200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh gai cột sống là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng ,điều trị dứt điểm

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Hiện nay, bệnh gai cột sống có dấu hiệu tăng lên khá nhanh, nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều phải ám ảnh những cơn đau, khó chịu của nó.

Và để biết rõ hơn về bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị dứt điểm của bệnh này CCRD xin mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

bệnh gai cột sống là gì

TỔNG QUAN

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống hay còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống, là bệnh lý ở xương khớp. Hầu hết các vị trí trên xương sống đều có thể xuất hiện gai cột sống nhưng phổ biến nhất có thể nói là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Xem thêm

Chữa gai cột sống bằng diện chẩn là như thế nào?

9+ bài thuốc nam chữa gai cột sống hiệu quả

9+ cách chữa gai cột sống tại nhà giảm đau hiệu quả

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống?

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống như sau:

  • Những người làm những công việc nặng nhọc như bê hàng, khuân vác,…
  • Người mắc bệnh viêm khớp cột sống mãn tính
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Thường gặp ở những người cao tuổi, người bị lão hóa cột sống và lắng đọng canxi
  • Những người có thói quen đứng, ngồi hoặc nằm sai tư thế khiến cho vùng cột sống bị ảnh hưởng

3. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khuyến khích bạn đến gặp bác sĩ khi thường xuyên cảm thấy sưng tấy hoặc đau nhức ở vùng cổ, lưng, hông hay chân và gặp khó khăn mỗi khi cử động 

NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG

1. Nguyên nhân bệnh gai cột sống

Gai cột sống là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Gai cột sống xuất hiện vì những nguyên nhân sau đây:

  • Do thói quen sinh hoạt: Thói quen sinh hoạt như nằm, ngồi không đúng tư thế hay thường xuyên mang vác vật nặng sẽ gây tổn thương lên vùng cột sống
  • Do tuổi tác: Khi mà tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa dần, trong đó có cả phần gai cột sống
  • Do viêm khớp: Viêm xương khớp kích thước tế bào sẽ tạo thêm nhiều xương khiến cho bề mặt của xương bị nhô ra ngày càng nhiều hơn. Lượng xương dư thừa đó sẽ tạo điều kiện để hình thành các gai
  • Do chấn thương: Những chấn thương do các yếu tố nào đó mà tác động đến đến xương khớp đều sẽ ảnh hưởng đến xương một cách nghiêm trọng, lúc này xương sẽ tự tu bổ và hình thành nên các gai
  • Do thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống cũng nằm trong số những nguyên nhân gây nên gai cột sống. Gai được hình thành phát triển do sự biến đổi của các tổ chức ở xung quanh đĩa đệm và hình thái cột sống. Muốn loại bỏ hết đi phần gai xương thì phải chấm dứt được tình trạng thoái hóa cột sống

2. Triệu chứng bệnh gai cột sống

Nếu như bạn có các triệu chứng dưới đây thì khuyên các bạn hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời

  • Có các cơn đau kéo dài liên tục trên 6 tuần
  • Đau khi ngồi quá lâu, xoay người, cúi xuống,…
  • Bị mất cân bằng, người bệnh sẽ có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau
  • Đau nhức, ê ẩm vùng cổ, đau nhiều hơn khi cử động mạnh hoặc thay đổi thời tiết
  • Tê bì, nhức mỏi vai gáy hay bả vai
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi,chóng mặt, buồn nôn,…
  • Có dấu hiệu đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu

CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ

1. Các phương pháp chẩn đoán gai cột sống

Các phương pháp chẩn đoán gai cột sống sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh để từ đó có thể đưa cho bệnh nhân những hướng trị liệu hợp lý.

Bạn có thể tham khảo những phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Xét nghiệm điện học: Nhằm đo tốc độ thần kinh mà tín hiệu điện truyền về não hoặc các bộ phận khác như chân,tay. Thông qua phương pháp này bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ chấn thương ở các dây thần kinh cột sống
  • Xét nghiệm máu: Loại bỏ đi những nguyên nhân khác gây ra đau nhức cột sống
  • Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT scan): Nhằm để nhận biết được sự thay đổi trong cấu trúc xương, mức độ chèn ép dây thần kinh
  • Chụp X-quang: Nhằm phát hiện được vị trí của gai cột sống, mức độ cũng như tình trạng bệnh lý. Dựa trên hình ảnh chụp được, bác sĩ sẽ đánh giá dược những sự thay đổi của các khớp, sự tổn thương ở các khớp cũng như sự hình thành gai xương
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chẩn đoán gai cột sống bằng chụp cộng hưởng từ MRI sẽ xác định được thần kinh vùng cột sống có bị chèn ép không và lớp đĩa sụn có bị thương tổn hay không

2. Điều trị gai cột sống

Tây y

Khi bị gai cột sống, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc nhằm đi cơn đau của bệnh nhân như:

  • Acetaminophen hoặc paracetamol.
  • Ibuprofen.
  • Naproxen.

Tuy nhiên, bạn lưu ý thuốc chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau tạm thời. Thuốc giảm đau thường có những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng

  • Uống thuốc trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như dạ dày, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, loãng xương,…
  • Những người mẫn cảm với thành phần steroid sẽ gây ra phản ứng dị ứng

Y học cổ truyền

Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền từ thảo dược thiên nhiên có công dụng hỗ trợ và cải thiện tình trạng gai cột sống.

Đây có thể coi là cách điều trị gai cột sống khá phổ biến được nhiều lựa chọn tin dùng nhưng hiệu quả chỉ mang tính tạm thời.

Bên cạnh đó, có không ít những trường hợp bệnh nhân tự ý mua và sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến hậu quả là gây thương tổn gan thận, rối loạn chuyển hóa hay nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Vì thế, nên lưu ý kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khi mua để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

PHÒNG NGỪA BỆNH GAI CỘT SỐNG

Để phòng ngừa bệnh gai cột sống, cần phải lưu tâm những điều sau đây:

  • Bổ sung vitamin D, chất xơ và các thực phẩm lành mạnh trong các bữa ăn hằng ngày
  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, có thể nghỉ giải lao giữa giờ đi loanh quanh để giãn gân cốt
  • Tránh chơi những môn thể thao quá sức thể lực của bản thân
  • Tránh xa những thực phẩm gây tăng cân, hạn chế hút thuốc lá

Q & A

1. Gai cột sống có nguy hiểm không?

Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị sớm thì sự tồn tại của gai xương có nguy cơ tác động tiêu cực đến tủy sống và các dây thần kinh.

Từ đó dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm

  • Bại liệt mất khả năng lao động: Khi hệ thống bị chèn ép quá lâu các dây thần kinh sẽ dần mất chức năng vận động, lâu ngày dẫn tới nguy cơ bại liệt
  • Rối loạn tiền đình: Thường xuất hiện ở những người mắc bệnh gai đốt sống do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế
  • Và các biến chứng khác: Mất ngủ, vẹo cột sống, tăng hoặc hạ huyết áp,…

2. Gai cột sống có nên tập Gym không?

Với những bệnh nhân gai cột sống có thể tập Gym bình thường Tuy nhiên cần lưu ý các bài tập phải được thiết kế phù hợp với thể trạng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Không nên tập với cường độ cao, các bài tập nặng sẽ có nguy cơ khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn

3. Có nên uống canxi khi bị gai cột sống?

Canxi là hoạt chất giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi thương tổn ở các đốt xương sống. Thiếu hụt canxi thì các tế bào xương mới sẽ không được hình thành.

Bổ sung canxi sẽ giúp các thương tổn ở xương hồi phục, hạn chế đi được quá trình thoái hóa và đau nhức.

4. Gai cột số có giống bệnh thoát vị đĩa đệm?

Câu trả lời cho bạn sẽ là “Không”. Dù đều là dạng thoái hóa xương khớp ở cột sống, thế nhưng gai cột sống và thoát vị đĩa đệm là hai tình trạng khác nhau.

Trong khi thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài vị trí bình thường và chèn ép vào ống sống hoặc rễ thần kinh.

Thì với gai cột sống là bệnh thoái hóa xương khớp ở vùng cột sống, hình thành nên các gai xương ở bên ngoài hoặc hai bên cột sống. Bạn cần lưu ý kỹ điều này tránh nhầm lẫn

Lời kết

Trên đây là những thông tin bổ ích về căn bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị dứt điểm.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều nguồn kiến thức để có thể chia sẻ với những xung quanh bạn. Cảm ơn vì đã dành thời gian đọc bài viết này và đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top