200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh chàm có lây không và những thông tin quan trọng về bệnh chàm

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema là một trong những bệnh lý về da phổ biến, được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy bệnh chàm có lây không cùng một số câu hỏi khác mà người bệnh đang thắc mắc, sẽ được chúng tôi chia sẻ tất cả thông tin qua bài viết dưới đây.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Xem thêm:

10 kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm trong dân gian an toàn

Bệnh chàm (eczema) là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

9 Phòng Khám chữa bệnh chàm tốt ở TP.HCM và Hà Nội

8 Bác sĩ khám chữa bệnh chàm tốt ở TP.HCM và Hà Nội

Một số câu hỏi về bệnh chàm

Bệnh chàm có lây không?

Theo các nhà khoa học, bệnh chàm không phải là một bệnh truyền nhiễm giữa con người. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm có thể do tác động của gene và môi trường sống, không liên quan đến việc lây nhiễm.

benh cham co lay khong

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự đột biến gene có liên quan đến việc sản xuất protein filaggrin, một loại protein quan trọng trong việc duy trì hàng rào bảo vệ da. Khi gene sản xuất filaggrin bị đột biến, cơ thể sẽ không đủ chất này để xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, dẫn đến việc mất nước và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.

Người bị bệnh chàm da có dễ bị nhiễm trùng không?

Khi bệnh chàm tái phát, những tổn thương da không được điều trị kịp thời có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và tụ cầu vàng phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da. Vì vậy, để tránh những rủi ro sức khỏe khác, người bệnh cần chữa trị bệnh chàm đầy đủ ở mỗi lần tái phát.

Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh chàm có thể đạt được kết quả cao và an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh.

Bệnh chàm có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh chàm không đe dọa tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và học tập của người bệnh.

benh cham co nguy hiem khong

Bên cạnh đó, bệnh kéo dài trong nhiều năm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và làm nặng tình trạng bệnh của người bệnh, bao gồm: Dị ứng, bệnh tự miễn, bệnh tim, nhiễm trùng, các vấn đề về mắt, tâm thần kinh, tác động đến lối sống, kinh tế và xã hội,…

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Bệnh chàm không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được. Điều trị bệnh nhằm giảm các triệu chứng như cơn ngứa, mảng vảy, khô nứt da, giảm thiểu các cơn tái phát cấp tính và bội nhiễm của bệnh.

Do đó, để có thể kiểm soát được bệnh chàm, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn khám và điều trị bởi các bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm 

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh chàm nhưng thường chủ yếu đến từ những tác nhân bên ngoài môi trường như: Căng thẳng, nguồn thức ăn, thời tiết,…

nguyen nhan benh cham

  • Thời tiết làm ảnh hưởng đến da: Môi trường nóng bức hay quá lạnh, không khí quá khô hoặc ẩm thấp đều là các nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm
  • Căng thẳng: Khi căng thẳng, nội tiết tố trong cơ thể sẽ tăng hoặc giảm. Điều đó sẽ làm bùng phát bệnh chàm do sự thay đổi làm ảnh hưởng đến cảm xúc người bệnh
  • Tình trạng nhiễm khuẩn: Viêm là một triệu chứng của bệnh chàm, vì vậy nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus có hại trong môi trường là rất cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chất liệu quần áo: Sử dụng chất liệu len hoặc vải tổng hợp có thể gây ra các vấn đề về da, bao gồm cả tình trạng kích ứng của bệnh chàm. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, sự ma sát của chất liệu này với da có thể gây ra cảm giác khó chịu đối với những người bị bệnh chàm.
  • Thức ăn làm kích hoạt bệnh chàm: Một số loại thực phẩm có thể gây ra các trường hợp dị ứng và kích hoạt bệnh chàm, bao gồm sữa, hải sản, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ngọt hay thức ăn nhanh.

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến của bệnh chàm bao gồm: Da khô, da bị nhiễm trùng và ngứa rát,  có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể như tay chân, bẹn, trán. Ngoài ra, bệnh chàm có thể được truyền từ cha mẹ sang con trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc bệnh chàm thì khả năng con bị mắc bệnh cũng rất cao.

Cách điều trị bệnh chàm an toàn, hiệu quả

Điều trị bằng thuốc Tây y

Phương pháp điều trị bệnh chàm phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc Tây. Thuốc Tây giúp giảm triệu chứng viêm, cải thiện làn da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả trong điều trị bệnh chàm.

thuoc tay chua benh cham

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây chỉ có thể ngăn ngừa bệnh tái phát trong một thời gian ngắn. Không những thế, nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm đến gan, thận,…

Thuốc Nam từ dân gian chữa bệnh chàm an toàn

Theo các chuyên gia, nhiều bệnh nhân thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, thường tìm đến các bài thuốc dân gian được làm từ các nguyên liệu quen thuộc. Dưới đây là một số phương pháp chữa chàm tại nhà phổ biến:

  • Sử dụng lá trà xanh: rửa sạch khoảng 100gr lá trà xanh, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Đun sôi lá trong khoảng 10 phút và để nguội. Đắp lên vùng da bị chàm, chà nhẹ nhàng và tránh để vỡ mụn nước.
  • Sử dụng muối trắng: rang 1-2 nắm muối hạt trong khoảng 10 phút, để nguội và giã nhỏ. Sau đó, đắp lên vùng da bị chàm và kiên trì áp dụng trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
  • Sử dụng lá ổi: ngâm lá ổi với nước muối loãng, đun sôi và để nguội. Sau đó, đắp nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm để giảm ngứa và mẩn đỏ.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Đông y hiệu quả, an toàn

Đông y phân loại bệnh chàm theo nguyên nhân gây ra, bao gồm thấp nhiệt, phong nhiệt và chàm mãn tính. Các bài thuốc Đông y không chỉ giảm các triệu chứng tạm thời mà còn chữa khỏi bệnh gốc.

thuoc-sac-dang-thang-tai-phong-kham-yhct-sai-gon

Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn hiện đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn bài thuốc Đông y trị chàm. Với những đặc tính tối ưu hiệu quả điều trị, bài thuốc này đem lại sự yên tâm và tin cậy cho người bệnh.

Một số mẹo phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Để ngăn ngừa bệnh chàm hoặc giảm các triệu chứng, có một số mẹo đơn giản sau đây:

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột.
  • Duy trì không khí mát mẻ để giảm ngứa và quá nóng.
  • Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thường xuyên để tăng tuần hoàn và giảm căng thẳng.
  • Tránh mặc trang phục bằng các chất liệu dễ xước như len, vải bố, v.v.
  • Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
  • Nếu trẻ có nguy cơ bị bệnh chàm do tiền sử gia đình, nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời hoặc lâu hơn nếu có thể. Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ ít nhất đến 6 tháng (tốt nhất là 1 năm) khi bắt đầu thêm thực phẩm đặc biệt. Em bé cũng cần được bảo vệ khỏi các chất gây dị ứng tiềm ẩn như lông vật nuôi, ve và nấm mốc.

Vậy bệnh chàm có lấy không? Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc cũng như người bệnh đang gặp tình trạng về da, đặc biệt là bệnh chàm sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp, cũng như biết thêm nhiều thông tin về căn bệnh này nhé.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top