200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Châm cứu bấm huyệt chữa ù tai có hiệu quả? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Ù tai là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, ở mọi độ tuổi và giới tính khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, đã nhiều người tìm đến các phương pháp điều trị khác nhau.

Trong số đó, châm cứu bấm huyệt chữa ù tai là phương pháp y học cổ truyền an toàn và hiệu quả được nhiều người tin tưởng áp dụng. Ở bài viết này, CCRD đã tổng hợp một số kiến thức về bệnh ù tai cũng như phương pháp châm cứu bấm huyệt này đến quý bạn đọc.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Xem thêm: 

7 Bài Thuốc và 3 Phương Pháp chữa ù tai bằng Đông y hiệu quả, an toàn

8 BỆNH VIỆN PHÒNG KHÁM CHỮA Ù TAI TỐT Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI

Tổng quan về tình trạng ù tai

Ù tai là bệnh gì?

Ù tai là hiện tượng hai tai xuất hiện những âm thanh như tiếng vù vù, tiếng kêu ở 1 hoặc 2 tai, do đó mà người gặp phải dấu hiệu này đôi khi sẽ không nghe được những âm thanh từ bên ngoài. Tình trạng ù tai đa số là những tiếng đơn âm, tuy nhiên cũng có một số trường hợp là tiếng phức âm như tiếng chuông reo, tiếng dế kêu, tiếng sóng biển,…

Chứng ù tai không được xem là một căn bệnh, đây là một triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như liên quan đến tuổi tác làm mất thính lực lực, hay do chấn thương tai hoặc rối loạn hệ thần kinh tuần hoàn và đây là tình trạng phổ biến trong cuộc sống.

u tai la benh gi

Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ù tai mà bạn cần phải biết, chẳng hạn như:

  • Tiếng ồn: Các tiếng ồn đến từ động cơ, máy móc nhà xưởng, nghe nhạc,… Tiếng ồn quá lớn và kéo dài đều có thể khiến tai trở nên ù, thậm chí sẽ làm giảm thính lực từ nhẹ cho đến nặng.
  • Tuổi tác: Dây thần kinh thính giác sẽ bị tổn thương tùy theo mức độ tuổi tác. Do đó, những người lớn tuổi thường khả năng bị ù tai sẽ cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác có thể kể đến như: Tổn thương mạch máu, dây thần kinh thính giác, nhiễm virus, nhiễm độc, khối u, bị căng thẳng, stress,…

Triệu chứng

Ù tai là cảm giác nghe thấy được âm thanh ngay cả khi không có âm thanh bên ngoài. Các triệu chứng ù tai có thể bao gồm nhiều tiếng ồn khác nhau, xuất hiện ở tai người bệnh bất cứ lúc nào. Trong một số trường hợp, âm thanh có thể lớn đến mức cản trở khả năng tập trung hoặc nghe thấy âm thanh bên ngoài. Ù tai có thể ở đó mọi lúc, hoặc nó có thể đến và biến mất. Có hai loại ù tai: ù tai chủ quan và ù tai khách quan.

  • Ù tai chủ quan là chứng ù tai mà chỉ bạn mới nghe được. Đây là loại ù tai phổ biến nhất. Nó có thể được gây ra bởi các vấn đề về tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong. Nó cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề với dây thần kinh thính giác ảnh hưởng đến các tín hiệu thần kinh của âm thanh.
  • Ù tai khách quan là hiện tượng ù tai mà bác sĩ có thể nghe thấy khi khám. Dạng ù tai hiếm gặp này có thể do các vấn đề về mạch máu, tình trạng xương tai giữa hoặc co thắt cơ.

Cách phòng ngừa

cach phong ngua u tai

  • Sử dụng thiết bị bảo hộ thính giác khi vào môi trường thường xuyên phải nghe âm thanh lớn như công trường, nhà máy,…
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như nicotin, cafein, tiếng ồn, nghe nhạc lớn trong thời gian dài,…
  • Tránh làm tổn thương các cơ quan cấu trúc như màng nhĩ và xương tai, đặc biệt là khi tẩy lông.
  • Hỗ trợ máy trợ thính.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin,… Ngoài ra, cần tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa các rối loạn về mạch máu và thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng của tai.

Bệnh ù tai dưới góc nhìn Y học Cổ truyền 

u tai duoi goc nhin y hoc co truyen

Theo Y học Cổ truyền, ù tai được mô tả bằng chứng “nhĩ minh, nhĩ lung” .

Nguyên nhân:

  • Khí huyết kém lưu thông, không thông suốt, đặc biệt là những đường kinh lạc đi qua vùng tai như kinh tiểu trường, thận, tam tiêu…
  • Khi tức giận sẽ làm Can Đởm hỏa vượng bốc lên, kết hợp đàm nhiệt để che lấp khiếu (lỗ). Thường kèm theo chóng mặt, mất ngủ, cáu gắt, tức ngực …
  • Thận khí suy giảm khiến chức năng thận báo đến tai bị ảnh hưởng. Thường gặp hơn ở người cao tuổi, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm…

Phương pháp châm cứu bấm huyệt chữa ù tai hiệu quả

Phương pháp châm cứu 

phuong phap cham cuu chua u tai

Thủy châm

– Khái niệm: Thủy châm là phương pháp kết hợp giữa châm cứu cổ truyền với y học hiện đại để tiêm thuốc vào huyệt đạo, tạo ra sự kích thích giúp chữa bệnh ù tai.

– Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng, chiết lượng thuốc vừa đủ vào ống tiêm. Sau đó sẽ xác định vị trí huyệt rồi từ từ tiêm thuốc vào.

– Liều lượng: Thực hiện 2 ngày 1 lần, mỗi đợt điều trị có thể kéo dài 5-15 lần tùy theo mức độ bệnh. Trong trường hợp bình thường, chỉ cần châm khoảng 0,5 – 2cc thủy châm tùy theo từng bộ phận.

Nhĩ châm

– Khái niệm: Nhĩ châm nằm trong phương pháp châm cứu chữa ù tai không dùng thuốc, mà sử dụng kim châm đưa vào vị trí các kinh huyệt tương ứng với các bộ phận của cơ thể như: Nhĩ, nội nhĩ, thần môn, thận, nội phân và chẩm.

– Cách thực hiện: Bác sĩ thực hiện châm kim theo hướng thẳng góc, sâu khoảng 0.1-0.2cm và chú ý không đâm xuyên qua sụn. Một số trường hợp có thể châm lệch góc 30-40° hoặc xuyên từ vùng này qua vùng khác.

– Liều lượng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn với mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 10-15 lần/liệu trình.

Phương pháp bấm huyệt 

bam huyet chua u tai

Song song với phương pháp châm cứu thì bấm huyệt chữa ù tai được biết đến như phương pháp xoa bóp tạo áp lực lên các vị trí huyệt đạo có tác động lên cơ quan thính lực giúp lưu thông khí huyết, thông kinh lạc, từ đó giảm triệu chứng ù tai, khó chịu. Các huyệt thường sử dụng trong điều trị ù tai bao gồm: huyệt ế phong, thính cung, phong trì, thận du, thái khê, nhĩ môn, thính hội, huyệt quan xung, dịch môn, trung chữ ở bàn tay hoặc sử dụng một số thủ pháp như gõ trống tai, xoa xát thắt lưng.

Dựa vào từng vị trí đau mà bác sĩ sẽ tiến hành xoa bóp bấm huyệt theo các bước như sau:

  • Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, day, lăn,…vùng đầu, đặc biệt là vùng tai và lân cận.
  • Bấm, day các huyệt vị tương tự như khi châm cứu.
  • Thực hiện khoảng 20-30 phút/ngày, liệu trình từ 15-30 ngày.

Chú ý: Mỗi ngày, thực hiện khoảng 30 phút, trong vòng khoảng 30 ngày. Đặc biệt, không nên thực hiện việc này trên các vùng da bị bệnh, lở loét…hay có những dấu hiệu bệnh cấp cứu, ngoại khoa…

Vậy phương pháp châm cứu bấm huyệt chữa ù tai có thực sự hiệu quả?

Châm cứu bấm huyệt chữa ù tai là một trong số các phương pháp hỗ trợ cho những bệnh nhân bị ù tai do nguyên nhân từ chức năng gây nên. Trong trường hợp cấu trúc của cơ quan thính giác bị tổn thương hoặc do các nguyên nhân thực thể, nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác do bác sĩ chỉ định.

Theo một số nghiên cứu, châm cứu bấm huyệt chữa ù tai sử dụng kim châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt nhằm kích thích các huyệt đạo, thư giãn cơ, đặc biệt là ở vành tai. Tác dụng của liệu pháp này là kích thích và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết cũng như khai thông kinh mạch bị tắc nghẽn. Ngoài ra, liệu pháp châm cứu bấm huyệt còn giúp tinh thần thoải mái, giảm đau nhức, giảm căng thẳng, stress…

Lưu ý gì khi sử dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt chữa ù tai

luu y khi cham cuu chua u tai

Người mắc chứng ù tai sau khi lựa chọn phương pháp châm cứu bấm huyệt thì cần nên theo dõi toàn trạng bệnh của mình. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Vựng châm: dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt…Ở trường hợp này, nếu có sử dụng máy điện châm thì tắt máy và rút kim ngay. Sau đó, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng người bệnh kèm lau mồ hôi, ủ ấm, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ.
  • Có thể gặp trường hợp bị đau ở nơi châm kim, bầm tím nhẹ hoặc chảy máu nơi rút kim. Sử dụng bông gòn vô khuẩn ấn lên vị trí tổn thương để cầm máu, không day.

Bài viết vừa rồi, Website đã tổng hợp những kiến thức tổng quan về bệnh ù tai cũng như chia sẻ đến mọi người phương pháp châm cứu bấm huyệt chữa ù tai. Hy vọng bạn sẽ tìm được cách điều trị phù hợp và dứt điểm tình trạng này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top