200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh thoái hóa cột sống cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Thoái hoá cột sống cổ có xu hướng ngày càng tăng và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Do đó, dù bạn là ai thì cũng nên chuẩn bị kiến thức về bệnh để có thể phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh sớm nhất. Hãy cùng CCRD tìm hiểu thông tin về thoái hóa cột sống cổ qua bài viết dưới đây.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

TỔNG QUAN 

Tình trạng thoái hoá cột sống cổ là gì và những ai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này? Sau đây là những giải đáp chi tiết cho bạn đọc.

Bệnh thoái hoá cột sống cổ
Bệnh thoái hoá cột sống cổ

Xem thêm:

4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG

+9 KINH NGHIỆM VÀ MẸO CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG THUỐC NAM TRONG DÂN GIAN

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ HIỆU QUẢ

Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng cột sống tại vùng cổ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh bắt đầu bằng tình trạng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt cho tới các bao hoạt dịch, dây chằng, rồi dần dần gây ra thoái hóa các đốt sống, khiến người bệnh đau vùng cổ gáy, đặc biệt khi cúi, xoay, ngửa hay vận động ở vùng cổ.

Đây là bệnh lý mãn tính khá phổ biến, diễn biến chậm và có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn đốt sống nào, trong đó đoạn C5 – C6 – C7 là thường gặp nhất.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ?

thoai-hoa-dot-song-co

  • Người lớn tuổi (trên 60 tuổi).
  • Dưới 45 tuổi, bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới. Từ 45 tuổi trở lên, lại xuất hiện nhiều ở nữ giới.
  • Người béo phì. 
  • Người đã từng bị chấn thương hoặc có tiền sử viêm xương khớp.
  • Người làm việc văn phòng phải ngồi lâu và ngồi sai tư thế. 
  • Người hoạt động thể lực mạnh.

NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG 

Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng thường gặp để phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm nhất.

Hinh-anh-dau-moi-co-o-benh-nhan

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hoá cột sống cổ bao gồm:

Nguyên phát:

  • Do tuổi tác: tuổi càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu.
  • Do thói quen sinh hoạt: Sai tư thế ngồi, nằm gối quá cao hoặc vận động dục thể thể thao không đúng cách.
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống thiếu Magie, Canxi, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II là nguyên nhân khiến cột sống ngày càng hư hại, tổn thương. Hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ, dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Thứ phát:

  • Do tính chất của công việc: Người làm việc văn phòng, ít vận động hoặc những người làm việc nặng nhọc, vận động sai tư thế.
  • Do chấn thương: Bị té ngã hoặc tai nạn mà không được điều trị dứt điểm gây ảnh hưởng đến cột sống.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ thường gặp

Cac_bin_phap_khc_phc_tinh_trng_thoai_hoa_ct_sng_c2

Triệu chứng chung

  • Đau nhức, Mệt mỏi, khó thở kèm co thắt dạ dày
  • Cứng các cơ lưng, cổ vai gáy vào sáng sớm
  • Đau âm ỉ cột sống, các cơn đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Sốt, đau đầu, chóng mặt
  • Chân tay yếu hoặc tê bì
  • Đau ở vùng vai

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

  • Vùng cổ, cứng cơ, vận động cổ khó khăn
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Người bệnh có thể đau lan xuống một bên vai hoặc cánh tay
  • Bả vai, cánh tay hoặc ngón tay tê yếu hoặc liệt
  • Xuất hiện tình trạng nấc ngáp
  • Đau đầu, chóng mặt

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

  • Đau thắt lưng âm ỉ và có thể kéo dài trong nhiều tuần
  • Khi người bệnh vận động, xoay người hoặc khiêng vác đồ vật các cơn đau có thể tăng lên
  • Nghiêm trọng hơn là các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tình trạng tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.
  • Gây ra hiện tượng mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo các cơn đau co thắt ở cơ bắp.

BIẾN CHỨNG

Bệnh thoái hoá cột sống cổ có thể để lại những biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy đó là những biến chứng bệnh nào?

Thoai-hoa-dot-song-co-c-4-c-5-va-nhung-dieu-can-luu-y

Các biến chứng thường gặp của thoái hóa cột sống cổ

  • Gây ra tình trạng gai cột sống do lớp sụn bị bào mòn, làm biến dạng đầu xương đốt sống ảnh hưởng đến mô mềm và rễ thần kinh xung quanh.
  • Gây nên hội chứng tăng – giảm huyết áp bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Gây rối loạn tiền đình do cản trở lưu thông máu tới não làm xuất hiện các cơn đau đầu, chóng mặt hoặc người bệnh chán ăn.
  • Thoái hoá cột sống có thể gây thoát vị đĩa đệm do lớp bao bên ngoài bị tổn thương làm cho nhân nhầy thoát ra và đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu. 

Trường hợp thoát vị đĩa đệm tác động lên đám rối thần kinh đuôi ngựa, gây ra tình trạng mất kiểm soát ruột và bàng quang, thậm chí là gây rối loạn chức năng tình dục. 

  • Gây ra hội chứng cổ – tim do đốt sống cổ bị lệch khỏi vị trí ban đầu làm chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động tim và làm rối loạn nhịp tim kéo dài hoặc làm xuất hiện ở người bệnh các cơn đau tim một cách đột ngột.
  • Gai cột sống và đĩa đệm bị thoát ra có thể chèn vào các rễ thần kinh gần đó gây đau, tê ngứa tay chân và cũng có khả năng gặp một số vấn đề như: Đau thần kinh tọa. tổn thương thần kinh vĩnh viễn, hội chứng cổ vai gáy
  • Có thể gây mất ngủ mất ngủ kéo dài, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Các biến chứng khác như: Đau đầu, chóng mặt, đau yếu các chi, khó khăn khi vận động và thậm chí là liệt.

CHẨN BỆNH & ĐIỀU TRỊ

Phương pháp chẩn bệnh thoái hóa cột sống cổ

  • Chẩn bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng
  • Chẩn bệnh dựa vào việc thực hiện một số xét nghiệm bằng hình ảnh:
    • Chụp X – quang để kiểm tra liệu cột sống có bị tổn thương không.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định những tổn thương.
    • Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT) kết hợp với chụp CT nhằm xác định cụ thể vị trí cột sống bị tổn thương
  • Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu hay hút dịch tủy sống để loại trừ các bệnh lý khác gây đau cột sống. 

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ

  • Các phương pháp Đông Y

  • Châm cứu 

Châm cứu là phương pháp tác động vào vùng cột sống đang bị tổn thương, giúp kích thích cơ thể sản sinh chất Endorphin giúp giảm đau và chống viêm một cách tự nhiên.

Châm cứu chữa thoái hoá cột sống cổ
Châm cứu chữa thoái hoá cột sống cổ
  • Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp giúp tăng cường sức mạnh và cải thiện tính linh hoạt các cơ ở vùng cổ và lưng, hỗ trợ duy trì chức năng của cột sống và thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Tập luyện thường xuyên đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh

  • Các phương pháp Tây Y

  • Sử dụng thuốc điều trị: 

Một số loại thuốc thường các bác sĩ chỉ định được dùng để điều trị thoái hóa cột sống cổ như: Paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau opioid,…

Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

  • Phẫu thuật: 

Đây là phương pháp điều trị cuối cùng, thường được chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp sau: 

  • Không thể đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị nội khoa và không thể phục hồi sau 3 tháng
  • Xuất hiện tình trạng chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống
  • Trượt đốt sống độ 3 – 4
  • Tổn thương đĩa đệm nặng nề và người bệnh cần được thay đĩa đệm nhân tạo
  • Đau thần kinh tọa lâu dài hoặc tình trạng hẹp ống sống nghiêm trọng 
  • Nên chọn phương pháp Đông Y hay Tây Y để điều trị thoái hóa cột sống cổ?

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng Đông y hay Tây y tốt hơn? Hãy theo dõi bảng so sánh sau đây để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

So sánh 2 phương pháp Đông Y và Tây Y 

 

Đông Y Tây Y
Ưu điểm
  • An toàn, lành tính
  • Hầu như không để lại biến chứng và tác dụng phụ
  • Hiệu quả điều trị bệnh lâu dài và tác dụng toàn thân 
  • Hiệu quả tác động nhanh chóng
  • Sử dụng dễ dàng
Nhược điểm
  • Hiệu quả chậm và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người
  • Khó dùng nếu không quen
  • Có thể bị lờn thuốc 
  • Có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe

 

Kết luận

Cả 2 phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, người bệnh có thể cân nhắc để lựa cho cho phù hợp. Tuy nhiên, Đông y vẫn là phương pháp chữa bệnh được khuyên dùng để đảm bảo sức khoẻ vì không để lại biến chứng và có hiệu quả điều trị bệnh lâu dài. 

PHÒNG BỆNH

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Cần cung cấp các loại vitamin và khoáng chất tốt cho hệ xương khớp 
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamine cho cơ thể.
  • Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày và tránh để cơ thể mất nước.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Có một chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh
  • Tránh khiêng vác quá nặng gây áp lực lên cột sống
  • Chú ý điều chỉnh tư thế đúng khi làm việc, học tập,…
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng và cải thiện các khớp xương
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân làm ảnh hưởng đến cột sống
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và tránh tình trạng stress

Q&A

  • Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Câu trả lời là Có. Bởi nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng xảy ra như đã nêu trên.

  • Thoái hóa cột sống có di truyền không?

Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh thoái hoá cột sống có tính di truyền do sự hiện diện của một số gen có thể làm tăng nguy cơ phá vỡ lớp sụn khớp cột sống ở những đối tượng trẻ tuổi và gây biến dạng cấu trúc xương khớp làm cho cho quá trình thoái hóa xảy ra dễ dàng hơn. 

  • Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?

Câu trả lời là Không. Không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa cột sống. Cả phương pháp Đông y và Tây y chủ yếu tập trung vào việc giảm đau các đốt sống, làm chậm quá trình thoái hoá đốt sống và giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Lời kết:

Bệnh thoái hoá cột sống cổ có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, dù già hay trẻ thì cũng không nên chủ quan để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe.

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top