Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân bởi tính an toàn và hiệu quả toàn diện. Các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị tích cực vì được xây dựng dựa trên căn nguyên cụ thể của bệnh. Vậy hãy cùng CCRD đi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé.
Trào ngược dạ dày thực quản theo Đông Y
Theo Đông y, trào ngược dạ dày thực quản là thuộc chứng khi nghịch. Các triệu chứng chính của bệnh này được biểu hiện ở 3 tạng:
- Vị (dạ dày).
- Can (gan).
- Phế (hầu, phổi).
Xem thêm
11 mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay tại nhà
7 Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản uy tín tại TP.HCM và Hà Nội
11 Địa chỉ khám chữa rối loạn tiêu hoá uy tín ở TP.HCM và Hà Nội
Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường thì nguyên khí thuận, vị chủ giáng xuống để đẩy thức ăn xuống ruột non. Khả năng giáng xuống của Vị được điều khiển bởi một chức năng sơ tiết của Can. Do đó, khí trong các cơ quan này bất thường sẽ gây nên tình trạng khí lưu thông không thuận từ đó sinh ra bệnh tật. Chứng giáng khí trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan đến các yếu tố sau:
- Tổn thương tỳ vị do chế độ ăn uống không lành mạnh
- Ăn nhiều đồ cay, nóng, uống rượu bia nhiều.
- Ăn nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
Đây là những thực phẩm gây kích thích tỳ vị, khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Khi tỳ vị tổn thương, nó sẽ mất đi khả năng nuôi dưỡng Phế. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng như: khó thở, tức ngực, ho khan hoặc ho có đờm…
Chức năng bài tiết của Can chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu và stress. Do đó, khi can khí không thuận sẽ gây ra khí nghịch, dẫn đến trào ngược dạ dày và các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng và ợ chua, buồn nôn, đau họng do nôn, khó kiểm soát cảm xúc.
Thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất
10 bài thuốc Đông Y chữa trào ngược dạ dày
1. Thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản do ăn uống thất thường
+ Triệu chứng thường gặp: Đau bụng, ợ hơi, buồn nôn, khó chịu vùng bụng
+ Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tràng, cải thiện chức năng tiêu hóa
+ Lưu ý: bữa ăn hàng ngày, thay đổi chế độ ăn uống
Bài thuốc số 1:
Dược liệu:
- Hoài sơn 16g
- Ngũ gia bì 16g
- Liên nhục 12g
- Thủ ô chế 12g
- Tía tô 20g
- Bạch truật 16g
- Sinh khương 4g
- Lương khung 12g
- Chỉ xác 8g
- Cam thảo 10g
- Phòng sâm 1sg
- Bán hạ 10g
- Cây ngũ sắc 16g
- Bạch linh 12g
- Lá đinh lăng (sao thơm) 12g
Bài thuốc số 2:
Dược liệu:
- Tía tô 16g
- Xương bồ 12g
- Biển đậu 16g
- Hoàng kỳ 15g
- Hoài sơn 16g
- Sâm đại hành 16g
- Lá đắng 16g
- Chỉ xác 10g
- Trần bì 10g
- Bạch truật 16g
- Cây ngũ sắc 16g
- Đương quy 12g
- Lá lốt 12g
- Sinh khung 4g
Cách dùng:
- Rửa sạch, sắc uống 2 ngày một thang.
- Uống sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, uống khi thuốc còn ấm.
2. Trào ngược dạ dày do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh
+ Triệu chứng:
- Đau vùng thượng vị
- Ợ nóng, ợ chua
- Cảm thấy khó chịu, nóng giận, tinh thần sa sút.
- Chán ăn, mất ngủ, tỳ và vị khí không thông.
+ Tác dụng: bổ bình, điều khí
+ Lưu ý: Bạn nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, xây dựng thời gian làm việc khoa học.
Bài thuốc số 1:
Dược liệu:
- Tang diệp 20g
- Mã đề 20g
- Rau má 20g
- Hạ liên châu 10g
- Hoài sơn 16g
- Thục địa 12g
- Hậu phác 10g
- Bán hạ 10g
- Phòng sâm 16g
- Củ đinh lăng 16g
- Đương quy 16g
- Bạch truật 16g
- Cỏ mực 16g
- Hắc táo nhân 16g
- Bạch thược 12g
- Chỉ xác 8g
- Trần bì 10g
- Cam thảo 12g
Bài thuốc số 2:
Dược liệu:
- Rau má 20g
- Mã đề 16g
- Chi tử 10g
- Đan bì 12g
- Bạch truật 16g
- Râu ngô 12g
- Bán hạ 10g
- Cam thảo 16g
- Hậu phác 10g
- Đương quy 16g
- Bạch thược 12g
- Trần bì 10g
- Hoài sơn 16g
- Liên nhục 16g
Cách dùng:
- Rửa sạch, sắc nhỏ lửa, uống 2 ngày một thang
- Uống sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, uống khi thuốc còn ấm.
3. Trào ngược axit do căng thẳng, lo âu và stress
+ Triệu chứng: Ăn không tiêu, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó thở, mệt mỏi, chán ăn.
+ Tác dụng:
- Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ
- Kháng viêm, làm lành vết loét và tiêu sưng
+ Lưu ý: Thay đổi lối sống và thói quen làm việc để tránh căng thẳng
Bài thuốc số 1:
Dược liệu:
- Thảo quyết minh 16g
- Mẫu lệ chế 16g
- Bạch biển đậu 12g
- Bạch linh 12g
- Bán hạ 10g
- Trần bì 12g
- Chỉ xác 8g
- Hậu phác 10g
- Long nhãn 16g
- Phòng sâm 16g
- Hạt sen 20g
- Đại táo 5 quả
- Hắc táo nhân 20g
- Cam thảo 12g
Bài thuốc số 2:
Dược liệu:
- Hoài sơn 16g
- Liên nhục 16g
- Ngưu tất 16g
- Bạch truật 16g
- Cát căn 16g
- Trần bì 12g
- Viễn chi 12g
- Chỉ xác 10g
- Phòng sâm 20g
- Hắc táo nhân 20g
- Bán hạ chế 10g
- Cam thảo 12g
Cách dùng:
- Rửa sạch, sắc nhỏ lửa, uống 2 ngày một thang
- Uống sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, uống khi thuốc còn ấm
4. Trào ngược dạ dày thực quản do đau thượng vị
Triệu chứng:
- Bệnh nhân đau thượng vị lan xuống mạng sườn
- Đắng miệng, ợ hơi, nôn chua.
- Cơ thể khó chịu, cáu kỉnh, mệt mỏi.
Dược liệu:
- Sa nhân 8g
- Hương phụ 20g
- Ô dược 20g
- Diên hồ sách 12g
- Cam thảo 12g
- Trần bì 12g
Cách dùng:
- Rửa sạch, sắc 1 thang với 1,5L nước, sắc với lửa nhỏ cho cô đặc lại còn 150ml.
- Bỏ đi phần bã, chia thành 4 phần uống trong 1 ngày.
5. Trào ngược dạ dày bị nôn mửa
Triệu chứng:
- Bị đau thượng vị dai dẳng
- Cơ thể mệt mỏi
- Đầy bụng, nôn mửa nhiều
Dược liệu:
- Nhân sâm 15g
- Can khương 30g
- Thục tiêu 10g
- Di đường 100g
Cách dùng:
- Rửa sạch can khương, nhân sâm, thục tiêu sắc cùng với 1,2L nước, nấu cho cô đặc lại còn 150ml
- Bỏ phần bã, đun sôi và hòa tan với Di đường
- Chia thành 4 phần uống trong 1 ngày, uống khi còn ấm nóng
6. Thuốc Đông Y chữa trào ngược triệu chứng suy nhược cơ thể
Triệu chứng:
- Người bệnh bị đau vùng thượng vị sau khi ăn, mức độ từ âm ỉ đến dữ dội và mức độ đau tăng dần.
- Mệt mỏi đi kèm với tiêu chảy
Dược liệu:
- La bạc tử 10g
- Phục linh 18g
- Sơn tra 16g
- Bán hạ 16g
- Trần bì 8g
- Liên kiều 8g
- Mạch nha 20g
- Thần khúc 20g
Cách dùng:
- Rửa sạch các dược liệu, giã dập sau đó sắc với 1,5L nước, nấu cô đặc lấy 250ml
- Bỏ phần bã, chia thành 4 phần, 3 lần buổi sáng, tối uống 1 lần
7. Thuốc Đông Y cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày
Dược liệu:
- Trần bì 10g
- Thanh bì 8g
- Trạch tả 16g
- Bối mẫu 12g
- Thược dược 20g
- Chi tử 20g
- Đan bì 20g
Cách dùng:
- Rửa sạch các dược liệu, sắc với 1,7L nước, nấu cô đặc lấy 250ml
- Chia uống 5 lần/ngày
- Uống khi thuốc đã nguội
Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cây thuốc nam
Đây là một cách an toàn và tự nhiên để làm giảm nhẹ các triệu chứng trào ngược
- Nghệ: Một trong những vị không thể thiếu khi chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam.
- Đu đủ: đu đủ đã được công nhận là một trong những cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng tích cực trong việc thanh nhiệt, giải độc và giảm các triệu chứng kích ứng dạ dày, từ đó làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y
Chữa trào ngược bằng đông y được cho là phương pháp an toàn nhưng cũng có một số điểm cần lưu ý để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
- Nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nhà cung cấp thuốc an toàn và uy tín.
- Trước khi dùng thuốc, cần được các bác sĩ Đông y bắt mạch, khám bệnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
- Khi dùng thuốc điều trị bệnh, bạn cần thích nghi với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
- Không ngưng dùng thuốc khi bạn cảm thấy bệnh đã thuyên giảm, cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
- Sau khi thấy dùng thuốc trong thời gian dài không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám lại và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
- Không được ngắt quãng hay tự ý tăng giảm liều lượng thuốc sẽ không đem lại hiệu quả điều trị.
Lời kết
Trên đây là các thông tin chữa trào ngược dạ dày bằng đông y mà chúng tôi muốn giới thiệu với mọi người. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp mọi người điều trị được trào ngược dạ dày, và sớm khỏe mạnh nhé.