200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

5+ Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 ( thoát vị đĩa đệm thắt lưng) là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất ở Việt Nam.

Hiểu rõ điều này nên CCRD đã tổng hợp 5+ Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4, L5 qua bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 là gì?

Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4, L5
Thoát vị đĩa đệm L4, L5

Trên cơ thể con người, cột sống đóng vai trò là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể và được tạo thành từ 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, bao gồm:

  • 7 đốt sống ở cổ: C1 – C7
  • 12 đốt sống ở lưng: D1 – D12
  • 5 đốt sống ở thắt lưng: L1 – L5
  • 5 đốt sống ở hông: S1 – S5
  • 4 đốt sống cụt.

Xem thêm

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

5 Bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi và uy tín tại TPHCM

6+ bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y hiệu quả

L4, L5 là hai đốt sống có vị trí thấp nhất trong cột sống thắt lưng và có vai trò rất quan trọng: nâng đỡ cho phần trên của cơ thể, giúp cơ thể có thể cử động theo nhiều hướng khác nhau.

Vì vậy, đây cũng là vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi có tác động mạnh vào cột sống. Ngoài ra, đốt sống L4, L5 kết hợp cùng đĩa đệm, dây thần kinh và các mô mềm giúp cơ thể hoạt động hay chuyển động.

Bên ngoài đĩa đệm, giữa đốt sống L4 và L5 có một bao xơ, nếu bị rách hoặc đứt sẽ tạo nên khe hở, nhân nhầy sẽ chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành nên khối thoát vị hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5.

Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau rõ ràng hơn khi khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy. Khiến cho lưng đau thắt và có nguy cơ để lại biến chứng rất cao.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống
  • Vận động sai tư thế, hay mang vác vật nặng.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chấn thương, suy dinh dưỡng, thừa cân, hút nhiều thuốc lá, mắc các bệnh về cột sống bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm: thừa cân, béo phì,..

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm L4, L5

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột từ thắt lưng xuống tới mông
  • Cảm giác đau hơn khi đứng/ngồi lâu, hoặc khi di chuyển.
  • Mức độ đau tăng dần khi ho, hắt hơi, khom người, đi lại nằm nghiêng hoặc đại tiện
  • Đau dọc theo dây thần kinh, lan dọc từ lưng eo phía ngoài xuống tới đầu gối hoặc bàn chân
  • Tê bì chân, khiến chân mất cảm giác, đau nhức mu bàn chân, vận động ít.
  • Ngứa ran ở bàn chân và mông
  • Đĩa đệm chèn lên dây thần kinh khiến cơ bắp bị yếu
  • Cảm giác nóng lạnh bất bình thường, rối loạn xúc giác
  • Có hiện tượng không đi tiểu được và không kiểm soát được.

5+ Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 bằng Đông Y

Nếu như bạn sợ phải phẫu thuật và tiêm thuốc thì phương pháp Đông Y là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua. Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến trong Đông Y bao gồm: dùng thuốc, kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Bài thuốc uống Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước

Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước
Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước

Nguyên liệu: Rễ cỏ xước các vị 20g, Đỗ trọng 16g, Lá lốt 16g

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sắc thuốc từ 6 chén nước còn 2 chén nước, uống trong 2 lần mỗi ngày. Kiên trì uống trong khoảng 2 tuần, các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Ngải cứu – vị thuốc trị xương khớp phổ biến trong đông y

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Ngải cứu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Ngải cứu

Nguyên liệu: Lá ngải cứu 300g, Mật ong khoảng 3 thìa cafe

Các thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, giã nát và trộn với mật ong, lọc lại với nước thành nước thuốc. Bệnh nhân uống 2 tuần, mỗi ngày 2 lần.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Gạo lứt – bài thuốc đông y chữa thoát vị địa đệm đơn giản:

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Gạo lứt
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Gạo lứt

Nguyên liệu: 200g gạo lức

Cách thực hiện: rang gạo rồi xay nhuyễn thành bột, bảo quản trong bình kín. Mỗi ngày, pha vài muỗng bột gạo lứt với nước sôi rồi uống tương tự như trà.

Bài thuốc đông y từ cây lá tốt chữa thoát vị đĩa đệm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Nguyên liệu: 30g Lá lốt tuôi, 30g Bưởi bung, 30g Vòi voi, 30g Cỏ xước

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu rồi sắc với 1 lít nước cho đến khi vơi đi một nửa thì uống. Mỗi ngày nên uống 2 lần và kiên trì sử dụng.

Bài thuốc đắp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Ngải cứu kết hợp với muối hạt

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Ngải cứu kết hợp với muối hạt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Ngải cứu kết hợp với muối hạt

Nguyên liệu: ngải cứu, muối hạt và tấm vải mỏng.

Cách thực hiện: rửa sạch ngải cứu, sau đó thêm muối hạt vào chảo và đảo với lửa nhỏ đến khi tạo thành hỗn hợp rắn, nóng. Đổ hỗn hợp này ra tấm vải mỏng, gói lại và đặt vào vị trí đang đau. Kiên trì áp dụng phương pháp này liên tục sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Khắc phục thoát vị đĩa đệm nhờ đắp xương rồng

Khắc phục thoát vị đĩa đệm nhờ đắp xương rồng:
Khắc phục thoát vị đĩa đệm nhờ đắp xương rồng:

Nguyên liệu: 2 – 3 lá xương rồng bẹ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, ngâm xương rồng trong nước muối loãng trong 5 – 7 phút đến khi sạch nhựa và mủ.
  • Nướng xương rồng và sử dụng miếng xương rồng đã nướng lên khu vực đau. Khi xương rồng nguội hơn, có thể nướng lại và chườm tiếp.

Thực hiện bài thuốc này khoảng 2 lần một ngày, liên tục trong 10 – 15 ngày, cơn đau sẽ cải thiện một cách nhanh chóng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y nhờ đu đủ xanh, rượu và gừng

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y nhờ đu đủ xanh, rượu và gừng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y nhờ đu đủ xanh, rượu và gừng

Nguyên liệu: đu đủ bánh tẻ, rượu trắng, gừng tươi và một túi vải sạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đu đủ và gừng.
  • Đối với đu đủ, cắt bỏ phần đầu đu đủ (cách cuống 5 cm).
  • Đối với gừng, rửa sạch, gọt vỏ và giã nhuyễn.
  • Trộn hai nguyên liệu trên với rượu trắng đến khi tạo thành hỗn hợp sệt, đổ hỗn hợp này vào lòng quả đu đủ, đậy cuống và nướng chín.
  • Khi thấy đu đủ chín, cạo bỏ phần vỏ cháy ở ngoài và cho đu đủ vào túi sạch, bóp nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng đau trong vòng 20 phút.

bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm

bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm
Bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm
  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bài tập xoay cổ, căng giãn cổ sang 2 bên, bài tập ngồi vặn mình hay đứng cúi gập người,…
  • Bài tập dành cho thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Bài tập ôm tay bó gối, tư thế rắn hổ mang, tư thế bắc cầu,…
  • Bài tập với xà đơn: Để 2 tay rộng bằng vai, nắm chặt vào xà, kéo người lên theo phương thẳng đứng để kéo giãn cột sống cổ, lưng và thư giãn cột sống.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4, L5 bằng Tây Y

Thuốc Tây Y chữa thoát vị đĩa đệm

Nhóm thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, Neurontin,… dùng để giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ.

Tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận, vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.

Thuốc kháng viêm không Steroid: Các loại thuốc kháng viêm không Steroid được dùng phổ biến hiện nay là: Meloxicam, Diclofenac… dùng để tiêm, bôi hoặc uống tại chỗ.

Meloxicam: Dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm trong thời gian ngắn.

  • Dạng tiêm: 1 lần/1 ngày (không quá 15mg/ngày)
  • Dạng uống: 7,5mg/lần/ngày

Diclofenac: Dùng cho người bị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm.

  • Người lớn uống từ 75 – 150mg/ngày (chia thành 2-3 lần/ ngày)
  • Trẻ em uống dưới 10mg/ngày và theo hướng dẫn của bác sĩ

Vitamin cho thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng một số loại vitamin bổ thần kinh nhóm B như: B1, B6, B12…

Liều lượng sử dụng như sau:

  • Vitamin B12: 100 – 500mcg/ngày
  • Vitamin B1: 1,5 mg/ngày
  • Vitamin B6: 2mg/ngày

phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Nếu người bệnh sử dụng thuốc và các biện pháp phục hồi, kéo giãn cột sống sau 6 tháng không hiệu quả và bị thoát vị đĩa đệm nặng đe dọa khả năng vận động thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Những phương pháp mổ phổ biến hiện nay:

  • Mổ hở
  • Mổ vi phẫu qua ống nong
  • Mổ nội soi

Vậy  CCRD đã giới thiệu bạn Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4, L5 qua bài viết ở trên. Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn và giúp bạn mau lành bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top