200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh gút (gout) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Ngày nay, căn bệnh gout (gút) càng ngày càng nhiều người mắc phải. Vậy bạn đã hiểu về bệnh gút là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout chưa? Cùng CCRD tìm hiểu kỹ về bệnh qua bài viết dưới đây nhé. 

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩChat Facebook

Chat qua zalo

Bệnh gout là gì? 

Bệnh gout (gút) hay còn gọi là thống phong, bệnh xuất hiện do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ trong một thời gian dài. Khi nồng độ này đạt ngưỡng cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tịch tụ lại ở phần khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho người bệnh. 

Xem thêm:

5 địa chỉ chữa bệnh gout tốt và uy tín tại TPHCM

Bệnh Gout có chữa được không? Phương pháp điều trị Gout hiệu quả

8 bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết

Người mắc bệnh gout thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ ở các khớp và đặc biệt là xuất hiện các khớp ở ngón chân cái, cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân và ít gặp hơn ở khớp tay, tuy nhiên cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân bệnh gout

Purine là chất tự nhiên có trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purin khác nhau, đặc biệt ở một số nhóm thịt, cá, hải sản… chứa hàm lượng purin cao. Khi cơ thể tiêu hóa purine sẽ sản sinh ra acid uric và nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purin đồng nghĩa với việc sản sinh ra nhiều acid uric dư thừa.

Các tinh thể urat dư thừa, tích tụ trong khớp của bạn trong một thời gian dài mà không hề gây ra bất kì triệu chứng gì. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn, có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây ra hiện tượng sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều tạo thành các đợt gout cấp.

Nguyên nhân nguyên phát

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp bệnh. Gout thường gắn liền với yếu tố di truyền trong gia đình hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp chất purin nội sinh làm tăng acid uric dư thừa quá mức. Bệnh thường gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều các thực phẩm thịt, cá, hải sản, bia, rượu,…

Nguyên nhân thứ phát

Là tình trạng tăng lên của acid uric trong máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như mắc một số bệnh lý về máu như: bệnh đa hồng cầu, leukemia kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương, hoặc trong quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

Triệu chứng bệnh gout

Một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi nồng độ này tăng cao, dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat ở các khớp, theo thời gian dài, gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra các cơn đau từ dữ dội đến âm ỉ đột ngột và thường vào ban đêm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay hoặc khuỷu tay. Các khớp ở phần háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra sẽ ít hơn. Cơn đau có thể trở nên dữ dội nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên khi bắt đầu xuất hiện. 
  • Đau âm ỉ và kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện của cơn đau âm ỉ, cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, tần suất của lần đau sau sẽ kéo dài hơn lần trước.
  • Viêm và tấy đỏ: Các khớp viêm bị ảnh hưởng sẽ trở nên sưng, nóng và đỏ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Bạn có thể không thể cử động khớp bình thường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. 

can benh gout

Chẩn đoán bệnh gout

Xét nghiệm máu

Đây phương án hữu ích để đo nồng độ uric trong máu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout, nồng độ uric cao trong các xét nghiệm máu có thể là một trong những triệu chứng của bệnh gút, nhưng điều này sẽ cần được xem xét kỹ lưỡng cùng với các triệu chứng khác. Nhiều người có lượng uric cao, nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng nào khác của tình trạng này.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện các tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Kiểm tra dịch khớp

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán bệnh. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch đưa vào trong các khớp của bạn. Sau đó kiểm tra chất lỏng đó dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số các hạt tophi.

Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn nếu ngay sau khi thấy một số các triệu chứng của bệnh nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tránh để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị bệnh: 

  • Đông y

Các bài thuốc Đông Y được lưu truyền từ lâu đời, nhưng những căn bệnh nan y hiện đại như gout vẫn chưa có loại sản phẩm nào thực sự hữu hiệu, phải sử dụng trong thời gian dài. 

Các bài thuốc thường thấy từ những nguyên liệu đơn giản ngay trong gia đình: 

Điều trị bệnh Gout từ đậu xanh: Đậu xanh giàu chất xơ, có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm quá trình thoái hóa, chuyển hóa đạm giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể – tác nhân gây ra bệnh gout.

Điều trị bệnh gout bằng cây sói rừng: Theo đông y, cây sói rừng là vị thuốc quý có tác dụng trong việc làm giảm đau, trừ độc, thường dùng cho các bệnh viêm khớp, trong đó có điều trị bệnh gout.

Cách điều trị bệnh gout bằng đậu đen nước dừa: Các thành phần dinh dưỡng trong nước đậu đen có tác dụng trong việc làm giảm axit uric trong máu và chất lắng đọng của các tinh thể axit uric ở thận, khớp.

Điều trị bằng vật lý trị liệu cho bệnh gout:

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị, giảm đau đã xuất hiện từ lâu với cơ chế tác động từ bên ngoài vào cơ thể để làm suy giảm triệu chứng của bệnh gout. Phương pháp này được chia làm 2 loại:

– Vật lý trị liệu truyền thống: Sử dụng các vận dùng kỹ thuật không sử dụng các máy móc như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, hoặc tập theo bài tập vật lý trị liệu.

– Vật lý trị liệu bằng máy: Dùng các mức sóng ngắn, siêu âm hay sóng cực ngắn để điều trị bệnh.

Công dụng của hai dạng điều trị này là đều tập trung tác động vào việc giảm đau do sưng khớp. Việc tác động vật lý trị liệu đúng cách còn giúp tăng cường bài tiết axit uric trong máu ra ngoài, giúp cải thiện bệnh khá rõ rệt.

  • Tây Y

Các loại tây y không chứa steroid có tác dụng nhanh chóng ngay sau khi sử dụng, trong vòng 24 giờ đầu tiên của cơn gout cấp tính, giúp giảm đau, sưng, nóng, viêm.

Allopurinol (Aloprim, Zyloprim) làm giảm sản xuất axit uric

Colchicine (Colcrys) làm giảm viêm

Febuxostat (Uloric) làm giảm sản xuất axit uric

Indomethacin (Indocin) là thuốc giảm đau NSAIDs mạnh hơn

Lesinurad giúp cơ thể loại bỏ axit uric khi đi tiểu

Pegloticase (Krystexxa) phá vỡ axit uric

Probenecid (Benemid) giúp thận bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể bạn

Steroid (còn được gọi là corticosteroid) chống viêm

  • So sánh điều trị Gout bằng Đông Y và Tây Y
Ưu điểm Nhược điểm 
Đông Y –  An toàn với người sử dụng thuốc

– Kết hợp điều trị và phục hồi trong thời gian dài, ngăn ngừa bệnh tái phát

– Chi phí điều trị thấp

– Tác dụng chậm, cần thời gian dài mới thấy kết quả. 

– Có tác dụng nhất ở những giai đoạn đầu của bệnh

– Phải chọn các địa chỉ uy tín và các bác sĩ kê đơn đảm bảo. 

Tây Y – Có tác dụng tức thời ngay khi mới dùng thuốc

– Giảm đau, sưng

– Thuốc có tác dụng tạm thời, không có hiệu quả lâu dài

– Không điều trị triệt để bệnh

– Chức năng tiêu hóa và tuần hoàn suy giảm làm suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng gan, thận. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Gout cao?

Bệnh gout có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh gồm:

 

  • Nam giới tuổi trung niên: Theo số liệu thống kê, có đến hơn 80% người bệnh gout là nam giới trong độ tuổi 40 trở lên. Nguyên nhân là bởi những đối tượng này thường sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe, cùng với đó là chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều đạm động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Trong độ tuổi này, phụ nữ thường bị rối loạn nội tiết tố, nhất là rối loạn estrogen – loại hormon chính giúp bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể. Mặc dù tỷ lệ mắc gout ở nữ giới thấp hơn nam giới nhưng nếu bạn có lối sống không lành mạnh thì vẫn sẽ dễ mắc bệnh
  • Do di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị bệnh gout thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
  • Lối sống không lành mạnh: Đây được coi là nguyên nhân chính trong việc gây nên bệnh gout cho bất kỳ ai. Việc lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ khiến quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, cùng chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng acid uric gây ra gout. 
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate,… 
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh gout. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao làm tăng lượng acid uric chuyển hóa và dễ bị viêm nhiễm hơn bởi các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
  • Một số nguyên nhân khác: các bệnh lý về thận, tim mạch có thể làm hạn chế khả năng loại bỏ các độc tố của cơ thể khiến acid uric tăng cao. Một số bệnh khác liên quan đến gout như cao huyết áp, đái tháo đường,… 

Bệnh gout có nguy hiểm không

Nếu không được điều trị bệnh phù hợp, nhanh chóng người bệnh sẽ dễ bị biến dạng xương khớp, giảm khả năng vận động và thậm chí dẫn tới tàn phế. 

Khi những hạt tophi khi bị vỡ, nguy cơ sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập rất cao và gây ra tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

  • Tổn thương xương khớp

Bệnh gout giai đoạn nặng sẽ hình thành các hạt tophi. Khi hạt này vỡ, vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp và gây ra viêm khớp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các cấu trúc sụn khớp bị phá thủy, nhiễm khuẩn huyết, biến dạng hoặc gây ra tình trạng bại liệt…

  • Tổn thương thận

Người mắc bệnh gút còn phải đối diện với bệnh sỏi thận và suy thận. Chức năng thận lúc này sẽ hoạt động không đảm bảo, không thể thực hiện đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Thận sẽ bị tổn thương sau một khoảng thời gian dài.

  • Ảnh hưởng đến tim mạch

Khi gout bắt đầu biến chứng sang giai đoạn nặng hặng, người bệnh xuất hiện thêm nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hay tăng huyết áp, đột quỵ. 

  • Các biến chứng khác

Bệnh gout còn có thể khiến người bệnh đối diện với các biến chứng nguy hiểm khác như: Đục ống kính mắt, đục thủy tinh thể, khô mắt… Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt chỉ số axit uric, thăm khám định kỳ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của gút.

Cách phòng bệnh Gout

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ của gout mà có các cách phòng bệnh gout như sau:

Chế độ ăn để phòng bệnh gout

  • Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin
  • Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, 2l/ngày
  • Tuyệt đối không nên nhịn đói
  • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý, ổn định: Việc duy trì cân nặng hợp lý để giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric với mức độ béo và chỉ số cân nặng của cơ thể. Khi người thừa, cân béo phì giảm cân thì lượng acid uric trong máu cũng giảm, nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp. Lưu ý không tập luyện quá sức vì khi đó sẽ gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng acid uric giải phóng ra. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.
  • Quản lý các bệnh lý như: bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường. Vì bệnh gout có liên quan mật thiết với một số bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa khác. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tình thần thoải mái, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh các yếu tố tâm lý như lo âu, buồn phiền, căng thẳng. Các yếu tố này có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Bệnh gout không nên ăn gì

Với thắc mắc người mắc bệnh gout không nên ăn gì, các chuyên gia giải đáp như sau: 

  • Tránh ăn các thực phẩm giàu purin: Đối với người khỏe mạnh bình thường, purin trong thực phẩm không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh Gout, cơ thể bệnh nhân không thể tự loại bỏ hiệu quả acid uric. Chính vì thế, khi tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều purin sẽ có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric và lâu dài sẽ dẫn đến những biến chứng nặng hơn. 
  • Một số loại thực phẩm giàu purin nên tránh như thịt bò, nội tạng động vật, thịt chó hanh thịt ngỗng,…; các loại hải sản hay một số loại động vật có vỏ như tôm, cua, ghẹ, ốc,…
  • Các loại rau củ và trái cây thường tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, trong đó cũng có một số  loại rau không tốt cho người mắc bệnh Gout, bệnh nhân cần lưu ý tránh như rau cải bắp, rau bina, nấm, măng tây,…
  • Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều fructose như táo, đào, nho, lê,…
  • Bệnh nhân cũng nên tránh sử dụng một số loại trái cây có vị chua, thực phẩm lên men, hoặc giá đỗ,… Vì các loại thực phẩm này có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Không nên sử dụng rượu bia, nước ngọt có gas vì những loại đồ uống này, các thực phẩm này cũng có nguy cơ làm tăng acid uric đồng thời ngăn cản thận thải acid uric.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về bệnh gout, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Mong rằng bài viết đã giúp trả lời đầy đủ các thắc mắc của bạn đọc về bệnh Gout.

Nguồn tham khảo:

Bệnh Gút Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biểu Hiện Cách Chữa

Bài Thuốc Nam Chữa Bệnh Gút Trong Dân Gian Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top