200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh chàm khô đầu ngón tay: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Chàm là một trong số những bệnh lý da liễu phổ biến đang gặp phải ở nhiều người. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả ở tay, chân hay đầu ngón tay, đầu ngón chân. Vậy bệnh chàm khô đầu ngón tay là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ sau nhé!

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Xem thêm:

10 kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm trong dân gian an toàn

Bệnh chàm (eczema) là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

9 Phòng Khám chữa bệnh chàm tốt ở TP.HCM và Hà Nội

8 Bác sĩ khám chữa bệnh chàm tốt ở TP.HCM và Hà Nội

Bệnh chàm khô đầu ngón tay là gì?

Chàm khô ở đầu ngón tay, hay chàm tay, là một dạng tổn thương da gây rối loạn bề mặt da. Nó khiến cho da ở vùng đầu ngón tay của bạn trở nên bong tróc, nứt nẻ và cảm thấy khó chịu. Tình trạng thường tái phát và dễ trở thành một căn bệnh mãn tính.

benh cham kho dau ngon tay la gi

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh ngoài da phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, chiếm khoảng 20% tổng số các bệnh ngoài da. Da vùng bàn tay và ngón tay không quá mỏng so với các vùng da khác, nhưng lại tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố kích ứng, từ đó tăng nguy cơ bùng phát chàm khô.

Vậy bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không?

Bệnh chàm khô đầu ngón tay ở bé sẽ có mức độ nghiêm trọng nhiều hơn ở người lớn. Bởi da của các bé thường nhạy cảm, cơ địa yếu nên nguy cơ bội nhiễm sẽ cao hơn.

Một số người bệnh cho biết, họ thực sự cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt, công việc cũng như giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt hơn hết, tình trạng này còn gây mất thẩm mỹ trầm trọng.

Vậy bệnh chàm khô có thực sự nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ là có nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì khi các tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng, chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm hoặc vi khuẩn gây hại. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm da, gây ra các tổn thương nghiêm trọng và khó chữa trị, do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.

Nếu không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan sang toàn bộ cơ thể và gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Nguyên nhân

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

nguyen nhan gay ra benh cham kho o tay

  • Tiếp xúc với các chất kích ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chàm khô ở đầu ngón tay. Vì vùng da này tiếp xúc trực tiếp với các chất như nước rửa chén, bột giặt, thuốc tẩy và các chất khác.
  • Thời tiết lạnh, hanh khô: Điều kiện thời tiết khô hanh và lạnh cũng là một nguyên nhân khiến da ở các đầu ngón tay dễ bị khô và gây ra chàm khô.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay cũng có thể do yếu tố di truyền gây ra, đặc biệt nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
  • Tiếp xúc với các chất dị ứng: Đôi khi, da ở đầu ngón tay có thể phản ứng với các chất dị ứng, gây ra chàm khô và ngứa.
  • Một vài yếu tố gây bệnh khác như: Vấn đề vệ sinh không đảm bảo; dị ứng; da khô, mẫn cảm; rối loạn trao đổi chất;…

Các nguyên nhân này có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh chàm khô ở đầu ngón tay và gây ra các triệu chứng khó chịu, như da khô và ngứa.

Triệu chứng

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm khô bao gồm:

trieu chung benh cham kho dau ngon tay

  • Ngứa và phù nề: Ở giai đoạn đầu của bệnh, các đầu ngón tay xuất hiện các mảng da hồng, tấy đỏ và phù nề gây ngứa ngáy và khó chịu.
  • Nổi mụn nước: Khi bệnh phát triển, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nổi mụn nước nhỏ li ti ẩn bên dưới vùng da của đầu ngón tay.
  • Da khô, bong tróc và nứt nẻ: Khi các mụn nước vỡ, chất dịch sẽ tiết ra và sau đó khô lại, đóng vảy làm da khô, bong tróc và nứt nẻ.

Cách điều trị bệnh chàm khô ở đầu ngón tay an toàn, hiệu quả

Mẹo chữa bệnh chàm khô theo dân gian

Các phương pháp dân gian chữa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay dưới đây đã được nhiều người áp dụng thành công và có hiệu quả, bao gồm:

chua benh cham kho dau ngon tay bang meo dan gian

  • Khoai tây: Hấp chín một củ khoai tây, nghiền thành dạng nhuyễn và đắp lên các đầu ngón tay bị tổn thương. Dùng gạc băng để giữ khoảng 20 phút.
  • Dầu dừa: Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da đang bị tổn thương và massage nhẹ nhàng trong 15 – 20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
  • Nha đam: Bóc lá nha đam, lấy gel bên trong và thoa lên vùng da bị chàm khô. Đắp trong khoảng từ 15 – 20 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch.
  • Dưa leo: Thái lát mỏng từ một quả dưa leo tươi, đắp lên các đầu ngón tay bị chàm khô và để trong khoảng từ 20 – 30 phút.

Lưu ý:

  • Những phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp chàm khô nhẹ và có thể giúp bổ sung độ ẩm cho da, giảm triệu chứng khô, bong tróc, và ngứa ngáy.
  • Khi có bất kỳ vấn đề bất thường nào xuất hiện, người bệnh nên ngưng sử dụng ngay lập tức và tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chăm sóc.

Chữa chàm khô đầu ngón tay bằng Y học hiện đại (Tây y)

Phương pháp điều trị Tây y cho bệnh chàm khô thường bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như:

  • Hydrocortisone để giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc Corticosteroids hoặc thuốc sát trùng, kháng sinh nếu cần thiết.
  • Sản phẩm dưỡng ẩm cũng có thể được sử dụng để giảm tình trạng khô da.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị và sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng da, kích ứng dạ dày, và ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Chữa chàm khô đầu ngón tay bằng Y học cổ truyền (Đông y)

Theo Đông y, bệnh chàm khô đầu ngón tay được xếp vào nhóm bệnh viêm da mãn tính. Căn nguyên gây bệnh có thể do các yếu tố phong hàn, thấp, nhiệt trong đó phổ biến nhất là phong gây ra. Khi phong xâm nhập vào cơ thể lâu ngày sẽ sinh ra nhiệt, dẫn tới huyết táo, không sinh dưỡng được da gây ra tình trạng da khô, bong tróc và hình thành bệnh.

chua benh cham kho dau ngon tay bang dong y

Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc bằng cách tăng cường giải độc cơ thể để loại bỏ các yếu tố căn nguyên làm khởi phát bệnh, từ đó khắc phục các triệu chứng chàm khô.

Y học cổ truyền sử dụng nhiều loại vị thuốc đặc trưng như: Tang bạch bì, bạch linh, kim ngân, đỗ trọng, mò trắng, đơn đỏ, ô liên rô, ké đầu ngựa,… để giải độc, hoạt huyết, giải cải thiện bệnh từ bên trong và thanh nhiệt, trừ thấp. Kết hợp các vị thuốc này còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát nghiêm trọng.

Lưu ý:

  • Việc sử dụng thuốc Đông y để trị chàm khô là một phương pháp an toàn, lành tính, tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định và đơn thuốc của thầy thuốc.
  • Để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách, đều đặn và trong thời gian dài, đồng thời tuân thủ các quy định mà bác sĩ đã đề ra.

Lưu ý khi điều trị chàm khô đầu ngón tay

Để cải thiện tình trạng chàm khô, ngăn ngừa bùng phát nghiêm trọng, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau đây trong sinh hoạt và chăm sóc da, bất kể phương pháp điều trị nào được áp dụng:

luu y chua benh cham kho dau ngon tay

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn uống đúng bữa, đầy đủ chất
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất trong bữa ăn, đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem dưỡng mềm da.
  • Mặc đồ thoáng, rộng rãi, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn và ô nhiễm.
  • Sử dụng găng tay, đi ủng và mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa, và các chất có hại khác.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc có chứa chất kích thích như thức ăn nhanh, thức ăn vặt, cà phê, rượu bia, vv.
  • Khi tắm rửa, sử dụng nước ấm và tránh dùng nước quá nóng để tránh da bị khô, nứt và đau rát.
  • Hạn chế cào gãi và tránh làm tổn thương và nhiễm trùng vùng da bệnh.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc kết hợp bừa bãi khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Để phòng ngừa và điều trị bệnh chàm khô ở tay, đặc biệt là đầu ngón tay, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc với chúng. Dưới đây là một số mẹo thông minh giúp bạn ngăn ngừa bệnh chàm ở tay như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước nóng và xà phòng. Sử dụng máy rửa chén nếu có thể và rửa tay bằng nước ấm và xà phòng không mùi.
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa tay và thường xuyên thoa kem trong suốt cả ngày. Tìm kiếm sản phẩm dưỡng da tay chứa chất làm ẩm hoặc làm mềm.
  • Tránh sử dụng các loại xà phòng kháng khuẩn, chúng gây kích ứng da nhiều hơn là giúp bảo vệ da tay. Sử dụng chất tẩy rửa tay khô thay vì chất có cồn và hóa chất để tránh gây kích ứng.
  • Chăm sóc các vết khô, nứt hoặc vết cắt trên da, không để các hóa chất tiếp xúc với chúng và gây kích ứng.

Vừa rồi là một số thông tin cần thiết và hữu ích về bệnh chàm khô đầu ngón tay cũng như một vài gợi ý trong cách điều trị. Khi phát hiện mắc bệnh, bạn nên tìm đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám cũng như chữa trị kịp thời để tránh các tác hại về sau.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top