200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Có lây nhiễm và di truyền không ?

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bệnh hen suyễn là bệnh lý phổ biến hiện nay, gây gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, nhiều người vẫn luôn lo lắng rằng bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Có lây nhiễm hay di truyền không?

 CCRD sẽ giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? có lây nhiễm và di truyền không? chi tiết ngay sau đây.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

benh hen suyen co nguy hiem khong

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không là một trong những thắc mắc được rất nhiều bệnh nhân tìm hiểu. Bệnh hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

Khi mắc bệnh, đường thở người bệnh bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng. Đường thở sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng, tiết dịch nhầy, sưng phù và co thắt khi có các tác nhân kích thích làm cản trở không khí vào phổi và gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở.

Khi bệnh nặng có thể gây suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời dùng thuốc và điều trị. 

Xem thêm

Bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bỏ túi 7+ kinh nghiệm và mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

Top 11 bài thuốc nam chữa hen Suyễn hiệu quả

Bệnh hen suyễn có lây không?

Sau khi trả lời câu hỏi “bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem bệnh hen suyễn có lây không?.

Hen suyễn là bệnh lý không phải do virus hay vi khuẩn gây nên và bệnh thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn.

Vì vậy bệnh hen suyễn không có khả năng lây và cũng không thể lây qua con đường tiếp xúc như nắm tay, ăn chung, ôm, hôn,…

Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Câu trả lời là bệnh hen suyễn có khả năng di truyền. Đối với trường hợp cha hoặc mẹ bị bệnh thì con sinh ra có tỉ lệ khoảng 30-35% nguy cơ mắc hen suyễn.

Trường hợp cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ con mắc bệnh sẽ tăng lên 50-70%.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người có cơ địa dễ bị hen đều sẽ bị hen mà chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhất định trong số đó.

Bởi vì nguyên nhân chính bệnh thường là các tác nhân của môi trường, thời tiết.

Khi nào bị hen suyễn nên gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng như sau:

  • Xuất hiện tình trạng thở nhanh
  • Mặt, môi hoặc móng tay người bệnh xanh xao nhợt nhạt 
  • Khi người bệnh hít vào thấy tình trạng da xung quanh xương sườn kéo vào trong 
  • Người bệnh cảm thấy khó thở khi đi lại hoặc là nói chuyện
  • Sau khi dùng thuốc mà thấy các triệu chứng bệnh không thuyên giảm hãy đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Các triệu chứng hen suyễn ở mỗi người có thể không giống nhau, vì vậy khi có bất kỳ biểu hiện lạ nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Một số câu hỏi khác về bệnh hen suyễn

Hen suyễn gây ra nhiều hậu quả khó lường, vì vậy người bệnh luôn lo âu, sợ hãi và căng thẳng. Sau đây là một số câu hỏi và giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân.

1. Bệnh hen suyễn có chết không?

Như đã trình bày ở trên, khi mắc bệnh hen suyễn, đường dẫn khí quá mẫn của bệnh nhân sẽ bị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Không khí đi đến phổi bị cản trở dẫn đến không thể cung cấp đủ khí oxy cần thiết cho cơ thể vì người bệnh gặp phải khó khăn để hít đủ không khí vào phổi.

Khi lên cơn hen nghiêm trọng, người bệnh có thể bị bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không được sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí hoặc điều trị kịp thời.

2. Mang thai có nên dùng thuốc chữa hen suyễn không?

Theo các chuyên gia, việc thai phụ sử dụng thuốc chữa hen suyễn vẫn nằm trong mức độ an toàn.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, phụ nữ mang thai phải tuyệt đối sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và đơn kê của bác sĩ nơi các cơ sở y tế uy tín. 

Việc kiểm soát cơn hen trong quá trình mang thai là rất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ và  sự phát triển của bào thai.

3. Bệnh hen suyễn do cố gắng có nguy hiểm không?

Ngoài câu hỏi bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? còn có nhiều bệnh nhân thắc mắc “bệnh hen suyễn do cố gắng có nguy hiểm không?”.

Có khoảng 70 – 80% bệnh nhân xuất hiện hen suyễn do gắng sức. Tình trạng này thường xuất hiện khoảng 5-15 phút, có trường hợp khoảng 1 giờ và cũng có trường hợp muộn khoảng 10 giờ sau khi người bệnh gắng sức.

Việc kiểm soát hen gây ra do cố gắng sức tốt có hiệu quả tốt đối với việc kiểm soát bệnh hen chung.

Tuỳ vào mức độ hoạt động và thể trạng của bệnh nhân mà sẽ có các triệu chứng khác nhau.

Trong trường hợp xấu nhất, có thể gây ra triệu chứng của bệnh hen ngay trong các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như trẻ đang chơi đùa, vệ sinh ô tô, hút bụi, chơi thể thao,…. 

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bị ho, khò khè hay khó thở nào do gắng sức đều có thể dẫn tới bị hen do gắng sức. 

4. Mối tương quan giữa hen suyễn và viêm mũi dị ứng

Hen suyễn và viêm mũi dị ứng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì chung một đường thở. Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những yếu tố khởi phát và nguy cơ gây ra bệnh hen. 

Nghiên cứu cho thấy có tới hơn 80% bệnh nhân hen suyễn bị viêm mũi dị ứng và có khoảng 10 – 40% người bệnh viêm mũi dị ứng bị hen suyễn.

Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng mắc hen phế quản là  35,5%.

Viêm mũi dị ứng có thể làm gia tăng các triệu chứng của bệnh hen, người bệnh phải tăng số lần sử dụng thuốc cắt cơn hen, dẫn đến tăng nguy cơ nhập viện.

Một người vừa mắc bệnh viêm mũi dị ứng vừa mắc hen suyễn thì việc điều trị tốt bệnh này cũng có thể đem lại hiệu quả điều trị bệnh kia.

Bệnh viêm mũi dị ứng nếu để lâu ngày không điều trị có nguy cơ dẫn tới hen suyễn. Nếu mắc viêm mũi dị ứng hãy điều trị sớm để tránh nguy cơ mắc hen.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh hen suyễn như bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? có lây không? mà bạn đọc có thể tham khảo.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top