Bệnh vảy nến ở da đầu gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không ít đến thẩm mỹ làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, xấu hổ. Ngoài những chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên kết hợp những phương pháp điều trị tại nhà.
Hãy cùng tham khảo cách chữa vảy nến ở da đầu tại nhà ngay sau đây nhé.
Xem thêm
9+ bài thuốc Đông Y chữa vảy nến hiệu quảBệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh
8 Bác sĩ khám chữa bệnh vảy nến giỏi, uy tín tại TP.HCM và Hà Nội
15+ Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả
1. Cách chữa vảy nến da đầu bằng muối
Muối được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, sát trùng vết thương ở ngoài da rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với việc điều trị vảy nến thì không sử dụng loại muối thông thường mà người bệnh phải sử dụng muối Epsom. Đây là loại muối khoáng chất tự nhiên có chứa magie, lưu huỳnh và oxy thích hợp để điều trị các bệnh viêm da vì nó có đặc tính chống viêm giảm ngứa rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Bạn sử dụng muối Epsom pha loãng với nước ấm để ngâm rửa vùng da đầu bị tổn thương hoặc có thể ngâm tắm toàn thân nếu tổn thương lan rộng.
Cách 2: Bạn có thể sử dụng hạt muối Epsom mát-xa nhẹ nhàng trên da đầu để có tác dụng tiêu viêm tốt hơn.
2. Cách chữa vảy nến da đầu bằng nha đam
Nha đam thường được sử dụng rộng rãi để chữa các vết bỏng và giảm mẩn đỏ ở da. Một số hoạt chất có trong nha đam có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, vì vậy dân gian còn tận dụng nha đam để làm dịu kích ứng trên vùng da bị vảy nến. Mặc dù không thể ngăn chặn sự tích tụ tế bào chết dư thừa, nhưng nha đam có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và dưỡng ẩm cho da đầu một cách hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Bẹ nha đam tươi bạn đem gọt vỏ, rửa cho sạch nhớt rồi xay nhuyễn.
- Thoa nha đam lên vùng da đầu bị vảy nến.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút để loại bỏ vảy trên da, đồng thời giúp cho các dưỡng chất trong nha đam được thấm sâu hơn vào da.
- Ủ nha đam trên da đầu thêm 15 phút, rồi bạn xả sạch lại với nước.
- Thường xuyên dùng để thoa lên da đầu tối đa 3 lần một ngày da đầu sẽ trở nên mềm mại hơn.
3. Cách chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit linoleic, axit lauric… và vitamin E, vitamin C. Các hoạt chất có trong dầu dừa cho tác dụng kháng khuẩn sát trùng, làm mềm da, giảm ngứa ngáy, tiêu viêm và tái tạo chữa lành da rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Bạn làm sạch vùng da đầu bị tổn thương, dùng dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da đó, mát xa nhẹ nhàng trong vài phút để dưỡng chất được thẩm thấu sâu. Với cách này mỗi ngày bạn nên thực hiện 2-3 lần để điều trị hiệu quả nhất.
Cách 2: Dầu dừa nguyên chất bạn đem trộn cùng với tỏi tươi giã nát, sau đó dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến khoảng 15 phút. Cuối cùng là dùng nước ấm rửa sạch lại da đầu. Mỗi ngày bạn nên thực hiện 1 lần sẽ giúp giảm thiểu bệnh.
4. Cách chữa vảy nến da đầu bằng Tỏi
Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra tỏi có đặc tính chống viêm mạnh mẽ và có công dụng chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng da, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bởi vì trong tỏi có chứa nhiều chất và hợp chất như: Allicin, Ajoene, Diallyl sulfide, Selenium… Chính vì thế mà tỏi cũng được ưu ái để sử dụng điều trị vảy nến ở da đầu, giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy, loại bỏ vảy và làm ức chế, tiêu diệt một số tác nhân gây ra bệnh vảy nến.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn xay nhuyễn hoặc ép tỏi rồi trộn với kem lô hội hoặc gel theo tỷ lệ 1 : 1.
- Đắp hỗn hợp lên khu vực bị vảy nến trong khoảng 15 đến 20 phút.
- Rửa sạch vùng da với nước.
Sử dụng phương pháp này hàng ngày giúp giảm tình trạng da tróc vảy và ngứa.
5. Cách chữa vảy nến da đầu bằng trà xanh
Trà xanh có vị hơi đắng tính hàn nên được dân gian tận dụng để điều trị các bệnh da liễu như á sừng, mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da cơ địa, vảy nến…. Theo y học hiện đại, trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như là catechin, caffeine, tannin… là những chất giúp điều chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Do đó, trà xanh rất thích hợp để trị vảy nến, giúp hạn chế tình trạng bong tróc da và làm chậm quá trình hình thành lớp sừng mới.
Cách thực hiện như sau:
- Trà xanh rửa sạch, ngâm với nước muỗi pha loãng để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn trên lá.
- Vò nát lá trà xanh và cho vào nồi đun cùng với 1,5 – 2 lít nước.
- Để nước trà nguội bớt hoặc bạn có thể pha với nước mát rồi dùng để gội đầu hàng ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
6. Cách chữa vảy nến da đầu bằng bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều dưỡng chất như chất sắt, mangan, magie, vitamin B1, vitamin B5… là những chất tốt cho sức khỏe và làn da.
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng yến mạch có chứa hàm lượng avenanthramide – một chất chống oxy hóa rất hữu hiệu. Chất này rất phù hợp với người bệnh vảy nến, giúp để xoa dịu làn da đang bị ngứa ngáy, kích ứng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Cho yến mạch vào bát nước nóng khoảng 60 – 70 độ rồi khuấy đều.
- Làm sạch vùng da đầu bị tổn thương do vảy nến.
- Thoa bột yến mạch lên da đầu rồi ủ trong khoảng 10 – 15 phút.
- Rửa sạch da đầu với nước và lau khô.
7. Cách chữa vảy nến da đầu bằng sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn vừa cải thiện hệ tiêu hóa vừa giúp dưỡng da mềm mịn. Probiotics có trong sữa chua có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm, kháng khuẩn. Vì vậy thực phẩm này có khả năng tác động đến quá trình điều trị bệnh vảy nến, hạn chế tình trạng da đầu bị khô và bong tróc vảy.
Cách thực hiện như sau:
- Làm sạch và làm mềm da đầu bằng cách gội đầu.
- Khi tóc còn ẩm, bạn thoa sữa chua lên da đầu rồi mát xa nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da.
- Ủ tóc 20 phút.
- Xả sạch tóc với nước.
8. Cách chữa vảy nến da đầu bằng bồ kết
Bồ kết từ xa xưa đã được dân gian sử dụng để gội đầu nhằm giảm rụng tóc, đen tóc, giảm gàu và giúp tóc mềm mượt. Y học hiện đại đã tìm thấy trong bồ kết có chứa hoạt chất saponin, nó có tác dụng kháng nấm và ức chế vi khuẩn phát triển. Vì thế mà người bệnh vảy nến ở da đầu có thể dùng để gội đầu hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và bong tróc vảy.
Cách thực hiện như sau:
- Quả bồ kết bạn đem nướng đến khi có mùi thơm và hơi chuyển sang màu vàng là được
- Dùng chày giã nhỏ bồ kết rồi đun với nước
- Dùng nước bồ kết pha với nước mát để gội đầu 3 – 4 lần/1 tuần để giảm vảy nến da đầu hiệu quả.
9. Cách chữa vảy nến da đầu bằng Vitamin D
Theo các nhà khoa học, trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UVA và UVB có khả năng ức chế quá trình gây viêm, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Liệu pháp này không chỉ chứa tia UV mà còn cung cấp vitamin D một cách tự nhiên rất tốt cho bệnh vảy nến. Vitamin D là chất giúp tăng khả năng miễn dịch của da, nhờ vậy mà giúp hạn chế tình trạng da bị tổn thương và kích ứng với các yếu tố bên ngoài. Vì thế, người bị vảy nến da đầu có thể tắm nắng để hấp thụ vitamin D tự nhiên hằng ngày.
Cách thực hiện như sau:
- Khung giờ tắm nắng an toàn: 7:00 – 9:00. Tránh tắm nắng sau 9h sáng vì lúc này tia UV trong ánh nắng có cường độ mạnh dễ dẫn đến cháy nắng và kích ứng da.
- Thời gian tắm nắng: 5-10 phút.
- Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để hiệu quả điều trị rõ rệt.
10. Cách chữa vảy nến da đầu bằng nghệ
Nghệ có chứa Curcumin – một chất chống oxy hóa cũng như có các đặc tính chống viêm hiệu quả. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất curcumin có thể giúp giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, trong củ nghệ còn chứa vitamin A có tác dụng hạn chế tình trạng tăng sinh tế bào tại lớp thượng bì, vì vậy có thể giúp mảng vảy nến mỏng hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn đều 2 thìa bột nghệ với 2 thìa mật ong nguyên chất vào chén cho đến khi hỗn hợp sánh mịn.
- Làm sạch da đầu.
- Khi tóc còn ẩm bạn cẩn thận thoa hỗn hợp khắp vùng da đầu bị tổn thương.
- Để hỗn hợp thấm sâu hơn bạn ủ thêm 15 phút rồi xả sạch lại với nước là xong.
Bạn có thể áp dụng cách này đều đặn 1-2 lần mỗi tuần để điều trị vảy nến tốt nhất.
11. Cách chữa vảy nến da đầu bằng lá trầu không
Trầu không được biết đến là có vị cay, tính ấm nên được dùng để sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm. Theo nghiên cứu, lá trầu có chứa eugenol, là chất có tác dụng giảm ngứa ngáy, đau rát da.
Ngoài ra alkaloid trong lá trầu không cũng có tác dụng sát khuẩn da và làm ức chế sự phát triển của nấm men. Vì thế mà lá trầu không được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh vảy nến có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy một nắm lá trầu không đem đi rửa sạch sau đó vò nhẹ.
- Cho lá trầu không vào ấm đun sôi cùng 1,5 lít nước.
- Dùng rây lọc bỏ bã trầu không để thu được nước trầu không.
- Làm sạch da đầu sạch sẽ sau đó bạn lấy nước trầu không vừa đun gội đầu lại lần nữa. Mát xa da đầu khoảng 10 – 15 phút sau đó gội lại lần nữa với nước sạch là xong.
12. Cách chữa vảy nến da đầu bằng baking soda
Bột baking soda được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, làm bánh, vệ sinh các vật dụng… Nhưng không chỉ đơn giản như thế, bột baking soda còn có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chống lại các vấn đề về da, bởi nó có thể làm sạch bề mặt da, diệt vi khuẩn, chống nấm… đặc biệt là giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da cho người bệnh vảy nến.
Đối với vảy nến ở da đầu, sử dụng baking soda sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại các vùng da đang bị tổn thương, nó có tác dụng tẩy da chết hiệu quả, từ đó giảm tình trạng bong tróc vảy da đầu.
Cách thực hiện như sau:
- Pha baking soda với một ít nước sao cho tạo thành hỗn hợp ở dạng sền sệt.
- Làm sạch da đầu, thoa hỗn hợp vừa làm lên đầu khi tóc còn ẩm.
- Đợi cho đến khi hỗn hợp khô thì xả lại với nước cho thật sạch.
- Kiên trì thực hiện mỗi tuần 1-2 lần sẽ thấy được hiệu quả rõ nhất.
13. Cách chữa vảy nến da đầu bằng capsaicin
Capsaicin là một hoạt chất tự nhiên được tìm thấy nhiều trong ớt. Theo các nhà nghiên cứu Đức đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy trong các sản phẩm có capsaicin có khả năng giúp giảm đau, đỏ, viêm và bong tróc do bệnh vẩy nến gây nên. Nhưng cũng cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể hiểu chính xác cách thức hoạt động của nó.
Tuy nhiên sản phẩm có chứa capsaicin có thể kích ứng da. Vì vậy mà khi sử dụng cần tránh bôi vào vết thương hở và tránh tiếp xúc vào mắt, miệng, vào bộ phận sinh dục và các khu vực nhạy cảm khác trên cơ thể. Hoạt chất này có thể gây ra cho bạn cảm giác nóng rát, vì thế mà sau khi sử dụng thì bạn cần phải rửa tay thật sạch sẽ.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn đều capsaicin 3 thìa và 3 – 5 thìa dầu hạt nho, rồi đem đi đun cách thủy trong khoảng 5 phút.
- Tiếp đó cho ½ chén sáp ong vào, khuấy sao cho thật đều tay.
- Chờ cho hỗn hợp nguội rồi tiến hành bôi đều lên vùng da đầu bị vảy nến.
- Nếu bạn chăm chỉ dùng capsaicin trị bệnh vảy nến da đầu mỗi ngày 1-2 lần sẽ thấy được hiệu quả của nó.
14. Cách chữa vảy nến da đầu bằng Axit béo – Omega 3
Axit béo omega-3 là chất được tìm thấy trong dầu cá và các chất bổ sung từ thực vật như hạt lanh có thể giúp giảm viêm hiệu quả. Tác dụng của omega-3 đối với bệnh vẩy nến da đầu đã được chứng minh, vì thế mà bạn có thể an tâm sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
Mỗi ngày bạn sử dụng với lượng 3 gram omega-3 mỗi ngày sẽ thấy bệnh vảy nến cải thiện rõ rệt.
15. Cách chữa vảy nến da đầu bằng dầu gội đầu
Đã có rất nhiều loại dầu gội không kê đơn được sản xuất để sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Hiệu quả nhất phải nhắc đến bao gồm những loại dầu gội có chứa hazel thảo mộc, những loại có chứa từ 2 đến 10 phần trăm nhựa than đá hoặc axit salicylic chống viêm. Nó sẽ góp phần cải thiện tình trạng vảy nến ở da đầu bạn.
Cách thực hiện như sau:
Bạn chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo chỉ dẫn trên chai là được.
16. Cách chữa vảy nến da đầu bằng lá khế
Lá khế được biết là có tính hàn nên nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng… vì vậy thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến.
Theo y học hiện đại, trong lá khế có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bên ngoài da. Do vậy chữa vảy nến bằng lá khế đây là cách chữa được nhiều người tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá khế chua và 1 quả khế chua sau đó đem đi rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Lấy hỗn hợp vừa xay được đem đi đun sôi với nước, cho thêm một chút muối vào đun cùng rồi để nguội bớt và dùng để gội đầu.
- Khi gội đầu bạn mát xa nhẹ nhàng da đầu để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da đầu.
- Sau 10 – 15 phút thì bạn gội đầu lại bằng nước sạch là xong.
Những lưu ý áp dụng chữa vảy nến da đầu tại nhà
- Bạn không nên áp dụng nhiều phương pháp cùng một lúc, vì sẽ có thể dẫn đến tác dụng ngược lại.
- Hiệu quả thực hiện của từng phương pháp là khác nhau và phù hợp với mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp với cơ địa và phải theo dõi phản ứng của cơ thể thật kỹ.
- Khi thực hiện các phương pháp nên cẩn trọng, để tránh làm cho da đầu viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Cần phải vệ sinh da đầu sạch sẽ trước khi áp dụng các biện pháp trên để ngăn chặn một số vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong da đầu gây ra nhiễm trùng làm cho bệnh thêm nặng hơn.
- Bạn cần phải kiểm tra kỹ càng trước khi sử dụng bằng cách test thử một ít lên vùng da tay, ngưng ngay áp dụng biện pháp chữa vảy nến tại nhà nếu nhận ghi nhận các triệu chứng bất thường như: da đầu bị đau rát, ngứa ngáy dữ dội hơn,…
- Không sử dụng những loại dầu gội có chứa chất tẩy quá mạnh vì có thể ảnh hưởng làm cho vùng da đầu bị tổn thương nhiều hơn
- Các biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu của bệnh, chứ không thể tác động sâu vào nguyên nhân gây ra bệnh để chữa trị bệnh dứt điểm.
- Hầu hết những biện pháp trị vảy nến kể trên chỉ được sử dụng khi tình trạng vảy nến còn khá nhẹ, trường hợp bệnh vảy nến đã chuyển biến nghiêm trọng và đang dùng thuốc đặc trị, thì bạn không nên áp dụng các phương pháp chữa trị khác phác đồ của bác sĩ để tránh bội nhiễm da đầu.
- Khi áp dụng các biện pháp trên bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới mang đến hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu bạn bị vảy nến da đầu nặng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Những biện pháp này chủ yếu chưa được kiểm chứng về hiệu quả hoàn toàn chữa dứt bệnh vì vậy khuyến khích mọi người nên đến những phòng khám uy tín để chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Bệnh vảy nến nói chung và bệnh vảy nến ở da đầu nói riêng rất khó khăn trong việc điều trị. Những cách trên sẽ góp phần giúp cho bạn cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da khó chịu. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề hơn.