Hiện nay có khoảng 1 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh động kinh (giật kinh phong). Đây là một bệnh lý khá phổ biến, tuy không hề khó chữa, nhưng cần phải được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.
Hiểu được điều đó nên CCRD đã tổng hợp thông tin về bệnh động kinh: Dấu hiệu nhân biết và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh là một bệnh lý mãn tính do sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt động của não bị thay đổi.
Kích thích một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiếm soát.
Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau dẫn đến các cơn co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác, thậm chí có lúc người bệnh còn bị mất nhận thức.
Xem thêm
7 Bác sĩ chữa động kinh giỏi tại TP.HCM và Hà Nội
6 Địa chỉ chữa động kinh uy tín tại TP.HCM và Hà Nội
Phương Pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng đông y và tây y khác nhau thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến động kinh
Có nhiều trường hợp không thế xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh động kinh :
- Di truyền: Một số loại động kinh có thể di truyền cho thế hệ sau.
- Do bệnh lý ở não bộ: Khối u trong não, đột quỵ có thể gây động kinh. Trong đó đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây động kinh ở người trên 35 tuổi.
- Chấn thương đầu: Khi bị chấn thương ở đầu người bệnh có thể bị động kinh sau đó.
- Chấn thương từ bào thai: Khi còn ở trong bụng mẹ, một số nhiễm trùng ở mẹ, sự thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy có thể khiến thai nhi bị động kinh.
- Nhiễm trùng: Một số nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não di virus, bệnh AIDS có thể gây động kinh.
- Rối loạn phát triển: Một số bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh có thể dẫn đến động kinh.
- Tai biến mạch não
- U não nguyên phát hoặc thứ phát
- Nhiễm độc chuyển hóa
Triệu chứng phổ biến của bệnh động kinh
Các triệu chứng của bệnh động kinh bao gồm:
- Lú lẫn tạm thời.
- Mất ý thức hoặc nhận thức.
- Co giật không kiểm soát ở tay và chân hoạc toàn bộ cơ thể
- Co cứng
- Nhìn chằm chằm vào khoảng không. Mất ý thực hoặc nhận thức
- Té ngã hay ngã quỵ xuống.
- Cảm thấy sợ hãi, lo lắng một cách thái quá. Thấy hiện tượng Dejavu (cảm giác lạ hoặc mùi vị khác lạ)
- Bất tỉnh và không nhớ chuyện gì đã xảy ra sau cơn động kinh.
Đối tượng dễ mắc bệnh động kinh
Bất kì ai đều có thể bị mắc bệnh động kinh, dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Độ tuổi: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh;
- Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống, viêm màng não…
- Những bệnh gây tổn thương não: xuất hiện những khối u trong não hoạc từng bị đột quỵ, các bệnh về mạch máu;
- Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
- Chấn thương trước khi sinh: mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… dấn đến chứng động kinh
- Những em bé bị sốt giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.
- Thói quen không tốt: sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy
Cách điều trị bệnh động kinh
Điều trị động kinh bằng thảo dược
Những loại thảo dược được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh động kinh là: cây tầm gửi, hoa mẫu đơn…
Lưu ý: thảo dược có thể làm giảm chứng co giật ở bệnh nhân động kinh nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thảo dược có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Không nên tự ý điệu trị bằng thảo dược vì có thể gặp phản ứng phụ nghiệm trọng hoặc biến bệnh trầm trọng hơn.
Vitamins
Có những loại Vitamin có khả năng làm giảm số lần co giật do bệnh động kinh gây ra. Nhưng lại có những loại vitamin phải dùng chung với loại thuốc khác.
Lưu ý: khi bổ sung vitamin bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng ngộ do dùng quá liệu hoặc tương tác với các loại thuốc khác
Vitamin B6
khi em bé còn trong bụng mẹ và cơ thể không thể chuyến hóa Vitamin B6 đúng cách sẽ gây ra bệnh co giật phụ thuộc pyridoxine và B6 được dùng để điều trị dạng động kinh hiếm gặp này.
Y học vẫn chưa nghiên cứu việc bổ sung Vitamin B6 có mang lại lợi ích cho người mắc các loại động kinh khác hay không.
Vitamin E
Vitamin giúp chống Oxy hóa và kiếm soát một số triệu chứng của bệnh động kinh. cũng như các loại vitamin khác, chỉ nên bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ
Các loại vitamin khác
Thuốc điều trị động kinh có thể khiến bệnh nhân thiếu hụt Biotin hoặc Vitamin D. Có thể bác sĩ sẽ khuyên người bệnh bổ sung Vitamin nhằm kiểm soát tình trạng.
Đối với trẻ sơ sinh bị co giật vì thiếu Folate thì sẽ được bác sĩ hướng dẫn bổ sung theo chỉ định. Còn đối với người bệnh động kinh và thiếu hụt Folate, nếu tự ý bổ sung sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Vì vậy bệnh nhân nên bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phản ứng phụ nghiêm trọng.
Magie
Theo một kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Động kinh năm 2012, Magie có tác dụng kiểm soát bệnh động kinh và bổ sung Magie có thể làm giảm các cơn động kinh.
Khi cơ thể thiếu hụt Magie nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ co giật của người bệnh.
Điều trị động kinh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có thể tác động đến số lần xảy ra co giật do động kinh. Người bệnh được khuyến khích áp dụng chế độ ăn ít Carb, ít Protein theo kiểu Keto.
Chế độ ăn Ketogen thường được áp dụng với trẻ em bị động kinh vì được xem là biến pháp điều trị bổ sung giúp giảm co giật.
Lưu ý: đây chỉ là biện pháp tạm thời để kiểm soát bệnh. Bệnh nhân vẫn cần phải điều trị bằng thuốc chống động kinh
Tự kiểm soát và phản hồi sinh học
Trên lý thuyết, nếu như bạn phát hiện ra dậu hiệu sắp xảy ra cơn động kinh bạn có thể ngăn chặn nó. Người bệnh động kinh cố gắng kiểm soát hoạt động não bộ của họ có thể giúp giảm tỷ lệ co giật.
Biểu hiện của bệnh động kinh thường xuất hiện khoảng 20 phút trước khi cơn động kinh diễn ra. Dấu hiệu phổ biến nhất là người bệnh ngửi thấy mùi bất thường, nhìn thấy ánh sáng lạ (dù đang ở trong môi trường bình thường) hoặc có tầm nhìn bị mờ.
Phương pháp tự kiểm soát giúp người bệnh ngăn chặn hoặc giảm cường độ của cơn động kinh khi nó xuất hiện.
Đối với phương pháp này, người bệnh cân phải có sự tập trung cao độ. Có thể tập kiểm soát bằng cách ngồi thiền, đi dạo hoặc tập trung cao độ vào một nhiệm vụ, công việc nào đó.
Ngoài tự kiểm soát thì còn có phương pháp phản hồi sinh học bằng cách sử dụng các cảm biến điện để thay đổi sống não.
Đối với bệnh nhân không thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc thông thường thì đây là một phương pháp đặc biệt hữu ích.
Phương pháp phản hồi sinh học thường được những chuyên gia vật lý trị liệu thường ưu tiên sự dùng phương pháp này khi lên kế hoạch điều trị cho người mắc bệnh đông kinh.
Lưu ý: bệnh nhân cần phải kiên trì và nhất quán khi quyết định chữa bệnh bằng cách này. Không được giảm, ngừng hoặc bổ sung bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Châm cứu và chỉnh hình thần kinh cột sống
Châm cứu giúp kiểm soát các cơn co giật bằng cách tăng trương lực giao cảm và thay đổi rối loạn chức năng tự chủ. Phương pháp chỉnh hình thần kinh cột sống còn giúp cơ thể tự chữa lành tổn thương.
Chúng ta đã cũng tìm hiểu Bệnh động kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị qua bài viết trên. Hầu hết các phương pháp trên đều chỉ mang lại tác dụng kiểm soát triệu chứng tạm thời.
Bệnh nhân mắc bệnh phải được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc trong suốt quá trình điều trị. Việc sử dụng, bổ sung hoặc thay thế các phương pháp ngoài thuốc do bác sĩ chỉ định phải hết sức cẩn trọng và cân nhắc bằng kiến thức y học.
Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp với bản thân và mau chóng hết bệnh hoặc kiểm soát được bệnh.