200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh parkinson là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Parkinson là một trong những chứng bệnh về thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể sẽ mất đi khả năng cân bằng cũng như kiểm soát cơ bắp.

Vậy bệnh parkinson là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết sau đây, CCRD sẽ chia sẻ tất tần tật tất cả những thông tin về căn bệnh thần kinh này nhé!

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

 

Review bệnh nhân khám chữa bệnh parkinson tại Phòng khám YHCT Sài Gòn

Tổng quan về bệnh parkinson

Bệnh parkinson là gì?

Bệnh parkinson nằm trong nhóm bệnh về thần kinh thường xảy ra khi nhóm tế bào não bị thoái hóa, không thể kiếm soát được vận động của cơ bắp. Từ đó, nó khiến người mắc bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm chạp và chân tay run cứng, gây mất khả năng vận động.

benh parkinson la gi

Hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào giúp bệnh nhân bị mắc chứng parkinson điều trị khỏi, mà nó chỉ có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống, trì hoãn quá trình tiến triển của bệnh bằng các phương pháp chữa trị. Nếu được chữa trị đúng cách, người bệnh có thể sống chung với bệnh trong nhiều năm liền.

Xem thêm

10 Địa chỉ chữa Parkinson an toàn và hiệu quả tại TP.HCM

4 Bài Thuốc Chữa bệnh Parkinson bằng đông y có thật sự hiệu quả?

6+ phòng khám xương khớp Gò Vấp , Quận 12 uy tín

Nguyên nhân 

Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể nghiên cứu và lý giải được chính xác nguyên nhân gây bệnh parkinson. Nhưng hầu hết các chuyên gia vẫn tin rằng parkinson là do tương tác giữa các yếu tố của môi trường bên ngoài với tính mẫn cảm di truyền của cơ thể, chấn thương sọ não hoặc do tuổi tác hay thậm chí là virus,…

  • Tuổi tác: Do người lớn tuổi sẽ có xu hướng giảm Dopamine khi về già
  • Môi trường: Những ai tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, diệt cỏ thì nguy cơ mắc bếnh sẽ cao hơn người thường
  • Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có một người mắc căn bệnh này, thì nguy cơ bạn mắc chứng parkinson sẽ cao hơn
  • Chấn thương sọ não: Người có tiền sử gặp phải các chấn thương ở não hay sọ não cũng có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Virus: Đây cũng là một trong những trường hợp gây nên bệnh parkinson nhưng phần trăm sẽ rất hiếm.

Dấu hiệu nhận biết

trieu chung benh parkinson

Bệnh parkinson có rất nhiều triệu chứng rõ rệt mà người mắc bệnh hoàn toàn có thể nhận ra, chẳng hạn như:

  • Tính cách thay đổi thất thường
  • Đau vai
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi
  • Khứu giác bị giảm sút
  • Phối hợp các hoạt động chậm chạp
  • Gặp các vấn đề về được ruột
  • Thay đổi một số thói quen trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
  • Tay chân run nhẹ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Liệt cơ mặt
  • Ngất xỉu
  • Mất sự cân bằng
  • Gặp khó khăn trong cách di chuyển

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh parkinson

Theo nghiên cứu, đối tượng có nguy cơ mắc chứng bệnh parkinson cao nhất đó chính là những người lớn tuổi. Tuổi càng cao, đặc biệt là  đối với những ai trên 60 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng lớn. Còn xét về phần giới tính thì nam giới sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Ngoài ra, đối tượng mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động bên ngoài khác như: Di truyền, môi trường, do virus.

Các phương pháp điều trị parkinson phổ biến 

Mặc dù parkinson không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh. Bạn có thể sẽ trở thành người tàn phế nếu bệnh tiến triển nặng hơn. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu trên thì nên phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.

Dưới đây sẽ là 2 phương pháp điều trị bệnh parkinson phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng phương pháp Tây y 

Đối với phương pháp chữa bệnh hiện đại này, người bệnh sẽ được điều trị một cách nhanh chóng. Với các triệu chứng bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc kết hợp cùng những bài tập thể thao cơ bản. Còn với các triệu chứng bệnh đã trở nặng, thì bác sĩ sẽ liệt kê một số biện pháp khác như phẫu thuật hay vật lý trị liệu,…

Biện pháp điều trị bằng thuốc Tây

dieu tri parkinson bang thuoc tay y

Để điều trị bệnh parkinson, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc vận động dopamine: Có tác dụng kích thích trực tiếp lên các thụ thể dopamine, chẳng hạn như sifrol, trovastatin và bromocriptine.
  • Thuốc thay thế dopamine: Thuốc bổ sung dopamine kịp thời như Madopar, Syndopa, Sinemer,… Tuyệt đối, trong quá trình sử dụng các thành phần thuốc này không nên kết hợp với vitamin B6.
  • Thuốc ức chế dị hóa dopamine: Những loại thuốc thuộc nhóm này thường rất hiếm tại Việt Nam.
  • Thuốc kháng tiết cholinergic (Artan, Trihex).

Các biện pháp Tây y khác

  • Phẫu thuật: Nếu bệnh nhân điều trị bằng thuốc không cảm thấy được hiệu quả thì có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật như: Phẫu thuật định vị, kích thích điện vùng liềm đen – thể vận và ghép mô thần kinh.
  • Phục hồi chức năng: Người mắc bệnh có thể áp dụng kèm với biện pháp này nhằm giúp bệnh được tiến triển tốt hơn như: Vật lý trị liệu tăng khả năng vận động và giảm rối loạn thăng bằng; Phương pháp trị liệu ngôn ngữ; Các bài luyện tập yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh,…

Điều trị bằng phương pháp Đông y 

Song song với phương pháp hiện đại, Đông y chính là phương pháp điều trị bệnh truyền thống được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn. Nếu Tây y cho ra kết quả điều trị nhanh chóng, thì Đông y sẽ giúp chữa bệnh từ gốc để tránh cho bệnh tái đi phát lại nhiều lần.

Vì Đông y sẽ giúp người bệnh chữa trị lâu dài và đi từ căn nguyên nên thời gian điều trị sẽ lâu hơn so với Tây y. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả dần sau đó, giúp cải thiện những rối loạn vận động, giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và kéo dài tuổi thọ.

Biện pháp điều trị bằng các bài thuốc Đông y

Trong Y học Cổ truyền, tất cả các vị thuốc đều có nguồn gốc xuất xứ từ 100% thiên nhiên nên đảm bảo yếu tố lành tính, an toàn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, thuốc Đông y sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ và không gây hại cho gan thận nếu uống quá nhiều.

Với các vị thuốc nổi bật trong Đông y giúp điều trị bệnh parkinson hiệu quả như: Thiên ma, Câu đằng, Sinh địa, Cương tằm, Thạch quyết minh, Cam thảo, Mẫu lệ, Tang ký sinh, Bạch thược, Ngưu tất, Thục sơn, Sơn thù…

Các bài thuốc Đông y khá lành tính và an toàn, không gây tác dụng phụ nhưng người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài thì mới nhận thấy được két quả. Ngoài ra, chi phí điều trị sẽ khá cao hơn so với Tây y nếu bệnh nhẹ và sẽ thấp hơn nếu bệnh đã trở nên phức tạp.

Các biện pháp kết hợp khác

  • Châm cứu: Châm những cây kim có kích thước siêu nhỏ vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp mang đến sự cân bằng nhờ khơi thông dòng khí huyết bị gián đoạn, giúp cải thiện tình trạng bệnh, làm chậm cũng như trì hoãn tiến triển của bệnh,…
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Liệu pháp bấm huyệt mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, liệu pháp này không giúp chữa khỏi Parkinson hoàn toàn mà chỉ có tác dụng làm thư giãn cơ bắp và tăng cường lưu thông khí huyết, nhờ đó giúp cải thiện một phần tình trạng run rẩy tay chân và cứng cơ khớp do bệnh Parkinson.

Cách phòng ngừa mắc bệnh parkinson

Để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh parkinson, bạn cần biết một số cách phòng ngừa bệnh như sau:

  • Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.
  • Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
  • Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.
  • Có chế độ tập thể dục khoa học.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bệnh parkinson là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào. Chúc bạn sẽ cải thiện được tình trạng bệnh của mình tốt hơn và mau chóng khỏi bệnh nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top