200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mãn tính phổ biến, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi khi mắc phải căn bệnh này. Và hãy cùng CCRD đi tìm hiểu sâu hơn về  “bệnh Hen suyễn là gì?” ở bài viết dưới đây.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Tổng quan về bệnh hen suyễn – Bệnh hen suyễn là gì?

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Trong số chúng ta chắc chắn ai cũng đã một lần nghe qua căn bệnh hen suyễn, nhưng không phải ai cũng cũng trả lời được câu hỏi “bệnh hen suyễn là gì?”

Hen suyễn hay còn có tên gọi khác là hen phế quản – Asthma. Đây là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp, xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể bị hen suyễn.

Hen suyễn là tình trạng tắc nghẽn đường thở do bị phù nề, niêm mạc phế quản, co thắt cơ trơn phế quản hay tăng tiết đờm rãi và đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các triệu chứng như khò khè, ho, nặng ngực và khó thở.

Xem thêm

Bỏ túi 7+ kinh nghiệm và mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

Top 11 bài thuốc nam chữa hen Suyễn hiệu quả

6 Bệnh Viện Phòng khám chữa bệnh hen suyễn uy tín ở TPHCM

2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?

Ngoài việc trả lời cho câu hỏi “bệnh hen suyễn là gì” thì chúng ta cũng nên tìm hiểu “Những ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?”. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn như sau:

  • Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tái phát nhiều lần
  • Trẻ có bố mẹ bị hen suyễn (yếu tố di truyền)
  • Những người có cơ địa dị ứng
  • Người thường hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói thuốc lá, khói bụi,..
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Đã có tiền sử mắc các chứng bệnh về hô hấp

bệnh hen suyễn là gì

3. Các loại bệnh hen suyễn

Hiện nay, các chuyên gia cho biết hen suyễn có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là hen phế quản nó ảnh hưởng đến phế quản trong phổi. Và còn nhiều loại hen suyễn khác, cùng xem các loại dưới đây để được biết thêm.

  • Hen suyễn không dị ứng hay còn gọi là hen suyễn nội tại

Những chất kích thích bao gồm: khói thuốc lá, không khí lạnh, bệnh do virus, làm mát không khí, nước hoa, đốt củi,…

  • Hen suyễn dị ứng hay gọi là hen suyễn ngoại sinh

Các chất gây dị ứng kích hoạt loại hen suyễn này gồm: lông thú cưng, phấn hoa, bụi bặm,…

  • Bệnh hen suyễn nghề nghiệp

Hen suyễn nghề nghiệp là loại bệnh do các tác nhân gây ra tại nơi làm việc như thuốc nhuộm, khí và khói, hóa chất công nghiệp, mủ cao su,… Những chất kích thích này có thể tồn tại trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm chế biến gỗ, chế tạo, nông nghiệp,…

  • Co thắt phế quản do tập thể dục viết tắt là EIB

Co thắt phế quản do tập thể dục là tình trạng ảnh hưởng đến người vận động trong vòng vài phút sau khi tập thể dục và hoạt động thể chất lên đến 10 -15 phút. Có gần khoảng 90% người bị hen suyễn cũng trải qua EIB, nhưng không phải ai bị EIB cũng sẽ mắc các loại hen suyễn khác.

  • Hen suyễn về đêm

Các tác nhân gây ra vào ban đêm gồm ợ nóng, mạt bụi, lông thú cưng,…Và chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh

  • Hen suyễn ở người lớn

Hen suyễn xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh đặc biệt phổ biến hơn ở những người dưới 40 tuổi. Cơn hen suyễn không thể biến mất khi người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc giãn phế quản

4. Các mức độ của bệnh hen suyễn

Hen suyễn được chia làm 3 cấp độ tương ứng với mức độ nhẹ đến nặng. Mức độ hen bao gồm: cơn hen nhẹ, hen thường, hen nặng hay hen nguy kịch 

  • Mức độ nhẹ: Kiểm soát tốt bệnh với điều trị ở bậc 1, bậc 2. Người bệnh chỉ dùng thuốc kiểm soát khi có các triệu chứng hoặc điều trị với các thuốc kiểm soát bao gồm ICS liều thấp, chromone hoặc kháng thụ thể leukotriene (LTRA).
  • Mức độ trung bình: Bệnh nhân sẽ được điều trị bậc 3 nhưng với ICS/LABA liều thấp
  • Mức độ nặng: Cần điều trị ở bậc 4 hoặc 5 để nhằm duy trì sự kiểm soát hoặc không kiểm soát được.

Nguyên nhân & triệu chứng

1. Triệu chứng bệnh hen suyễn

  • Thở khò khè tiếng rít khi thở
  • Hụt hơi
  • Khó ngủ vì khó thở
  • Ho đặc biệt vào ban ngày hay ban đêm
  • Đau tức ngực

2. Nguyên nhân bệnh hen suyễn

  • Chất kích ứng như mùi mạnh từ nước hoa hay dung dịch vệ sinh
  • Ô nhiễm không khí
  • Cảm xúc mạnh như lo lắng, buồn, cười hoặc căng thẳng
  • Các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh viêm xoang hay cúm
  • Di ứng thuốc
  • Dị ứng các chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfites
  • Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc độ ẩm

Chẩn bệnh & điều trị

1. Phương pháp chẩn bệnh hen suyễn

Có rất nhiều phương pháp chẩn bệnh hen suyễn mà bạn cần nên biết:

  • Phép đo xoắn ốc: Bài kiểm tra thở đơn giản nhằm để đo lượng khí bạn thổi ra và tốc độ thổi như thế nào
  • Lưu lượng đỉnh: Máy đo lưu lượng đỉnh sẽ giúp tìm ra nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn
  • Chụp X-quang phổi: Đây không phải là một xét nghiệm hen suyễn, tuy nhiên bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để đảm bảo không có gì khác gây ra các triệu chứng của bệnh nhân. Chụp X-quang là hình ảnh bên trong cơ thể bạn và được thực hiện với liều lượng bức xạ thấp
  • CT scanner lồng ngực: Kỹ thuật này dùng để xem bên trong phổi người bệnh như thế nào
  • Bạch cầu ái toàn trong đờm: Xét nghiệm này tìm kiếm mức độ cao của các tế bào bạch cầu trong hỗn hợp nước bọt và chất nhầy thoát ra khi bệnh nhân ho 

2. Điều trị bệnh hen suyễn như thế nào?

Tây Y

  • Theophylline: Nó mở đường thở của bệnh nhân và giảm bớt căng tức ở ngực. Dùng thuốc dài hạn này bằng đường uống, tự dùng hoặc với corticosteroid dạng hít.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: Được gọi là thuốc giải cứu hoặc ống hít cứu hộ. Chúng giúp nới lỏng các dải cơ xung quanh đường thở và giảm bớt đi các triệu chứng.
  • Thuốc kháng cholinergic: Những thuốc giãn phế quản này ngăn co thắt cơ trơn phế quản. Những cái phổ biến bao gồm: Ipratropium (Atrovent), Tiotropium bromide (Spiriva), Fenoterol và ipratropium (Berodual)

Đông Y

  • Hen hàn: Thường là do nhiễm gió lạnh hoặc chất lạ khi ăn uống. Để điều trị, Đông Y sử dụng các nguyên liệu gồm bán hạ chế, đương quy, hậu phác, tiền hồ
  • Suyễn hư: Đông Y thường sử dụng cách châm cứu để giảm thiểu tình trạng bị suyễn

So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp Tây Y & Đông Y chữa hen suyễn

Đông Y Tây Y
Ưu điểm
  • Loại bỏ tận gốc bệnh
  • An toàn, hiệu quả kéo dài
  • Hiệu quả tức thời
  • Dễ dàng tìm kiếm
Nhược điểm
  • Hiệu quả chậm
  • Có nhiều nơi bán không đảm bảo an toàn
  • Bị phụ thuộc vào thuốc
  • Sử dụng quá liều lượng cho phép thuốc sẽ không có tác dụng

Cách phòng bệnh hen suyễn

Để phòng bệnh hen suyễn chúng ta cần:

  • Tập luyện thể lực
  • Tránh các loại thuốc có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trong hơn
  • Thiết kế chế độ ăn phù hợp, khoa học
  • Cai thuốc lá

Q&A

1. Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Bệnh hen suyễn không thể khỏi được nhờ điều trị. Tuy nhiên, điều trị bệnh hen suyễn giúp kiểm soát tốt bệnh, giúp bệnh nhân không có triệu chứng hen giúp không có diễn biến nặng hơn.

2. Bị hen suyễn có tiêm vaccine được không?

Theo như chuyên gia cho biết bệnh nhân bị hen suyễn có thể tiêm được vaccine nếu đã được điều trị ổn định, kiểm soát tốt các triệu chứng

Lời kết

Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn đọc biết được “bệnh hen suyễn là gì? cũng như cung cấp một số thông tin bổ ích về bệnh hen suyễn.

Mong rằng các bạn khi đọc bài viết này sẽ ý thức hơn được trong vấn đề giữ sức khỏe cho bản thân và cả những người thân yêu. Cảm ơn bạn đã cùng CCRD đọc qua bài viết này!

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top