200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh Gout có chữa được không? Phương pháp điều trị Gout hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Gout là bệnh lý về xương khớp ảnh hưởng đến toàn thân, gây đau nhức và phiền toái đến đời sống người bệnh. Hiện nay, bệnh Gout đang dần có dấu hiệu trẻ hóa và có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Vậy, bệnh Gout có chữa được không? Đây hẳn là câu hỏi mà nhiều người bệnh vẫn hay thắc mắc. Cùng CCRD tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Bệnh Gout là bệnh gì?

Bệnh Gout hay còn có tên gọi khác là Goutte (Pháp) hay Thống phong (Trung Quốc). Đây là tình trạng viêm khớp do quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến gia tăng sản xuất hoặc giảm bài xuất axit uric.

Biểu hiện của bệnh là khiến các khớp sưng đỏ, đau nhức đột ngột và dữ dội ở vị trí các khớp mắc bệnh, đặc biệt tại khu vực ngón chân cái, mắc các chân, cổ tay, bàn tay,…

Bệnh Gout thông thường sẽ tiến triển theo 2 giai đoạn:

  • Cấp tính: Các tình thể urat sắc nhọn lắng đọng và cọ xát vào niêm mạc khớp, khiến các khớp bị sưng đau và tấy. Giai đoạn này thường xảy ra khi người bệnh gặp căng thẳng, uống nhiều bia rượu hoặc ăn các chất nhiều đạm.
  • Mạn tính: Hạt Tophi xuất hiện xung quanh các khớp và trong thận, mô, cơ. Việc trị gout giai đoạn mạn tính cần phải kiểm soát nồng độ acid uric máu trong ngưỡng cho phép (dưới 360μmol/l (60mg/l) nếu chưa xuất hiện hạt tophi và dưới 320 μmol/l (50mg/l) nếu đã xuất hiện hạt tophi). Vì vậy, việc điều trị cần kéo dài và duy trì liên tục.

Bệnh gout có chữa được không?

Bệnh Gout có chữa khỏi được không là câu hỏi mà rất nhiều người luôn thắc mắc. Các loại thuốc điều trị bệnh Gout hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, chống viêm, kéo dài khoảng cách giữa các cơn đau, ngăn ngừa các đợt Gout tấn công làm bệnh tiến, hình thành sạn thận, u cục dưới da,…

Theo bác sĩ Đông y Nguyễn Thùy Ngoan, bệnh Gout nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nguy hiểm và khắc phục được. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển lâu không điều trị thì nồng độ axit uric sẽ tăng cao, dễ gây sỏi thận và làm ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao

Nam giới: Theo nhiều nghiên cứu, có hơn 80% người mắc bệnh Gout là nam và từ 40 tuổi trở lên. Do nam giới thường biết đến có xu hướng lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, tiêu thụ nhiều đạm động vật trong khẩu phần ăn, thói quen làm việc và chế độ sinh hoạt không lành mạnh…

Phụ nữ tiền mãn kinh: Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt như rối loạn hormone estrogen khiến thận khó bài tiết axit uric ra ngoài.

Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh Gout. Ngoài ra, người có tiền sử gia đình từng bị sẽ có nguy cơ cao hơn những người bình thường khác.

Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc có chứa salicylate, thuốc lợi tiểu,…

Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.

Mắc các bệnh lí nền khác: Suy thận và các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao.

Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như tăng huyết áp, tiểu đường…

Cách chữa bệnh Gout hiệu quả

Điều trị bằng Tây y

Để điều trị bệnh Gout, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc Tây có chứa các thành phần giảm Axit uric làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.

Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid

Dùng các nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen có thể điều trị được nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh nhân hạ được axit uric máu, cải thiện được cơn đau do bệnh Gout gây. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng Aspirin và thuốc giảm đau chứa axit acetylsalicylic sẽ khiến cơn đau của Gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc này thường bắt đầu với liều thấp và tăng dần khi người bệnh đã quen và sử dụng lâu. Bao gồm:

  • Thuốc Allopurinol: có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa ở da.
  • Thuốc probenecid: giúp làm tăng quá trình thải acid uric qua nước tiểu. Thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân không dung nạp allopurinol.
  • Thuốc uricozyme: làm tiêu acid uric: chuyển acid uric thành allantoine hòa tan.

Thuốc giảm acid uric máu

Một trong các loại thuốc điều trị tác động vào nguyên nhân gây bệnh là thuốc hạ axit uric máu. Do đó Allopurinol là nhóm thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định để giảm acid uric máu. Tuy nhiên thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn, đau đầu, sốt hoặc dị ứng nặng trên da… Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến và nghe theo chỉ định của của bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số nhóm thuốc tăng thải acid uric như Probenecid, Lesinurad… Bệnh nhân nên lưu ý, các nhóm thuốc này sẽ giúp tăng đào thải axit uric qua thận nên cần thận trọng với bệnh nhân suy thận và áp dụng với các biện pháp kiềm hóa nước tiểu.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh Gout bằng Đông y đang được nhiều người tin dùng do sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Các thảo dược chuyên dùng chữa bệnh Gout có tác dụng giảm đau, hạ axit uric máu hiệu quả. Dưới đây là một số các dược liệu thiên nhiên dân gian được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.

benh gout co chua duoc khong

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô

Trong Đông y, lá tía tô được xem như vị thuốc nam quý với nhiều công dụng chữa chữa bệnh khác nhau, trong đó có điều trị bệnh Gout. Trong lá tía tô có chứa thành phần hoạt chất có khả năng ức chế các enzyme xanthine oxidase, giúp giảm sự hình thành axit uric trong máu – là nguyên nhân chính gây nên bệnh Gout.

Chuẩn bị: chuẩn bị 1 nắm lá tía tô

Cách làm: mang lá tía tô rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó đem đắp lên vị trí khớp bị đau, sưng viêm khoảng 15 phút

Chữa bệnh gút bằng lá lốt

Lá lốt vốn là thành phần quen thuộc được dùng để chế biến các món ăn trong gia đình, tuy nhiên ít người biết được lá lốt còn có công dụng điều trị bệnh Gout vô cùng hiệu quả. Do bên trong lá lốt có chứa các hoạt chất chống oxy hóa như ancaloit, flavonoid, tinh dầu beta-caryophylen giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp và giảm cơn đau của bệnh.

Thành phần: 5-10g lá lốt khô hoặc 15-30g lá lốt tươi

Cách làm: Mang lá lốt rửa sạch rồi sắc chung với 2 chén nước cho đến khi thuốc cô đặc còn nửa chén thì tắt bếp, để nguội uống. Uống liên tục 10 ngày, sau bữa ăn tối để hiệu quả được phát huy.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: Bạch truột 12 g, bạch thược 12g, tỳ tải 16g, trạch tả 12g, chỉ xác 12g, xương truột 12g, cam thảo 4g, táo 3 quả, thanh bì 10g, bạch linh 12g, cát căn 12g, sinh địa 12 g.

Cách làm: chuẩn bị 5 chén nước, mang tất cả vào sắc đến khi còn 3 chén để dùng. Uống thành 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị: Cốt khí 20g, ngưu tất 12g, phòng phong 10g, hoàng bá 12g, thổ phục linh 20 g, xương truột 12g, mộc qua 12g, sinh địa 12g, cát căn 12g, táo 3 quả, cam thảo 4 g, trạch tả 12 g, uy linh tiên 12 g.

Cách làm: chuẩn bị 5 chén nước, mang tất cả vào sắc đến khi còn 3 chén để dùng. Uống thành 3 lần trong ngày.

Như vậy, bệnh gout có thể chữa được thông qua các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả bằng Đông y và Tây y. Bệnh nhân có thể tham khảo lựa chọn theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị để hiệu quả chữa trị được tốt nhất. Mong rằng thông tin trên hữu ích, giúp bạn và người thân mau chóng khỏi căn bệnh này nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top