200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh vảy nến có lây không? Một số biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến.

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, tỷ lệ người mắc bệnh này cũng khá cao. Vậy bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền hay không? Và biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến như thế nào?

Để trả lời câu hỏi bệnh vẩy nến có lây không? Hãy cùng CCRD tìm hiểu Bệnh vẩy nến có lây không? Một số biến pháp phòng ngừa bệnh vảy nến qua bài viết dưới đây

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Bệnh vảy nến là gì?

benh vay nen co lay khong

Bệnh vảy nến là tình trạng một số vùng trên da xuất hiện những mảng đỏ, hình thành vảy và đôi khi sẽ gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

Vảy nến thường xuất hiện do những vết thương nhỏ khi bạn bị căng thẳng, bị nhiễm trùng hay khi tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô. 

Hiện nay việc điều trị chỉ góp phần kiểm soát tình trạng bệnh, giảm cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh chứ chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm. Vì thế mà người mắc bệnh phải chấp nhận sống chung với chúng suốt đời. 

Xem thêm

15+ Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện

9+ bài thuốc Đông Y chữa vảy nến hiệu quả

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh

Triệu chứng thường gặp:

Tuỳ vào vị trí xuất hiện mà bệnh vảy nến thường có những triệu chứng như sau:

  • Viêm khớp vảy nến: xuất hiện sưng khớp ở ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…
  • Vảy nến ở móng: móng dày, xuất hiện rỗ trên bề mặt móng.
  • Vảy nến thể mảng: các mảng da xuất hiện ở  đầu gối, khuỷu tay và vùng dưới lưng.
  • Vảy nến dạng mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và chân.
  • Vảy nến dạng giọt: có những tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp trên cơ thể (thường gặp ở trẻ em).
  • Vảy nến ở da đầu: xuất hiện vảy hoặc những mảng da dày có màu trắng bạc trên da đầu.
  • Vảy nến nếp gấp: tổn thương xuất hiện ở các vùng nếp gấp của da như nách, mông, háng… ( thường gặp ở những người béo phì).

Bệnh vảy nến có lây không?

Thông thường các bệnh ngoài da có nguy cơ lây nhiễm cao khiến cho chúng ta lo lắng không biết rằng bệnh vảy nến có lây không?  

Đối với vảy nến là bệnh ngoài da không phải do bất cứ virus hay vi khuẩn nào gây ra, vì thế bệnh vảy nến không có cơ hội lây nhiễm từ người sang người thông qua việc tiếp xúc lẫn nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc một cách bình thường với người bệnh qua niêm mạc, dịch hay quan hệ tình dục mà không cần phải lo lắng gì.  

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Theo nghiên cứu cho thấy rằng bệnh vảy nến có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì tỉ lệ con mắc bệnh là 10%, nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ con mắc bệnh sẽ lên đến 40%.

Cụ thể các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong những tổn thương da của người bệnh do vảy nến gây ra đã tìm thấy gen đột biến (alen). Cứ 1 alen sẽ góp phần vào việc di truyền bệnh vảy nến giữa những người có cùng huyết thống gần trong gia đình. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh ngoài da có thể tái phát lại nhiều lần. Nếu không có biện pháp điều trị đúng cách sẽ có thể gây nên các biến chứng nặng. Do vậy, hãy luôn luôn chủ động phòng bệnh ngay từ bây giờ để ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng bệnh một cách tối đa.

Dưới đây là một số biện pháp phòng người bệnh cần lưu ý:

Giữ vệ sinh sạch sẽ làn da của bạn: Là một bệnh về da nên việc giữ cho làn da sạch sẽ là điều đầu tiên mà bạn cần phải lưu ý. Ngoài ra, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, ô nhiễm, dị ứng để các dị nguyên không có điều kiện xâm nhập gây hại cho làn da. 

Lựa chọn sản phẩm dưỡng da an toàn, phù hợp: Cần lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên nếu bạn đã bị bệnh để chăm sóc da một cách an toàn nhất. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm khi thời tiết chuyển lạnh để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. 

Bảo vệ cơ thể khi thời tiết lạnh: Sử dụng áo khoác, khăn choàng cổ, bao tay…để giữ ấm bảo đảm ấm áp cho cơ thể của bạn khi trời lạnh và hạn chế ăn hoặc uống những loại thực phẩm lạnh để bảo vệ sức khỏe. 

Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh dùng những thực phẩm có hại, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều gia vị,….Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, thức uống có ga, thuốc lá,…

Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh tình trạng mất nước, góp phần dưỡng ẩm cho da bị khô và bong tróc.

Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, đảm bảo ngủ đủ giấc, không nên làm việc quá sức,…

Bảo vệ cơ thể tránh khỏi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời: Nên hạn chế đi ra ngoài khi trời nắng nóng và đảm bảo cho làn da của bạn được bảo vệ tốt nhất bằng cách mặc áo khoác, bao tay, khẩu trang, mũ nón, kem chống nắng,…

Lựa chọn quần áo phù hợp: với thời tiết, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, thoải mái để giúp cơ thể hạn chế tình trạng tiết ra nhiều mồ hôi. 

Luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khoẻ để hạn chế được bệnh một cách tốt nhất.

Trên đây là một số biện pháp để giúp bạn phòng ngừa bệnh vẩy nến, tuy nhiên khi thấy xuất hiện triệu chứng mắc bệnh cần phải đến thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và chữa trị đúng cách.

Lời kết

CCRD đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh vẩy nến có lây không qua bài viết ở trên. Bệnh vảy nến tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, stress với những ảnh hưởng thẩm mỹ về da.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết về bệnh vảy nến cũng như các biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ làn da của mình.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top