Cuộc sống với những áp lực vô hình thậm chí là căng thẳng, mệt mỏi kéo dài lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể mà ngay cả bản thân không hay biết hay chủ quan với những dấu hiệu bất thường. Trong bài viết này CCRD sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh suy nhược cơ thể qua bài viết dưới đây.
Xem thêm
5 BÁC SĨ CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH GIỎI VÀ UY TÍN TẠI TP.HCM
5 ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH UY TÍN TẠI TP.HCM VÀ HÀ NỘI
24+ KINH NGHIỆM VÀ MẸO CHỮA MẤT NGỦ TRONG DÂN GIAN
TỔNG QUAN
1. Bệnh suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể hay còn gọi tắt là suy nhược, đây là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Suy nhược là toàn thân sẽ bị mệt mỏi, cảm giác không được tập trung, không có tinh thần làm việc và thiếu sức sống.
Suy nhược cơ thể thường gặp nhiều nhất ở độ tuổi khoảng từ 20 – 40 tuổi. Vì đây là giai đoạn mà mọi người phải lao động mệt mỏi để kiếm tiền, lo cho cuộc sống cũng như là nguồn lao động chính của gia đình và xã hội.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy nhược cơ thể
Bệnh suy nhược cơ thể có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Dễ ốm vặt và hay ốm: Một trong những dấu hiệu suy nhược dễ nhận thấy nhất là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Người bị bệnh này sẽ có hệ miễn dịch kém, nhiễm virus, dễ lây cảm cúm và cũng dễ ốm vặt
- Mệt mỏi kéo dài: Những người trong tình trạng mệt mỏi, mất tập trung đều được cho là mắc bệnh suy nhược. Người bệnh thường xuyên trong tình trạng đổ mồ hôi trộm kèm theo đó là những dấu hiệu như da tái xanh, hay ngất xỉu bất cứ lúc nào. Nếu như không được phát hiện và thăm khám sớm thì sẽ rất khó phục hồi được sức khỏe như ban đầu
- Giấc ngủ kém: Thường xuyên bị trằn trọc mất ngủ, ngủ ít hoặc không sâu giấc. Có tình trạng hay lờ đờ, mệt mỏi vào ngày hôm sau dẫn đến việc ăn uống không được ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, sút cân hay thậm chí là trí nhớ bị giảm sút, khó tập trung và làm việc không hiệu quả
- Tâm lý thay đổi thất thường: Người bệnh thường hay có những hành động cáu gắt, bi quan, suy nghĩ nhiều. Điều này đã dẫn đến tâm lý bị thay đổi họ không còn cảm thấy vui vẻ hay hứng thú trong công việc cũng như cuộc sống. Nếu tình trạng nặng có thể gây nên stress hoặc hơn thế nữa là trầm cảm hay rối loạn cảm xúc.
TRIỆU CHỨNG & NGUYÊN NHÂN
1. Triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể
Triệu chứng của bệnh suy nhược cơ thể được biểu hiện như sau:
- Vận động bị hạn chế, vận động chậm hoặc rung lắc một cách không kiểm soát, co giật cơ bắp hay chuột rút ở cơ bắp
- Bị sốt
- Đau ở các vùng bị ảnh hưởng
- Có cảm giác mệt mỏi, uể oải như khi bị cúm
- Rối loạn thị giác
- Khó thở, đau tức ngực
- Rối loạn đa ngôn ngữ
2. Nguyên nhân bệnh suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể có một số nguyên nhân dưới đây gây ra bệnh như:
- Việc lao động quá sức cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược. Lao động nặng và làm việc nhiều giờ không nghỉ, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học đã dẫn đến tình trạng cơ thể mỏi mệt, thiếu sức sống và suy nhược về lâu dài
- Những người mắc bệnh lý về huyết áp, nhiễm trùng, thiếu sắt hay suy giảm miễn dịch cũng dễ dàng mắc phải suy nhược cơ thể
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược, chế độ ăn thiếu chất có thể là do đối tượng đang ăn kiêng, kén ăn,…
- Người bị trầm cảm hay bị rối loạn cảm xúc thường có tâm lý bất ổn khiến cho việc sinh hoạt thường ngày trở nên thiếu khoa học hơn, ăn không đủ chất, suy nghĩ nhiều.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác: Phụ nữ mang thai, người cao tuổi kén ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu đi các chất dinh dưỡng nên không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nên dẫn đến tình trạng bị suy nhược
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp ngay bác sĩ khi có các dấu hiệu, triệu chứng như trên mới vừa chia sẻ để có thể kịp thời điều trị. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu.
CHẨN BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Các biện pháp chẩn bệnh suy nhược cơ thể
Có những biện pháp chẩn bệnh suy nhược như sau:
- Khai thác tiền sử bệnh: Việc thăm hỏi tiền sử bệnh sẽ giúp các y bác sĩ tìm ra những nguyên nhân gây bệnh một cách nhanh chóng hơn cũng như lên phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân
- Xét nghiệm: Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm nước tiểu hoặc công thức máu để tìm ra dấu hiệu thiếu máu, nhiễm trùng hay các bất thường khác
- Chẩn đoán hình ảnh: Có thể chẩn đoán qua các xét nghiệm tia X, chụp CT, quét MRI
2. Các phương pháp điều trị bệnh suy nhược cơ thể
- Đông y
Với Đông y phương pháp điều trị bệnh suy nhược cơ thể sẽ là cho uống các bài thuốc đông y, châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp bệnh tình của bệnh nhân mà có thể áp dụng những phương pháp khác nhau
- Tây Y
Hầu hết các thuốc Tây y được dùng để điều trị bệnh suy nhược đều là các vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng hay là các loại thuốc bổ giúp bổ sung những vi chất trong cơ thể đang bị thiếu hụt.
- So sánh ưu nhược điểm 2 phương pháp
Tây Y | Đông Y |
Ưu điểm
Nhược điểm
|
Ưu điểm
Nhược điểm
|
PHÒNG BỆNH SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Để phòng bệnh suy nhược cơ thể, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Học cách cân bằng giữa công việc và sức khỏe
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất khoa học
- Tập thể dục để giải phóng cơ thể
- Ngồi thiền hay yoga để giải tỏa được áp lực cuộc sống
Lời kết:
Bài viết trên đây chia sẻ một số thông tin về bệnh suy nhược cơ thể mà bạn cần nên lưu ý. Hãy chú ý hơn đến chăm sóc và bảo vệ sức sức khỏe của mình vì bệnh này có thể xảy đến bất cứ lúc nào.