200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da mãn tính, nếu không nắm rõ thông tin về bệnh để tìm được phương pháp kiểm soát tốt, thì ngoài những ảnh hưởng thẩm mỹ trên da, các biến chứng của bệnh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bị bệnh.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

TỔNG QUAN

Xem thêm

9+ bài thuốc Đông Y chữa vảy nến hiệu quả

8 Bác sĩ khám chữa bệnh vảy nến giỏi, uy tín tại TP.HCM và Hà Nội

8 Bệnh Viện Phòng Khám chữa bệnh vảy nến tốt ở TP.HCM và Hà Nội

1. Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy, phổ biến nhất ở phần đầu gối, khuỷu tay, thân và da đầu.

Bệnh vẩy nến là một bệnh phổ biến, mãn tính, chưa có thuốc chữa. Bệnh có thể gây đau đớn, cản trở giấc ngủ và khiến người bệnh khó tập trung. Tình trạng này có xu hướng trải qua các chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần trong một thời gian. Các tác nhân thường gặp những người có khuynh hướng di truyền nến bao gồm nhiễm trùng, vết cắt hoặc vết bỏng và một số loại thuốc.

2. Các thể của bệnh vảy nến

Triệu chứng đặc trưng thường thấy của bệnh là những mảng dày màu đỏ, phủ bởi các vảy trắng. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện, đặc điểm của tổn thương mà ta sắp xếp các triệu chứng riêng biệt theo từng thể bệnh như:

  • Vảy nến thể mảng
  • Vảy nến mụn mủ
  • Vảy nến giọt
  • Viêm khớp vảy nến
  • Vảy nến móng
  • Vảy nến da đầu
  • Vảy nến nếp gấp

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến gồm:

  • Những người sử dụng rượu, thuốc lá trong thời gian dài, có dấu hiệu nghiện.
  • Những người bị diễm trùng da
  • Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên bệnh thường khởi phát trong khoảng từ 15 đến 30.

TRIỆU CHỨNG & NGUYÊN NHÂN

1. Triệu chứng

Vảy nến là tình trạng viêm da với nhiều các mức độ khác nhau. Các triệu chứng của bệnh sau đây sẽ giúp ta nhận ra có mắc bệnh hay không?

  • Triệu chung chung: người bệnh thường hay gặp các tình trạng trên da xuất hiện thành từng mảng, màu đỏ được bao phủ bởi các lớp vảy có màu trắng và bạc.

Tùy thuộc vào các vị trí bệnh và căn cứ vào đặc điểm của các tổn thương mà vảy nến còn có các triệu chứng riêng biệt khác nhau phụ thuộc vào từng dạng bệnh:

  • Vảy nến thể mảng: mảng da xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối cùng vùng dưới lưng.
  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở phần da tay và chân.
  • Vảy nến thể giọt: tổn thương dạng hình giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường thấy ở trẻ em, sau đợt viêm họng do Streptococcus.
  • Vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống và đầu gối…

2. Nguyên nhân

Bệnh vảy nến có liên quan đến rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào và có sự xuất hiện của cytokine. Các tế bào lympho T trong cơ thể có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh rồi tấn công, làm chúng bị tổn thương. Các yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:

Yếu tố di truyền: Chia làm 2 kiểu: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường gặp trong khoảng từ 16 đến 22 tuổi. Kiểu này thường khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan với yếu tố di truyền. Kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi sau 57 đến 60 tuổi. Kiểu này thường nhẹ hơn, ít liên quan đến yếu tố di truyền.

Yếu tố ngoại sinh: Bệnh vảy nến có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh sớm ở những người có yếu tố di truyền hoặc khiến bệnh nặng hơn: 

  • Chấn thương
  • Stress kéo dài
  • Bỏng nắng
  • Phẫu thuật
  • Một số loại thuốc có chứa các thành phần như corticosteroid, beta blockers,… nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ có thể gây ra bệnh vảy nến
  • Nhiễm trùng da

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu gặp những tình trạng bệnh sau đây:

  • Bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc các vùng viêm da lan rộng
  • Bệnh đem lại những khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của làn da. 
  • Không cải thiện sau khi đã sử dụng thuốc điều trị

CHẨN BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Các biện pháp chẩn bệnh vảy nến

Các biện pháp chẩn đoán bệnh có thể kể đến như: quan sát trực quan da, móng tay, và da đầu của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sinh thiết mẫu da để xét nghiệm nếu các dấu hiệu trực quan không rõ ràng.

2. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Đông y

Hiện nay, tuy vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn để bệnh vảy nến, nhưng việc điều trị theo đông y giúp cho bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng bệnh gây ra, và giúp cho bệnh không trở nặng hơn. .

Phương pháp điều trị đông y tùy thuộc vào thể bệnh của bệnh nhân mà có các bài thuốc khác nhau. Bên cạnh các bài thuốc bằng đường uống thì người bệnh nên kết hợp thêm các bài thuốc bôi để tăng cao hiệu quả trong việc điều trị bệnh. 

Việc điều trị bằng phương pháp đông y cần lưu ý một số điều sau:

  • Phương pháp Đông Y hiện nay được nhiều người tin dùng nhưng để có kết quả tốt nhất, tránh những biến chứng không đáng mong muốn, người bệnh nên thực hiện sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Kiên trì sử dụng đúng liều, trong thời gian dài. 

Tây Y

Các phương pháp điều trị tham khảo:

Điều trị tại chỗ: Phương pháp thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, kết hợp cùng các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng để bôi ngoài da như: corticosteroid, retinoid, hắc ín, anthralin, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin.

Điều trị toàn thân: phương pháp này sử dụng trong các trường hợp bệnh đã nặng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine.

Quang trị liệu: đây là phương pháp sử dụng các tia sáng như UVA, UVB, laser để điều trị vảy nến. 

Sử dụng các loại thuốc sinh học có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên giá thành của các loại thuốc này hiện nay khá cao, nên phương pháp này không được sử dụng phổ biến.

So sánh ưu nhược điểm 2 phương pháp Đông Y và Tây Y

 

Ưu điểm Nhược điểm 
Đông Y –  An toàn với người bệnh sử dụng thuốc

– Kết hợp điều trị và phục hồi trong thời gian dài, ngăn ngừa bệnh tái phát

– Chi phí điều trị thấp, phù hợp với nhiều điều kiện bệnh nhân

– Tác dụng chậm, cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy kết quả. 

– Có tác dụng tốt nhất ở những giai đoạn đầu của bệnh

– Phải chọn các địa chỉ thăm khám uy tín và các bác sĩ kê đơn đảm bảo. 

Tây Y – Có tác dụng tức thời ngay khi mới dùng thuốc

– Giảm đau, viêm nhiễm da

– Thuốc có tác dụng tạm thời, không có hiệu quả lâu dài

– Không điều trị triệt để bệnh

– Chức năng tiêu hóa và tuần hoàn ảnh hưởng sau thời gian dài sử dụng thuốc, làm suy giảm chức năng gan, thận. 

PHÒNG BỆNH

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến

Cần xây dựng phong cách sống và thói quen sinh hoạt đóng tốt, đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa vảy nến.

  • Sử dụn thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh da và thân thể.
  • Khám da liễu định kỳ 1 năm 1-2 lần
  • Chăm sóc da cẩn thận, không nên để da bị khô, bong tróc và tổn thương
  • Nên đi khám nếu có dấu hiệu của viêm, nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt khi thấy kèm triệu chứng sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.
  • Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị stress quá mức.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia. Bỏ các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ khỏi thực đơn hằng ngày. 
  • Bổ sung vào thực đơn hằng ngày với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.

Q & A

1. Bệnh vảy nến có gây nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại rất dai dẳng, khó chữa, và để lại nhiều di chứng, thẩm mỹ trên da, khiến người bệnh tự ti, tâm lý. 

2. Bệnh có thể chữa được không?

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị hiện tại là giúp giảm viêm và kiểm soát tình trạng bệnh, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh đối với cơ thể. Do vậy người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kiểm tra bệnh định kỳ.

3. Bệnh vảy nến để lại những biến chứng gì?

Các biến chứng của bệnh thường gặp là:

  • Biến chứng trên xương khớp
  • Biến chứng hệ tim mạch: Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp
  • Biến chứng nội tiết: Tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Nguyên nhân do bệnh vảy nến làm tăng nồng độ insulin trong máu. 
  • Biến chứng trên thận: Một số các bệnh nhân bị vảy nến xuất hiện biến chứng gây ra tình trạng suy thận. 
  • Biến chứng trên thị lực: Bệnh có thể dẫn đến ngứa, nóng rát, khô mắt và rối loạn chuyển động của đồng tử. 
  • Biến chứng trên thính giác
  • Biến chứng ở miệng

4. Bệnh vảy nến có lây không? 

Đây là bệnh ngoài da, không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Nên bệnh vảy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc. Tuy nhiên, theo một số các nghiên cứu cho thấy, bệnh có tính di truyền ( 10% nếu một trong bố hoặc mẹ bệnh, 40% nếu cả bố và mẹ đều bệnh) 

Lời kết

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc sẽ có những thêm cho mình nhiều thông tin trong tìm hiểu về vảy nến, từ đó hiểu các phương pháp ngăn ngừa, điều trị căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top