Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ. Bệnh gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm.
Vậy sùi mào gà là gì? Làm sao để nhận biết bản thân bị sùi mào gà? Hãy cùng CCRD tìm hiểu 12 bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà giai đoạn đầu nam và nữ hiệu quả.
Tổng quan về bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà (bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục, hạt cơm sinh dục) là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh còn lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp, dùng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dụng cụ cắt móng tay,…
Nguyên nhân Bệnh Sùi Mào Gà
Hầu hết những người có quan hệ tình dục đều có khả năng sẽ bị nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh gồm:
- Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn.
- Quan hệ tình dục không biết rõ tiền sử tình dục của đối phương.
- Có nhiều bạn tình.
- Mắc những bệnh lây lan qua đường tình dục khác.
- Quan hệ tình dục sớm.
- Hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV hay người sử dụng thuốc chống thải ghép.
- Người dưới 30 tuổi.
- Người hút thuốc lá.
- Người có mẹ nhiễm virus HPV.
Dấu hiệu nhận biết Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu
- Xuất hiện các nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục
- Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ
- Màu da nâu, hồng ở vùng da niêm mạc sinh dục, hậu môn, miệng
- Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu
- Chảy máu khi quan hệ tình dục
- Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung.
- Bệnh sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
>> Xem thêm:
Tổng Hợp 35+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam và nữ
Bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu là như thế nào?
Khi bị sùi mào gà, ở nam giới sẽ có biểu hiện bệnh sớm hơn ở nữ giới. Đối với phụ nữ, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và chỉ phát hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng.
Khi Virus HPV xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da và không gây triệu chứng. Thời gian ủ bệnh tầm 2 – 9 tháng và triệu chứng ở nam giới và nữ giới có sự khác nhau
Sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam
- Vùng da nhiễm bệnh xuất hiện những nốt sùi nhỏ với kích thước 1 – 2mm, màu hồng và mọc đơn lẻ.
- Những nốt sùi mọc đơn lẻ, rải rác trên da, không gây đau và ngứa.
- Các nốt sùi ở giai đoạn đầu thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật và bìu. Một số trường hợp có thể mọc ở hậu môn, chân tay, miệng, vòm họng…
- Các nốt này không gây khó chịu hoặc ngứa nên rất khó nhận biết
Sùi mào gà giai đoạn đầu ở nữ
- Xuất hiện nốt mụn mềm, u nhú li ti màu hồng nhạt ở cơ quan sinh dục gồm môi lớn, môi bé, khu vực âm đạo, tầng sinh môn, xung quanh hậu môn, cổ tử cung.
- Những tổn thương không ngứa, không đau, không chảy máu hay tiết dịch.
- Trong môi trường âm đạo ẩm ướt, bệnh tiến triển nhanh chóng. Các nốt sùi mọc tập trung thành các mảng lớn, hình dáng như mào gà, súp lơ. Các nốt không gây đau, gây ngứa nhưng dễ chảy máu, có dịch mủ.
- Nếu quan hẹ tình dục hoặc cọ xát, va chạm thì nốt sùi có thể bị vỡ, gây chảy máu và có thể gây nhiễm trùng
- Các nốt sùi có thể xuất hiện ở miệng khi nữ giới quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Một số hình ảnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu phổ biến
SÙI MÀO GÀ Ở vùng mắt
Nhiều bệnh nhân chủ quan khi bị sùi mào gà ngay vùng mắt, vì nghĩ rằng không nguy hiểm. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của người bệnh thì bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hướng đến thị lực và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
-
Khi vỡ ra sẽ chảy mủ, tạo các vết loét trên da, gây đau nhức và viêm nhiễm vùng quanh mắt, gây khó chịu, lâu lành.
-
Mất đi tính thẩm mỹ và khiến người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày. Bị nhiều người xung quanh tránh né, không dám tiếp xúc.
-
Nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực, gây cận thị hoặc mù vĩnh viễn.
-
Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ cao truyền bệnh cho trẻ sơ sinh và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.
-
Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà mắt rất dễ dẫn đến mù lòa bẩm sinh và để lại nhiều di chứng xấu cho mắt khi lớn lên.
-
Bệnh sùi mào gà ở vùng mắt gây lo lắng, bất an, ngại giao tiếp, hạn chế tiếp xúc, ảnh hưởng lớn đến tính mạng người bệnh.
-
Bên cạnh đó, sùi mào gà còn tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và âm đạo gây nhiễm trùng. Từ đó, giảm khả năng sinh sản ở nam lẫn nữ.
SÙI MÀO GÀ Ở vùng miệng
Thường khi bị sùi mào gà ở miệng, người bệnh sẽ cảm thấy có những nốt sần nhỏ nổi li ti ở vị trí như lưỡi, khoang miệng, má cũng như môi. Nhưng nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu này vì nó khá giống với biểu hiện của nhiệt miệng hoặc nhiễm trùng amidan và khiến cho bệnh càng ngày càng tiếp diễn nghiêm trọng. Khác với sùi mào gà, nhiệt miệng thường xuất hiện các nốt nhiệt có vết đỏ xung quanh miệng.
SÙI MÀO GÀ Ở tay
- Những nốt sùi to dạng như mào gà, vỡ và chảy mủ không chỉ gây đau rát khó chịu mà còn khiến người bệnh tự ti mặc cảm với những người xung quanh, thậm chí là dẫn đến trầm cảm.
- Rất dễ lây truyền cho vợ/chồng/bạn tình hay những người thân trong gia đình, bạn bè nếu có tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh.
- Tổn thương từ các u nhú sùi mào gà tạo cơ hội cho viêm nhiễm phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Người mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ nhiễm vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, HIV,…
- Dễ lây nhiễm sang các bộ phận khác làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn.
SÙI MÀO GÀ Ở vùng kín
Sùi mào gà Ở nữ giới
- Mảng lớn sùi mào gà có bề mặt ẩm ướt, mềm, dễ chảy mủ khi cọ xát. Dịch mủ thường có mùi hôi khó chịu
- Các nốt u nhú phình to làm thay đổi hình dạng âm vật, gây khó khăn cho bệnh nhân khi đi lại
- Gây cảm giác đau rát, tiết nhiều dịch và có thể chảy máu khi quan hệ
Sùi mào gà Ở nam giới
- Có những nốt sần nhỏ, bề mặt sùi màu hồng hoặc đỏ nhạt,… có thể nhiều hoặc ít, nằm gần nhau thành từng đám
- Bên trong những nốt sẩn có chứa mủ trắng.
- Không gây đau nhưng sẽ vỡ sau một thời gian, gây tiết dịch và lở loét các vùng xung quanh, gây ngứa ngáy và khó chịu.
-
- Gặp khó khăn khi tiểu, đại tiện và có thể chảy máu khi quan hệ tình dục.
SÙI MÀO GÀ Ở hậu môn
Nguyên nhân: do có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc các vết thương hở ở hậu môn tiếp xúc với virus
- Bắt đầu bằng những vết sưng nhỏ tại hậu môn nên không được chú ý. Sau đó, khi các nốt sùi phình to, tụ lại thành đám thì người bệnh mới cảm nhận được.
- Mụn có thường có màu hồng đào, vàng hoặc nâu nhạt.
- Không gây đau đơn hay khó chịu
- Đôi khi ngứa hoặc chảy dịch kèm theo máu
- Các nốt sùi bị vỡ kèm với phân có thể gây nhiễm trùng, lở lét hậu môn, thậm chí hoại tử và phải phẫu thuật
Chữa sùi mào gà bằng các bài thuốc Đông y có thực sự hiệu quả?
Người mắc bệnh sùi mào gà thường sẽ gặp phải tình trạng đau rát, ngứa ngáy hay thậm chí là chảy máu. Sùi mào gà có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả nam hay nữ. Ngoài ra, nặng hơn thì sùi mào gà còn có thể gây ra các biến chứng đặc biệt nguy hiểm như bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư âm đạo,… và hàng loạt những vấn đề sức khỏe khác.
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến, được nhiều người lựa chọn đó là dùng thuốc Tây y và Đông y.
- Với Tây y, bệnh sùi mào gà thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng virus, đồng thời thực hiện một số thủ thuật xâm lấn như laser, phẫu thuật, áp lạnh,…
- Với Đông y, bệnh lây truyền qua đường tình dục này cũng có thể chữa trị bằng các bài thuốc Đông y từ gốc, đảm bảo lành tính và an toàn. Theo Y học Cổ truyền, sùi mào gà là biểu hiện của chứng “táo hậu”, được hình thành do việc người bệnh vệ sinh vùng kín không được kỹ càng, không đảm bảo gây thấp nhiệt ứ tại bì, lâu dần khiến cho niêm mạc hư tổn và phát bệnh.
Từ xa xưa, y học cổ truyền cho rằng bất kỳ bệnh nào cũng phải điều trị từ bên ngoài lẫn bên trong. Nhưng hiện nay, các phương pháp y học cổ truyền đã dần được cải tiến, các bài thuốc có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị độc lập cho các trường hợp nhẹ hoặc điều trị bổ trợ cho các trường hợp nặng. Đặc biệt hơn, liệu pháp Đông y còn được áp dụng để ngăn ngừa bệnh tái phát sau liệu pháp gây hoại tử do y học hiện đại.
Do tính chất của bệnh là do virus gây ra nên sức khỏe của hệ miễn dịch có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, thuốc Đông y rất tốt vì các phương pháp Đông y từ lâu đã chú trọng điều trị bệnh tận gốc và bồi bổ sức khỏe.
Tuy nhiên, thuốc Đông y chỉ điều trị dễ dàng với các trường hợp sùi nhẹ. Và sùi mào gà là bệnh lý không thể điều trị triệt để. Vì vậy, ngay cả khi bạn áp dụng các biện pháp từ Tây y, bệnh vẫn có thể tái phát sau một thời gian nhất định. Để hạn chế việc hình thành nốt sùi mới, bạn nên kết hợp giữa bài thuốc Đông y và các biện pháp từ y học hiện đại.
12 Bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà chất lượng và an toàn
4 Bài thuốc uống chữa sùi mào gà
Thuốc Đông y dạng uống thường có tác dụng ức chế virus HPV nhanh chóng, giúp nâng cao thể trạng của người bệnh. Đồng thời, thuốc Đông y dạng uống còn giảm thiếu những triệu chứng khó chịu bên trong cơ thể. Dưới đây là 4 bài thuốc uống hiệu quả, áp dụng theo phương pháp Y học Cổ truyền được sử dụng phổ biến nhất:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu gồm có: 30g dã cúc hoa, 30 thổ phục linh, 10g kim ngân hoa, 10g cam thảo, 10 bản lam căn, 10 sơn đậu căn, 10g xạ can, 10g liên kiểu, 10g hoàng cầm, 10g chi tử, 10g hoàng bá, 10g thương truật, 5g sơn tử cô.
- Thực hiện: Mang tất cả những nguyên liệu này đem sắc, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu gồm có: 20g đại thanh diệp, 20g ý dĩ, 30g thổ phục linh, 15g tỳ giả, 15g thương truật, 15g tử thảo, 15g hoàng bá, 12g đan bì, 10g thông thảo, 15g mã xỉ hiện.
- Thực hiện: Tất cả những nguyên liệu này đem sắc, mỗi ngày uống 1 thang
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu gồm có: Thương truật 5 gam, chi tử 10 gam, liên kiều 10 gam, sơn đậu căn 10 gam, cam thảo 10 gam, thổ phục linh 30 gam, sơn từ cô 5 gam, hoàng bá 10 gam, hoàng cầm 10 gam, xạ can 10 gam, bản lam căn 10 gam, kim ngân hoa 10 gam và dã cúc hoa 30 gam.
- Thực hiện : Đem tất cả dược liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu gồm có: tỳ giải 15 gam, thương truật 15 gam, hoàng bá 15 gam, đại thanh diệp 20 gam, ý dĩ 20 gam, thổ phục linh 30 gam, đan bì 12 gam, tử thảo 15 gam, thông thảo 10 gam, mã xỉ hiện (rau sam) 15 gam
- Thực hiện : Đem tất cả dược liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang
- Nếu những nốt sùi mào gà có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau, kèm theo đại tiện táo bón thì thêm vào thang thuốc trên đại hoàng 9 gam, sinh thạch cao 15 gam, kim ngân hoa 15 gam, tri mẫu 9 gam. Nếu bệnh bị tái phát, thêm vào thang thuốc trên hoàng kỳ 20 gam và bạch truật 15 gam.
8 bài thuốc bôi da chữa sùi mào gà
Tất cả các bài thuốc bôi ngoài da dùng điều trị trong bệnh sùi mào gà đều có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, giảm sưng nóng tại vị trí nốt sùi.
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu gồm có: Dã cúc hoa 30 gam, khô phàn 20 gam, địa phu tử 20 gam, bản lam căn 30 gam, mộc tặc 20 gam, nga truật 15 gam.
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc cùng với nước, sau đó để nguội bớt đến khi nước ấm và tiến hành ngâm rửa tại chỗ.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu gồm có: Đại thanh hiệp 30 gam, mã xỉ hiện (rau sam) 60 gam và minh phàn 21 gam.
- Thực hiện: Sắc với lượng nước vừa đủ rồi cho cô lại, dùng ngâm và rửa tại chỗ. Mỗi lần ngâm kéo dài từ 10 đến 15 phút, mỗi ngày 2 lần để đạt kết quả tốt.
- Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này, cần phối hợp với phèn phi 9 gam và lục nhất tán 30 gam tán thành bột mịn và rắc vào vùng tổn thương sau khi ngâm rửa.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu gồm có: Xà sàng tử 50 gam, mộc tặc thảo 50 gam, thổ phục linh 50 gam, khổ sâm 50 gam, bách bộ 50 gam, bản lam căn 50 gam, minh phàn 30 gam, xuyên tiêu 30 gam và đào nhân 30 gam.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ khoảng 30 phút, thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu gồm có: Mộc tặc 20 gam, khổ sâm 50 gam, nga truật 30 gam, đào nhân 15 gam, đậu căn 20 gam, tam lăng 30 gam và đan bì 12 gam.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi nấu lấy nước ngâm rửa trong khoảng 8 đến 10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần. Ngâm liên tục trong 14 ngày là đủ 1 liệu trình.
bài thuốc 5
- Nguyên liệu gồm có: Ý dĩ, Hoàng bá, hoàng kỳ, khổ sâm chuẩn bị các dược liệu với bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Đem tất cả dược liệu đi sấy khô, rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng khoảng 1 gam rắc lên các nốt u sùi và băng lại. Thực hiện trong 2 liệu trình (mỗi liệu trình gồm 10 lần rắc thuốc) sẽ nhận thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.
bài thuốc 6
- Nguyên liệu gồm có: Linh từ thạch 20 gam, mộc tặc thảo 30 gam, khổ sâm 30 gam, hồng hoa 10 gam, mã xỉ hiện 60 gam, bạch liễm 20 gam, sinh mẫu lệ 30 gam, bạch hoa xà thiệt thảo 30 gam.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ, mỗi lần ngâm kéo dài khoảng 20 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong liên tục 20 ngày.
Bài thuốc 7
- Nguyên liệu gồm có: Bản lam căn 30 gam, khổ sâm 30 gam, mộc tặc thảo 15 gam, đào nhân 10 gam, cam thảo sống 10 gam, mã xỉ hiện 45 gam, sơn đậu căn 30 gam, hoàng bá 20 gam, bạch chỉ 10 gam, lộ phong phòng 10 gam và tế tân 10 gam.
- Thực hiện: Đem sắc đặc, sau đó dùng gạc vô trùng thấm nước và đắp lên vùng tổn thương khoảng 15 phút. Ngày thực hiện 1 lần.
Bài thuốc 8
- Nguyên liệu gồm có: Mật quạ 10 gam, bạch tiên bì 20 gam, mã xỉ hiện 30 gam và tế tân 15 gam.
- Thực hiện: Nấu dược liệu với lượng nước vừa đủ, sau đó sử dụng nước đó ngâm rửa tại chỗ trong 30 phút. Ngâm rửa đều đặn mỗi ngày 2 lần.
Bài viết vừa rồi, CCRD đã chia sẻ đến các bạn đọc 12 bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng chỉ sau 1 vài liệu trình điều trị, bệnh nhân sẽ có thể tạm biệt căn bệnh xã hội này và không bao giờ tái phát lại nữa.
Tổng hợp bài viết liên quan:
11+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn cuối ở nam giới và nữ giới
4 cách chữa sùi mào gà tại nhà ở nam và nữ hiệu quả nhất hiện nay
10 Phòng Khám chữa sùi mào gà tại TP.HCM và Hà Nội
Bệnh sùi mào gà có lây không và có nguy hiểm không?
Sùi mào gà có tự đào thải được không? Tổng quan sơ lược về bệnh sùi mào gà
Đốt sùi mào gà có tái phát không? Đốt sùi mào gà có đau không?