200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Top 11 bài thuốc nam chữa hen Suyễn hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Hen suyễn là một bệnh lý về đường hô hấp mãn tính phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc hen suyễn ngày càng tăng cao, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Chữa hen suyễn bằng thuốc nam là một phương pháp hiệu quả được nhiều người tin dùng với hiệu quả cực tốt. Hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc nam chữa hen suyễn hiệu quả qua bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé!

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Triệu chứng của bệnh hen Suyễn

Những triệu chứng của bệnh hen suyễn thường gặp nhất ở người bao gồm:

  • Ho, nhất là vào ban đêm: Ho là phản ứng khi cơ thể muốn đào thải chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như khói, bụi, phấn hoá, lông động vật,… ra khỏi cơ thể. Tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. 
  • Thở khò khè: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản đã bị phù nề sẽ tạo thành âm thanh khò khè. 
  • Khó thở: Đường thở bị thu hẹp khiến người bệnh bị khó thở
  • Đau thắt ngực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt lồng ngực
  • Thở nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như tập thể dục, chạy bộ, leo cầu thang,…
  • Ra mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt: Triệu chứng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không được cung cấp đủ lượng oxy

Xem thêm

6 Bệnh Viện Phòng khám chữa bệnh hen suyễn uy tín ở TPHCM

10 Địa chỉ chữa viêm mũi dị ứng tại TP.HCM và Hà Nội

8 bài thuốc Đông y chữa viêm họng hạt mãn tính hiệu quả

11 bài thuốc nam chữa hen Suyễn 

Bài thuốc số 1: Định suyễn thang

Theo quan niệm Đông y, hen suyễn là chứng bệnh nảy sinh từ tạng phế và hai tạng liên quan là thận và tỳ. Để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ tại Phòng khám YHCT Sài Gòn đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu ra bài thuốc Định suyễn thang. 

Đây là bài thuốc được dựa trên tinh hoa từ các bài thuốc cổ phương, kết hợp cùng với các vị thuốc mới theo hàm lượng phù hợp để mang đến hiệu quả điều trị bệnh hen suyễn từ gốc đến ngọn. 

Những vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc này gồm có:

  • Bạch quả: hỗ trợ quá trình loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể, giúp giảm ho hiệu quả
  • Ma hoàng: giải cảm hàn, giảm ho, đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể
  • Hoàng cầm: làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong
  • Bán hạ chế, hạnh nhân, tô tử: giúp ổn định đường hô hấp, giảm ho, giảm khó thở
  • Tang bạch bì: tích tụ đờm và đào thải ra bên ngoài
  • Cam thảo: điều hoà hương vị của các vị thuốc

Các vị thuốc trên sẽ được các y bác sĩ kết hợp theo một tỷ lệ nhất định, đúng với tình trạng bệnh và cơ địa của từng người để mang đến hiệu quả tối đa cho việc điều trị bệnh hen suyễn. 

Công dụng của bài thuốc Định suyễn thang:

  • Thúc đẩy lắng đờm, không còn tình trạng thở khò khè, người bệnh dễ thở hơn
  • Giảm thiểu các cơn ho
  • Giảm tần suất xuất hiện các cơn hen, tránh nguy cơ tắc nghẽn đường thở của người bệnh
  • Bồi bổ các tạng, giúp chức năng của phế hoạt động bình thường trở lại

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: Bí đỏ, rễ cây lá lốt, lá hương nhu

Cách sử dụng: mỗi thứ một nắm, đem sắc uống liên tục cho đến khi thấy triệu chứng của bệnh giảm hẳn

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu: Lá hen 20g, cúc tần 14g, lá tía tô 8g, mật ong

Cách dùng: 

  • Lá hen cạo sạch lông, đem phơi khô rồi tẩm với mật ong
  • Cúc tần phơi khô
  • Đem tất cả nguyên liệu hãm nước rồi chia uống nhiều lần trong ngày. Trẻ em từ 1 tuổi trở lên uống 50ml mỗi ngày

bai thuoc nam chua hen suyen

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu: Lá cối xay, lá nhọ nồi

Cách dùng: Mỗi loại một nắm sắc uống thay nước trong ngày, uống liên tục đến khi lành bệnh.

Bài thuốc số 5

Nguyên liệu: Lá ngâu 40g, phèn chua 5g, bồ kết 5g

Cách dùng: Đem sắc các vị thuốc trên rồi uống liên tục trong 10 – 15 ngày.

Bài thuốc số 6

Nguyên liệu: Lá nhót 16g, lá táo 16g, vỏ quýt 6g, mần tưới 20g, phèn phi 5g, bồ kết 5g, bạc hà 16g.

Cách dùng: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 15 – 20 ngày rồi nghỉ một thời gian, sau đó lại uống tiếp đến khi thấy hết hẳn triệu chứng của bệnh. 

Bài thuốc số 7

Nguyên liệu: Hạt dành dành 20g, lá tỳ bà 100g

Cách dùng:

  • Hạt dành dành rang khô
  • Lá tỳ bà bỏ lông, lấy nhựa phơi khô
  • Đem sắc với đường phèn rồi chia uống nhiều lần trong ngày

Bài thuốc số 8

Nguyên liệu: Sả

Cách dùng: Sả dùng cả phần rễ, phơi khô trong bóng râm, rang vàng, sắc uống liên tiếp thay nước trong ngày cho đến khi khỏi hẳn các triệu chứng.

Bài thuốc số 9

Nguyên liệu: Hạt cải, rau răm

Cách dùng:

  • Hạt cải rang vàng, rau răm chắt lấy nước cốt
  • Đun nguyên liệu với đường hoặc mật ong rồi uống liên tục trong 10 ngày

Bài thuốc số 10

Nguyên liệu: cỏ tranh tươi

Cách dùng: Dùng 1 nắm cỏ tranh tươi sắc uống trong 3 – 5 ngày

Bài thuốc số 11

Nguyên liệu: củ gai 20g, đậu

Cách dùng: Ăn sống củ gai với đậu trong vòng 10 – 15 ngày sẽ thấy long đờm và giảm ho

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

5 loại lá cây chữa hen Suyễn

1. Lá xuân tiết

Lá xuân tiết được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn qua nhiều thế kỷ. Loại lá này có tác dụng giúp giãn phế quản và giải độc nhẹ. Hơn nữa, lá xuân tiết cũng làm giảm độ nhớt của chất nhầy nên giúp các triệu chứng ho đờm được kiểm soát tốt hơn.

2. Lá hẹ

Lá hẹ có hương vị hăng nồng, na ná giữa mùi tỏi và hành lá nên không nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, với người bệnh hen phế quản thì loại lá này mang đến những công dụng tuyệt vời. 

Trong lá hẹ có nhiều thành phần hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ adorin, allicin, sulfit,… giúp kháng sinh tự nhiên, điều trị các nguyên nhân gây hen phế quản. Bên cạnh đó, lá hẹ còn tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chữa lành các tổn thương do hen suyễn gây ra. 

Bạn có thể chữa bệnh hen suyễn bằng lá hẹ bằng các bài thuốc như: lá hẹ hấp gừng, lá hẹ hấp mật ong, lá hẹ hấp đường phèn, lá hẹ hấp nghệ tươi và chanh,…

3. Lá tía tô

Lá tía tô vốn nổi tiếng là một loại thảo dược để điều trị các triệu chứng cúm, cảm lạnh. Hơn thế, với tính ấm, vị cay, quy vào các kinh tâm và phế, lá tía tô còn có công dụng hạ khí, tiêu đờm, cực kỳ hữu ích với người mắc bệnh hen suyễn. 

Cách sử dụng lá tía tô chữa hen suyễn đơn giản nhất là bạn đun sôi với nước, sau đó sử dụng uống trong ngày. 

4. Lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn giúp điều trị hen phế quản hiệu quả. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng kháng histamin – một chất trung gian của phản ứng viêm nên giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự tiến triển của bệnh. 

Chữa hen phế quản bằng lá trầu không rất đơn giản. Bạn cho 7,8 lá trầu không và vài lát gừng vào cối giã nhuyễn. Sau đó thêm 1 bát con nước sôi, ngâm trong 10 phút rồi lọc lấy nước. Chia phần nước này thành 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn 30 phút. Sử dụng liên tục trong 1 tuần rồi ngừng 30 ngày rồi lại uống tiếp. 

5. Lá hen

Lá hen là một trong những loại lá có nhiều tác dụng trong việc điều trị hen suyễn. Những hiệu quả tuyệt vời mà lá hen mang lại như:

  • Khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp mở rộng đường thở, cải thiện các triệu chứng khó thở
  • Chống lại oxy hoá, dọn dẹp các gốc tự do, hạn chế tình trạng tổn thương phổi
  • Hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn, hỗ trợ các bệnh lý về đường hô hấp

Lưu ý: Một số loại lá cây có thể tương tác với các thuốc điều trị hen suyễn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của nhau, thậm chí có thể gây ra độc tính. Do đó người bệnh không tự ý sử dụng khi không có sự cho phép của các bác sĩ chuyên môn. Hãy đến các cơ sở uy tín, chất lượng để thăm khám và lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh hen suyễn. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc nam mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh là các bạn phải lắng nghe tư vấn từ bác sĩ và kiên trì. Hãy lựa chọn những đơn vị uy tín, chất lượng để có được những bài thuốc chữa bệnh phù hợp nhất với triệu chứng bệnh của bạn nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top