200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh sùi mào gà có lây không và có nguy hiểm không?

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội lây qua đường tình dục thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này cũng như việc bệnh sùi mào gà có lây không?

Để giải đáp cho thắc mắc trên CCRD xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây. Bệnh sùi mào gà có lây không và có nguy hiểm không?

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

>> Xem thêm:

12 bài thuốc Đông y chữa sùi mào gà giai đoạn đầu nam và nữ hiệu quả

10 Phòng Khám chữa sùi mào gà tại TP.HCM và Hà Nội

Tổng Hợp 35+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam và nữ

+11 hình ảnh sùi mào gà giai đoạn cuối ở nam giới và nữ giới

Bệnh sùi mào gà có lây không?

Bệnh sùi mào gà và Virus HPV có khả năng lây lan từ người này sang người khác với tốc độ rất nhanh chóng. Không những thế khi mắc phải sùi mào gà thì sẽ không có cách trị khỏi hoàn toàn. Ngay cả khi không có dấu hiệu bệnh, người bệnh vẫn có thể lây truyền virus cho người khác.

Virus HPV
Virus HPV

Những sinh hoạt hằng ngày của người bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người thân và những người xung quanh.

Do đó, Bệnh nhân cần quan tâm đến sức khỏe của mình cũng như tham gia điều trị khi phát hiện bệnh.

Mức độ nguy hiểm của sùi mào gà

Ngoài việc tìm hiểu bệnh sùi mào gà có lây không thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về tính nguy hiểm của bệnh.

Bệnh sùi mào gà không những gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

Một vài biểu hiện thường thấy của sùi mào gà:

Biểu hiện của sùi mào gà
Biểu hiện của sùi mào gà
  • Bệnh nhân khi mắc căn bệnh này thường hay tự ti, ngại tiếp xúc với người khác. Đặc biệt khi xuất hiện những nốt sùi trên miệng
  • Đời sống tình dục cũng bị ảnh hưởng, do người bệnh mang tâm lý mặc cảm, e ngại khi quan hệ.
  • Người bệnh sẽ thấy đau và khó chịu khi quan hệ tình dục và khó đạt được hưng phấn
  • Khi bệnh diễn biến nặng, khi đi lại bệnh nhân sẽ cảm giác đau rát, vướng víu
  • Sùi mào gà thường đem lại những biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… gây ra chứng vô sinh, hiếm muộn.
  • Người mắc bệnh có thai, thì có khả năng cao bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có thể mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú sữa mẹ.
  • Có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: di căn, ung thư, vùng da có nốt sùi bị hoại tử hoặc thậm chí tử vong.

Nguyên nhân lây truyền sùi mào gà

Con đường lây sùi mào gà
Con đường lây sùi mào gà

Sau khi tìm hiểu xem bệnh sùi mào gà có lây không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sùi mào gà lây qua đường nào để biết cách phòng ngừa bệnh. Mời bạn tham khảo ở bên dưới:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục thì bệnh sùi mào gà có lây không? Quan hệ không an toàn là gì?

Đường lây truyền phổ biến nhất chính là quan hệ tình dục không an toàn. Theo như số liệu thống kê, phần lớn người mắc bệnh sùi mào gà đều lây nhiễm virus khi quan hệ tình dục không an toàn.

Nữ giới thường dễ mắc sùi mào gà hơn, vì môi trường âm đạo tương đối ẩm ướt, đây chính là điều kiện lý tưởng để virus sinh sôi, phát triển nhanh chóng.

Dưới đây là hành vi quan hệ không an toàn:

  • Quan hệ với người bị nhiễm HPV (kể cả khi họ không có triệu chứng) qua các đường như bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng mà không dùng bao cao su
  • Tiếp xúc với bộ phận sinh dục, kể cả ngoài da
  • Dùng chung đồ chơi tình dục (sex toy) nhưng không rửa sạch
  • Quan hệ bừa bãi với nhiều đối tượng nhưng không dùng bao cao su

Lưu ý: Kể cả khi không có quan hệ tình dục qua đường hậu môn thì sùi mào gà vẫn có thể lây lan từ khu vực sinh dục đến quanh hậu môn.

Lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con

bệnh sùi mào gà lây nhiễm từ mẹ sang con
Bệnh sùi mào gà lây nhiễm từ mẹ sang con

Mang thai thì bệnh sùi mào gà có lây không? Thai nhi có bị mắc sùi mào gà không?

Nếu như người mẹ bị mắc bệnh sùi mào gà trong thời gian mang thai và sinh thường thì thai nhi có khả năng lây nhiễm rất cao.

Bệnh sẽ lây nhiễm qua cuống rốn và nước ối hoặc lúc chào đời thai nhi tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của mẹ.

Ngoài ra, tiếp xúc với máu và dịch sản cũng như bú cũng có thể khiến bé bị mắc bệnh.

Một số biến chứng nghiêm trọng đối với thai kì:

  • Thai phụ phải sanh mổ vì mụn cóc làm tắc đường sinh.
  • HPV truyền từ mẹ sang thai nhi, trong đường thở của bé hình thành lên các mụn cóc (u nhú đường hô hấp tái phát).

Khi phát hiện mình bị mắc bệnh thì bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo sức khỏe cho con. Không những thế, còn phải có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình trước và trong khi mang thai.

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Dùng chung đồ dùng cá nhân
Dùng chung đồ dùng cá nhân

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh thì bệnh sùi mào gà có lây không?

Bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm sùi mào gà khi dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh. Vì virus HPV có thể tồn tại trên vật dụng cá nhân và vô tình những đồ dùng này dính phải dịch tiết từ các nốt sùi.

Ví dụ: bàn chải, quần áo, quần lót, khăn tắm, khăn mặt, bồn cầu,…

Tốt nhất chúng ta nên chủ động sử dụng đồ của bản thân, hạn chế dùng chung đồ với người khác giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

Đặc biệt, nếu như người khỏe mạnh có vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp với dịch sùi thì sẽ bị lây bệnh.

Bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm sùi mào gà đặc biệt là những người có miễn dịch kém thì nguy cơ bị bệnh lại càng cao hơn.

Vậy bệnh sùi mào gà điều trị dứt điểm được không?

Chúng ta đã cùng tìm hiểu bệnh sùi mào gà có lây không? Lây qua đường nào? Có nguy hiểm không? thì cũng cần phải tìm hiểu liệu sùi mào gà có điều trị dứt điểm được không?

Virus HPV một khi đã xâm nhập vào cơ thể thì rất khó để có thể loại bỏ được hoàn toàn. Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay phương pháp nào điều trị được dứt điểm bệnh.

Chỉ nhằm mục đích ức chế sự phát triển của HPV, giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này là phòng ngừa, đặc biệt là đã có vacxin phòng ngừa bệnh.

Người bệnh cần phải quan tâm đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như:

Người bệnh sùi mào gà phải chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày
Người bệnh sùi mào gà phải chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày
  • Một cơ thể có sức đề kháng cao sẽ giúp giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh vì vậy bạn cần phải ăn uống đẩy đủ chất và hợp lý
  • Có chế độ sinh hoạt hằng ngày (ngủ, nghỉ, làm việc) hợp lý
  • Tập thể dục hàng ngày, để cơ thể trở nên khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt khăn, cốc, bàn chải đánh răng, đồ lót,…
  • Đối với người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì không nên tiếp xúc thân mật
  • Không nên quan hệ tình dục với người mắc bệnh, Sử dụng bao cao su khi quan hệ

Không trị được dứt điểm bệnh sùi mào gà cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải sống chung với virus HPV suốt đời và có thể tái phát bệnh sùi mào gà vào bất cứ lúc nào.

Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà

phương pháp điều trị sùi mào gà
Phương pháp điều trị sùi mào gà

Chúng ta đã tìm hiểu bệnh sùi mào gà có lây không? Lây qua đường nào? Có nguy hiểm không? ở bên trên.

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh sùi mào gà có lây không? Lây qua đường nào? Thì chúng ta cũng cần nắm được các phương pháp điều trị bệnh.

Dưới đây, CCRD sẽ liệt kê ra một vài phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị sùi mào gà bằng Đông Y

Điều trị bệnh sùi mào gà bằng Đông Y
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng Đông Y

Bài thuốc uống

Bài thuốc số 1 
Nguyên liệu 
  • 30g Thổ Phục Linh, 30g Dã cúc hoa
  • 10g Chi Tử, 10g Liên Kiều, 10g Sơn Đậu Căn, 10g Cam Thảo, 10g Hoàng Cầm, 10g Hoàng Bá, 10g Xa Can, 10g Bản Lam Căn, 10g Kim Ngân Hoa
  • 5g Sơn Từ Cô, 5g Thương Truật
Cách thực hiện
  • Bỏ vào nồi sắc lấy nước uống
  • Mỗi ngày dùng 1 thang
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu
  • 30g Thổ Phục Linh
  • 20g Đại Thanh Diệp, 20g Ý Dĩ
  • 15g Tùy Giải,15g Thương Truật,15g Hoàng Bá, 15g Tử Thảo, 15g Mã Xỉ Hiện (rau Sam)
  • 12g Đan Bì
  • 10g Thông Thảo
Cách thực hiện

Đem những nguyên liệu trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang

Lưu ý: Nếu những nốt sùi mào gà có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau, kèm theo đại tiện táo bón thì thêm vào thang thuốc trên

  • 15g Sinh Thạch Cao, 15g Kim Ngân Hoa
  • 9g Đại Hoàng,9g Tri Mẫu

Nếu bệnh tái phát thì thêm vào thang thuốc trên

  • 20g Hoàng Kỳ
  • 15g Bạch Truật
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu
  • 30g Dã Hoa Cúc, 30g Thổ Phục Linh
  • 10g Kim Ngân Hoa, 10g Cam Thảo,10g Bản Lam Căn, 10g Sơn Đậu Căn
  • 10g Liên Kiều, 10g Hoàng Cầm, 10g Chỉ Tử, 10g Hoàng Bá, 10g Thương Truật
  • 5g Sơn Từ Cô
Cách thực hiện
  • Đun sôi sắc lấy nước uống
  • Mỗi ngày dùng 1 thang

Bài thuốc bôi ngoài da

Bài thuốc số 1
Nguyên liệu
  • 30g Dã Cúc Hoa,30g Bản Lam Căn
  • 20g Khô Phàn, 20g Địa Phu Tử, 20g Mộc Tặc
  • 15g Nga Truật
Cách thực hiện
  • Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào nồi, sắc cùng với nước
  • Để nguội, khi nước ấm thì tiến hành ngâm rửa lại chỗ
Bài thuốc số 2:
Nguyên Liệu
  • 50g Mã Xỉ Hiện (rau Sam)
  • 30g Đại Thanh Hiệp
  • 21g Minh Phàn
Cách thực hiện
  • Sắc tất cả nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ để ngâm
  • Đợi cho dung dịch trên đặc lại, dùng ngâm và rửa tại chỗ
  • Mỗi ngày ngâm 2 lần, mỗi lần từ 10-15 phút
Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu:

Ý Dĩ, Hoàng Bá, Hoàng Kỳ, Khổ sâm lượng bằng nhau

Cách thực hiện
  • Đem tất cả nguyên liệu trên đi sấy khô, rồi nghiền thành bột mịn.
  • Sử dụng khoảng 1g rắc lên các nốt sùi, rồi băng lại
  • Bài thuốc này gồm 2 liệu trình, một liệu trình gồm 10 lần rắc thuốc
Bài thuốc số 4:
Nguyên liệu
  • 60g Mã Xỉ Hiện
  • 30g Mộc Tặc Thảo, 30g Khổ Sâm, 30g Sinh Mẫu Lê, 30g Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo
  •  20g Bạch Liễm, 20g Linh Từ Thạch
  • 10g Hồng Hoa
Cách thực hiện
  • Dùng lượng nước vừa đủ để sắc các nguyên liệu trên
  • Đổ ra thau rồi ngâm rửa tầm 20 phút.
  • Thực hiện trong 20 ngày, mỗi ngày ngâm 1 lần
Bài thuốc số 5:
Nguyên liệu
  • 50g Xà Sàng Tử, 50g Mộc Tặc Thảo, 50g Thổ Phục Linh, 50g Khổ sâm, 50g Bách Bộ, 50g Bản Lam Căn
  • 30g Minh Phàn, 30g Xuyên tiêu, 30g Đào Nhân
Cách thực hiện
  • Sắc với nước các nguyên liệu trên
  • Ngâm rửa tầm 30 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Bài thuốc số 6:
Nguyên liệu
  • 50g Khổ Sâm
  • 30g Nga Truật, 30g Tam Lăng
  •  20g Đậu Căn, 20g Mộc Tặc
  • 15g Đào Nhân
  • 12g Đan Bì
Cách thực hiện
  • Nấu tất cả nguyên liệu trên
  • Đổ ra thau, lấy nước ngâm rửa trong khoảng 8-10 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Ngâm đủ 1 liệu trình gồm 14 ngày
Bài Thuốc số 7:
Nguyên liệu
  • 30g Mã Xỉ Hiện
  • 20g Bạch Tiên Bì
  • 15g Tế Tân
  • 10g Mật Quạ
Cách thực hiện
  • Nấu tất cả nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ
  • Sử dụng nước trên ngâm rửa tại chỗ trong 30 phút.
  • Ngâm đều đặn mỗi ngày 2 lần
Bài Thuốc số 8:
Nguyên liệu
  • 45g Mã Xỉ HIện
  • 30g Bản Lam Căn, 30g Khổ Sâm,30g Sơn Đậu Căn
  • 20g Hoàng Bá
  • 15g Mộc Tặc Thảo
  • 10g Đào Nhân, 10g Cam Thảo sống, 10g Bạch Chỉ, 10g Lộ Phong Phòng, 10g Tế Tân
Thực hiện
  • Đem sắc đặc tất cả nguyên liệu trên
  • Thấm nước vào gạc vô trùng, đắp lên tổn thương tầm 15 phút
  • Thực hiện 1 lần/ 1 ngày

Điều trị bệnh sùi mào gà bằng Tây Y

Điều trị bằng thuốc

Thuốc bôi điều trị sùi mào gà
Thuốc bôi điều trị sùi mào gà

Thuốc điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi vì chúng có công dụng tăng sức đề kháng, đồng thời tiêu diệt virus HPV.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng trực tiếp lên vết thương để bong tróc lớp da tại nơi nổi các nốt sần.

Tham khảo một số loại thuốc bôi sùi mào gà
Thuốc Imiquimod (Aldara, Zyclara)
  • Thuốc có công dụng: Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại bệnh sùi mào gà.
  • Khi mới bôi thuốc hoặc khi thuốc vẫn còn trên da người bệnh không nên quan hệ tình dục. Thuốc sẽ làm giảm chất lượng bao cao su, màng nhầy, gây kích ứng da của bạn tình
  • Một số tác dụng phụ: Gây đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi;
Thuốc Podophyllin và podofilox (Condylox)
  • Podophyllin có nguồn gốc là nhựa thực vật, nó có thể phá hủy các mô sùi mào gà.
  • Podofilox cũng có hợp chất hoạt tính giống với podophyllin.
  • Không sử dụng Podofilox ở các khu vực bên trong bộ phận sinh dục, không dùng khi đang mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc: sưng, đau, kích ứng da nhẹ;
Thuốc Sinecatechin (Veregen)
  • Có thể dùng thuốc để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn.
  • Tác dụng phụ nhẹ: đỏ da, ngứa, rát hoặc đau;
Axit tricloaxetic (TCA)
  • Axit tricloaxetic có thể dùng để đốt cháy sùi mào gà, điều trị mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục.
  • Tuy nhiên Axit tricloaxetic có tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị sùi mào gà
Phẫu thuật điều trị sùi mào gà

Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phẫu thuật có những phương pháp như sau:

  • Dùng nitơ lỏng áp lạnh: làm phần da xung quanh vết thương nổi rộp và dần dần bong tróc. Ưu điểm không để lại sẹo, nhưng chỉ có hiệu quả đối với tình trạng nhẹ.
  • Dùng dao mổ điện: đốt nóng các mụn thịt sần sùi, tuy nhiên vết thương hồi phục chậm, có thể để lại sẹo.
  • Cắt bỏ: các mụn thịt có kích thước quá lớn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ. Bệnh nhân phải chịu cảm giác đau sau khi phẫu thuật.
  • Dùng tia Laser: thường áp dụng đối với các nốt sần có có kích thước lớn, nằm riêng lẻ. Không nên áp dụng với nốt sần ở bộ phần sinh dục vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Điều trị sùi mào gà tại nhà

Điều trị sùi mào gà tại nhà
Điều trị sùi mào gà tại nhà

Chúng ta đã tìm hiểu cách điều trị sùi mào gà bằng Đông Y và Tây Y, Tuy nhiên, điều trị tại nhà lại dễ thực hiện hơn vì nguyên liệu có sẵn và không phải tốn nhiều tiền.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà:

Dùng trà xanh

Hợp chất trong thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) có chứa trà xanh cô đặc. Người  có thể mua chiết xuất trà xanh. Sau đó, thêm 1 – 2 giọt dầu dừa vào, thoa lên mụn rộp sinh dục khi điều trị tại nhà.

Dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu Tràm trà có tác dụng điều trị nấm và các sinh vật khác, kể cả sùi mào gà.

Thoa 1 giọt tinh dầu tràm pha loãng vào trực tiếp mụn rộp sinh dục hoặc thoa với dầu dừa.

Có tác dụng: gây kích ứng, bỏng hoặc viêm, làm giảm kích thước sùi mào gà.

Nên kiểm tra cánh tay xem có bị dị ứng với dầu tràm trà không, nếu sau 24 giờ không có phản ứng kích ứng thì có thể sử dụng.

Lưu ý: Không dùng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa trong âm đạo và ngưng sử dụng nếu thấy khó chịu;

Dùng tỏi

Dùng chiết xuất tỏi thoa vào các nốt sùi cũng có tác dụng điều trị bệnh.

Có thể thoa trực tiếp chiết xuất tỏi vào các nốt sùi mào gà hoặc ngâm miếng gạc sạch trong hỗn hợp tỏi, đặt vào mụn rộp sinh dục;

Dùng giấm táo

Giấm táo có các thành phần có tính axit và thành phần này có thể tiêu diệt virus. Bệnh nhân có thể ngâm gạc trong giấm táo và đặt vào các khu vực nổi sẩn sùi mào gà.

Lưu ý: bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi áp dụng các biện pháp trên, không tự ý điều trị để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

CCRD đã thông tin đến bạn Bệnh sùi mào gà có lây không và có nguy hiểm không?.

Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về bệnh sùi mào gà có lây không cũng như cách phòng ngừa cho bản thân và người thân.

Tổng hợp bài viết liên quan đến bệnh sùi mào gà:

Sùi mào gà có tự đào thải được không? Tổng quan sơ lược về bệnh sùi mào gà

Có nên chữa sùi mào gà tại nhà? 4 cách chữa sùi mào gà ở nam và nữ hiệu quả nhất hiện nay

Bị sùi mào gà có thai được không? Các lưu ý khi mắc bệnh sùi mào gà trong lúc mang thai

Đốt sùi mào gà có tái phát không? Đốt sùi mào gà có đau không?

Giải Đáp: Chi phí điều trị Và Chữa sùi mào gà hết bao nhiêu Tiền Năm 2023 ?

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top