Bạch biến là một loại bệnh về da liễu thường hay gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi đi màu da. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa bệnh bạch biến và bệnh bạch tạng, đây là hai dạng bệnh khác nhau.
Và để tìm hiểu bệnh bạch biến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đúng, CCRD mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
TỔNG QUAN
Xem thêm
Chi tiết những hình ảnh của bệnh Bạch Biến
Top 6 bài thuốc Đông Y chữa bệnh Bạch Biến hiệu quả
9 Địa chỉ Bệnh Viện Phòng Khám chữa bệnh bạch biến tốt ở TP HCM và Hà Nội
1. Bệnh Bạch Biến là gì?
Bệnh Bạch Biến là loại bệnh về da do rối loạn sắc tố với các đám da làm giảm đi hoặc mất sắc tố ở da. Có thể gặp ở một số vị trí trên cơ thể, chẳng hạn như ở vùng mặt, bộ phận sinh dục hay cẳng tay
Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kì độ tuổi nào và thường xuất hiện phổ biến ở người trẻ. Bệnh Bạch Biến phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu.
2. Tỷ lệ mắc bệnh Bạch Biến
Theo một nghiên cứu nước ngoài cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở người nam và người nữ lần lượt là 32,5%, 67,5%. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có một số liệu chính xác tỷ lệ mắc bệnh ở người Việt Nam. Bệnh có tính chất gia đình (di truyền) khoảng 30% các trường hợp.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Bạch Biến cao
Phổ biến nhất là những bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi và trong đó có hơn 50% trường hợp mắc bệnh vào trước độ tuổi 20. Ngoài ra còn có những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Bạch Biến cao như:
- Người đang có bệnh u ác tính (một loại về ung thư da)
- Tiền sử về các bệnh miễn dịch khác
- Có những thay đổi cụ thể trong gen của người bệnh được cho là có liên quan đến bệnh Bạch Biến
NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG
1. Triệu chứng bệnh Bạch Biến
Người mắc căn bệnh Bạch Biến sẽ có một số triệu chứng rõ rệt như sau:
- Thương tổn da: Trên da sẽ xuất hiện các vết mất sắc tố hình tròn hay là hình bầu dục, giới hạn rõ và có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, vùng xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường.
- Thể bạch biến toàn thân: Đây là một thể phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và thường có tính chất đối xứng
- Thể bạch biến khu trú: Chỉ xảy ra ở một vài số vị trí trên cơ thể
- Thể bạch biến phân đoạn: Thường xuất hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Tại thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn và chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.
- Các triệu chứng khác: Bệnh khởi phát từ từ nên rất khó nhận thấy, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh xuất hiện một cách nhanh chóng. Một số ít bắt đầu căn bệnh này là giai đoạn bị đỏ da hoặc một số vùng da bị viêm tấy hơi cao hơn mặt da và biến đi nhanh chóng rồi sau đó mới xuất hiện các vết mất sắc tố da.
2. Nguyên nhân của bệnh Bạch Biến
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu về bệnh Bạch Biến vẫn chưa tìm ra chính xác căn nguyên của loại bệnh này. Tuy nhiên, họ chắc chắn một điều chính là bệnh Bạch Biến xuất hiện khi số lượng cũng như chất lượng của tế bào sắc tố ở trên da đã bị suy giảm đi đáng kể. Có một vài giả thuyết đưa ra rằng căn bệnh này có thể là do sự ảnh hưởng của chứng tự miễn hoặc là do gen di truyền trong gia đình.
Bên cạnh đó, bệnh Bạch Biến còn được cho là do có sự đột biến gen DR4, B13 hoặc gen BW35 của HLA. Những tự kháng thể sẽ xem những tế bào sắc tố ở trên da như là những kháng nguyên và ngăn chặn chúng. Và chính điều này làm cho các tế bào sắc tố bị phá hủy cũng như làm cho quá trình sản xuất các sắc tố melanin bị suy giảm đi đáng kể.
CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
1. Chẩn đoán bệnh Bạch Biến như thế nào?
Việc chẩn đoán bệnh Bạch Biến chủ yếu dựa vào việc khai thác thông tin tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi sự tình bệnh sử nhằm để loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định để làm thêm một số xét nghiệm như:
- Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn
- Cho bệnh nhân xét nghiệm máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn như thiếu máu hoặc đái tháo đường
- Xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin nhằm để phát hiện các bệnh khác kèm theo
2. Hướng điều trị bệnh Bạch Biến
Tây Y
- Sử dụng thuốc bôi Corticosteroid để phối hợp với các trị liệu như laser CO2, dẫn xuất vitamin D3… để đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn nhất là những trường hợp bị bạch biến khu trú
- Sử dụng thuốc chống nắng
- Sử dụng nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như chế phẩm có chứa psoralen như meladinin, melagenina kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương
Đông Y
Hiện nay, phương pháp Đông Y với việc sử dụng các bài thuốc đem lại hiệu quả cao và không có nhiều tác dụng phụ được nhiều người tin dùng. Một số bài thuộc phổ biến như:
- Bài thuốc theo thể huyết táo
- Chuẩn bị: Ngũ vị 9 hạt, qua lâu 2g, thiên môn 6g, hồng hoa 1g, đào nhân 2g, thăng ma 0,8g, hoàng cầm 2g và mạch môn 4g
- Thực hiện: Đem thuốc đi sắc uống, mỗi ngày dùng 1 tháng và dùng duy trì trong vòng 6 tháng
- Bài thuốc theo thể phong thấp
- Chuẩn bị: Phòng phong, uy linh tiên, bạch phụ, độc hoạt, cam thảo và khổ sâm
- Thực hiện: Đem sắc uống hoặc tán bột làm hoàn
Lời khuyên: Không nên tự ý sử dụng những bài thuốc này, mà nên đến các cơ sở uy tín để theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn.
So sánh 2 phương pháp Tây Y và Đông Y
Tây Y | Đông Y |
Ưu điểm
Hiệu quả tức thì Nhược điểm Khó điều trị dứt điểm |
Ưu điểm
Điều trị tận gốc căn nguyên bệnh tình Nhược điểm Dùng thời gian lâu mới có kết quả |
PHÒNG NGỪA BỆNH BẠCH BIẾN NHƯ THẾ NÀO?
Để phòng ngừa bệnh bạch biến chúng ta cần biết những điều dưới đây:
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học
- Tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ khi khám bệnh
- Thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe
- Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, bia rượu
- Khi ra ngoài đội mũ rộng vành, đeo kính hay mặc quần dài
- Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng tầm khoảng 30 phút kể cả khi trời râm
Lời kết
Bài viết cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về bệnh bạch biến, hy vọng bài viết giúp bạn đọc có thêm sự hiểu biết rõ bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.