200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Giải đáp: Bệnh Bạch Biến có lây không?

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bạch biến là bệnh lý làm mất hoặc suy giảm sắc tố da, từ đó các vùng da bị ảnh hưởng sẽ có nhạt màu hơn so với vùng da bình thường. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng liệu bệnh Bạch Biến có lây không? có nguy hiểm không? CCRD sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc ngay trong bài viết này.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Bệnh Bạch Biến có lây không?

bệnh bạch biến có lây không

“Bệnh bạch biến có lây không?” là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Bệnh bạch biến xuất hiện là do có sự sai sót trong quá trình sản xuất sắc tố da melanin chứ không phải do nhiễm trùng hay bất kỳ một virus nào gây nên.

Thực chất đây chỉ là một rối loạn sắc tố xảy ra trên tế bào da của người. Do đó, bệnh bạch biến không thể lây truyền qua những tiếp xúc vật lý thông thường dù bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể. 

Một người mắc bệnh bạch biến vẫn có thể bắt tay, nắm tay, ôm, hôn, ăn uống,… với người khác một cách bình thường mà không lo lây truyền cho họ. Vậy bạn đã có thể trả lời được câu hỏi “bệnh bạch biến có lây không?”

Tuy nhiên, lại có bằng chứng cho thấy bệnh có tính di truyền qua các thế hệ. Nhưng không phải tất cả những đứa con của những người mắc bệnh đều sẽ bị bệnh và cũng rất khó để dự đoán được xác suất mắc bệnh ở đứa trẻ có bố hoặc mẹ bị bạch biến.

Tóm lại câu trả lời cho câu hỏi “bệnh bạch biến có lây không?” chính là: không, bệnh bạch biến chỉ có tính di truyền qua các thế hệ.

Xem thêm

Chi tiết những hình ảnh của bệnh Bạch Biến

Bệnh Bạch Biến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng

Top 6 bài thuốc Đông Y chữa bệnh Bạch Biến hiệu quả

Bệnh Bạch Biến có nguy hiểm không?

Trên thế giới có khoảng 1% dân số mắc phải tình trạng bạch biến. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những mảng da bị mất sắc tố, vùng da ấy sẽ sáng màu hơn vùng da xung quanh bình thường. 

Bệnh bạch biến không lây nhiễm và cũng không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ thường tự ti về ngoại hình, phải chịu nhiều cái nhìn tò mò từ người khác, từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người bệnh.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến là gì?

Vẫn chưa thể xác định rõ được nguyên nhân gây ra bạch biến. Một yếu tố có khả năng liên quan đến bệnh bạch biến đó là có các gen NLRP1 và PTPN22.

Theo đa số các nhà nghiên cứu, bệnh bạch biến là một rối loạn tự miễn bởi vì cơ thể đang tấn công vào chính tế bào của mình. Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết rõ cơ chế của quá trình tấn công này. 

Cũng tồn tại một rối loạn tự miễn khác ở khoảng 20% những người mắc bệnh bạch biến. Tùy thuộc vào nơi sinh sống, những rối loạn này có thể là:

  • Xơ cứng bì, rối loạn của các mô liên kết bên trong cơ thể
  • Lupus
  • Viêm tuyến giáp
  • Bệnh vẩy nến
  • Rụng tóc từng mảng hay có thể là hói đầu
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 1
  • Thiếu máu ác tính, suy giảm khả năng hấp thu vitamin B12 
  • Bệnh Addison (Suy tuyến thượng thận)
  • Viêm khớp dạng thấp

Một số chuyên gia cho rằng bệnh bạch biến có thể xuất hiện khi:

  • Bị cháy nắng hoặc bị những vết cắt nghiêm trọng
  • Tiếp xúc với môi trường chất độc và hóa chất
  • Mức độ stress cao

Mắc bệnh Bạch Biến có chữa được không?

Bệnh bạch biến điều trị phụ thuộc vào mức độ các mảng da bị mất sắc tố nhiều hay ít. Việc điều trị tại chỗ có thể sẽ khó mang lại kết quả tốt như mong muốn nếu có hơn 5–10% da trên cơ thể bị ảnh hưởng.

Hiện nay thì vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể loại bỏ hết các mảng da bị mất sắc tố đã xuất hiện trên da. 

Những cách chữa bệnh bạch biến thường được áp dụng hầu hết là ngăn chặn các mảng da mất sắc tố lan rộng, làm cho khó  nhận ra sự chênh lệch màu sắc giữa vùng da bị bạch biến và vùng da bình thường.

Một số phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị bạch biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ như corticoid hay tacromilus.
  • Dùng quang hóa trị liệu ( liệu pháp dùng một số bước sóng nhất định của tia cực tím UVB hay UVA kết hợp với uống thuốc psoralen để kích thích sản xuất sắc tố).
  • Che đi vùng da bị ảnh hưởng bằng mỹ phẩm
  • Bảo vệ da tránh khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách dùng kem chống nắng
  • Trong trường hợp bạch biến xuất hiện quá nhiều trên da, sẽ áp dụng cách giảm sắc tố vùng da bình thường để đồng nhất màu da.
  • Tiến hành phẫu thuật ghép da từ vùng da bình thường cho những vùng da bị mất sắc tố
  • Dùng các bài thuốc đông y để chữa bạch biến là cách cực kì hiệu quả, giúp sắc tố da đồng đều và làm giảm các mảng da ảnh hưởng do bạch biến gây ra.

Lời kết

Bạch biến gây tự ti nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chúng ta đã trả lời được câu hỏi “bệnh bạch biến có lây không?”

Đây không phải là bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không có khả năng lây từ người sang người nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Ngoài ra, hiện nay cũng đã có những phương pháp trị bạch biến nên bạn có thể lựa chọn những cơ sở uy tín để đến thăm khám và theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top