi xảy ra cơn đau lưng cấp, thụt giảm chiều cao, dáng đi khom và lưng gù
- Đau ở vùng chịu gánh nặng của cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương hông, đầu gối, xương chậu,… những cơn đau sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần sau chấn thương, thường đau âm ỉ và kéo dài.
- Đau nhức ở phần đầu xương
- Khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế thì cơn đau sẽ trở nặng ở các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và dây thần kinh tọa
- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Bệnh loãng xương dưới góc nhìn của Y học Cổ truyền
Theo Y học Cổ truyền, cơ chế bệnh sinh của chứng loãng xương là do thận hư, tỳ vị hư nhược và can thận âm hư, phong thấp xâm nhập.
- Thận hư: Nguyên nhân do tiên thiên bất túc, đi kèm hậu thiên thất dưỡng hoặc sự sinh dục quá độ khiến chân âm, nguyên dương bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc thận dương suy yếu, không thể sinh tủy, làm mạnh cốt nên dẫn đến bệnh loãng xương.
- Tỳ vị hư nhược: Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều cao lương mỹ vị và uống nhiều rượu nên khiến tỳ vị bị tổn thương. Ngoài ra, chế độ ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng làm cho tinh hậu thiên bất túc không thể dưỡng được thận tình, từ đó cốt bị thất dưỡng dẫn đến loãng xương.
- Can thận âm hư, phong thấp xâm nhập: Nhân khi cơ thể ở giai đoạn lão hóa, thận tinh suy giảm, can thận âm hư, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, tà khí (phong thấp) thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, ứ trệ tại gân cốt, khí huyết vì thế mà trở trệ dẫn đến lưng, gối, khớp đau mỏi, làm nặng thêm bệnh loãng xương.
Có nên điều trị loãng xương bằng Đông y?
Việc điều trị loãng xương bằng Đông y sẽ khác với Tây y:
Phương pháp Đông y chữa loãng xương
Bệnh sẽ được chữa trị dứt điểm theo căn nguyên nhưng thời gian điều trị sẽ dài và lâu hơn so với Tây y, thậm chí là sẽ mất nhiều chi phí hơn. Chính vì thế, đây sẽ là một trong những nỗi băn khoăn lớn đối với nhiều bệnh nhân đang muốn khám chữa bệnh loãng xương bằng phương pháp này.
Đổi lại, bệnh sẽ được điều trị một cách dứt điểm từ gốc nên chắc chắn việc bệnh tái phát lại sẽ hoàn toàn không xảy ra. Ngoài ra, bên Y học Cổ truyền còn kết hợp với các phương pháp khác song song với việc uống thuốc, chẳng hạn như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, hướng dẫn luyện khí công – dưỡng sinh hàng ngày,… nên việc trị bệnh sẽ được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
Phương pháp Tây y chữa loãng xương
Mặc dù Tây y là một trong những phương pháp chữa trị hiện đại và nhanh chóng. Tuy nhiên, đó chỉ là tạm thời, nếu người bệnh muốn khỏi bệnh hoàn toàn và dứt điểm thì chỉ có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao tiên tiến hay nhờ đến phẫu thuật. Và chắc chắn rằng, nếu chỉ sử dụng thuốc mà không kết hợp với các liệu pháp trị bệnh khác như vật lý trị liệu, phẫu thuật,… thì bệnh sẽ còn tái phát lại.
Nếu chỉ uống thuốc Tây y thì chi phí so với Đông y sẽ thấp hơn rất nhiều nhưng nó không thể duy trì lâu dài và còn tái đi phát lại. Do đó, bắt buộc bệnh nhân lựa chọn phương pháp này sẽ tiến hành áp dụng với các liệu pháp khác như phẫu thuật, vật lý trị liệu,… Khi này, chi phí có thể sẽ đắt gấp đôi, gấp 3 so với Đông y mà người bệnh sẽ phải đau đớn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nào muốn được chóng khỏi bệnh nhanh chóng mà không cần đắn đo suy nghĩ về kinh tế thì đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
8 bài thuốc chữa loãng xương bằng Đông y an toàn và hiệu quả
Người mắc bệnh loãng xương có thể hoàn toàn khỏi bệnh nếu tìm được cơ sở bán thuốc uy tín và chất lượng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa loãng xương bằng Đông y đảm bảo an toàn, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Bài thuốc Hữu quy hoàn trị loãng xương
- Công dụng: Bài thuốc trị loãng xương thể thận dương hư.
- Chuẩn bị: Thục địa 320g; Đỗ trọng, Đương quy, Kỷ tử, Thi ty tử mỗi loại 120g; Phụ tử chế, Nhục quế, Lộc giác giao mỗi loại 40g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các loại thảo dược đã chuẩn bị vào để tán nhuyễn thành bột mịn, luyện thành viên hoàn.
- Liều lượng: Uống 12-16g/lần, uống 1 ngày 2 lần với nước ấm.
Lục vị địa hoàng chữa loãng xương
- Công dụng: Bài thuốc trị loãng xương dành cho trường hợp bệnh thể thận âm hư.
- Chuẩn bị: Thục địa 320g; Sơn thù, Hoài sơn mỗi loại 160g, Bạch linh, Trạch tả, Đan bì mỗi loại 120g.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các loại thảo dược đã chuẩn bị vào để tán nhuyễn thành bột mịn, luyện thành viên hoàn.
- Liều lượng: Uống 8-12g/lần, uống 1 ngày 2 lần với nước ấm.
Độc hoạt tang ký sinh thang
- Công dụng: Bài thuốc trị các trường hợp thể can thận âm hư, phong thấp xâm nhập.
- Chuẩn bị: Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Phòng phong, Đương quy, Đẳng sâm, Thục địa, Xuyên khung mỗi loại 15g; Bạch linh 12g; Bạch thược, Quế chi mỗi loại 10g; Độc hoạt, Tần giao, Tế tân mỗi loại 8g; Cam thảo 6g.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc thảo dược này nấu với nước.
- Liều lượng: Chia 2 lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
Bài thuốc trị loãng xương thể tỳ thận dương hư
- Công dụng: Bài thuốc trị các trường hợp bệnh thể tỳ thận dương hư dẫn đến loãng xương.
- Chuẩn bị: Ngưu tất, Ngũ gia bì, Nam tục đoạn mỗi loại 16g; Cẩu tích, Tang ký sinh, Tần giao, Cam thảo mỗi loại 12g; Đỗ trọng, Kiện, Dâm dương hoắc, Đại táo mỗi loại 10g; Quế 6g.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc thảo dược này nấu với nước.
- Liều lượng: Chia 3 lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
Tứ quân thang gia vị
- Công dụng: Bài thuốc trị loãng xương do tỳ vị hư nhược.
- Chuẩn bị: Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Bạch linh mỗi loại 12g; Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Đương quy mỗi loại 10g
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc thảo dược này nấu với nước.
- Liều lượng: Chia 2 lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
Đông y trị loãng xương thể can thận âm hư
- Công dụng: Bài thuốc trị loãng xương do thể can thận âm hư.
- Chuẩn bị: Thục địa 30g; Kỷ tử, Tang ký sinh, Hoài sơn mỗi loại 15g; Phục linh, Sơn thù, Cốt toái bổ mỗi loại 9g; Trích thảo 6g.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc thảo dược này nấu với nước.
- Liều lượng: Chia 3 lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
Trị loãng xương bằng Đông y thể khí huyết ứ trệ
- Công dụng: Bài thuốc trị loãng xương do thế khí huyết ứ trệ do cơ thể không lưu thông được bình thường.
- Chuẩn bị: Tô mộc 20g; Hoàng kỳ 16g; Xuyên khung, Huyết đằng, Tục đoạn, Phòng sâm, Bạch truật, Xa tiền, Hương phụ tử chế, Cam thảo mỗi loại 12g; Hồng hoa, Ngải diệp, Uất kim, Trần bì mỗi loại 10g.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc thảo dược này nấu với nước.
- Liều lượng: Chia 3 lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
Bổ Âm thang trị loãng xương thể âm dương câu hư
- Công dụng: Bài thuốc Bổ Âm thang trị loãng xương do thể âm dương câu hư.
- Chuẩn bị: Thục địa, Sinh địa mỗi loại 15g; Ngưu tất, Cốt toái bổ mỗi loại 12g; Quy đầu, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh mỗi loại 9g; Hồi tiểu, Nhân sâm, Trần bì, Trích thảo mỗi loại 6g.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc thảo dược này nấu với nước.
- Liều lượng: Chia 3 lần/ngày sau khi ăn 30 phút.
Bài viết vừa rồi cũng đã chia sẻ đến quý các bạn 8 bài thuốc chữa loãng xương bằng Đông y an toàn nhưng lại rất hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ tìm được một cơ sở y tế Đông y uy tín và mau chóng khỏi bệnh nhé!