200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Các phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy hiệu quả bạn nên biết

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Đau vai gáy là bệnh lý xương khớp phổ biến trong xã hội do đặc tính công việc ngồi lâu hay đối tượng lao động nặng nhọc, tuổi tác tác động đến trình trạng cổ vai gáy gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Ngày nay, để chữa đau vai gáy, nhiều bệnh nhân đã tìm kiếm đến phương pháp châm cứu. Vậy, phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy có ưu điểm gì và đâu là vị trí huyệt nên châm để giảm đau hiệu quả? Cùng CCRD tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Xem thêm

8 Phòng khám Đông y TPHCM và Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua

5 Bác sĩ chữa thoái hóa đốt sống cổ giỏi và uy tín tại TP.HCM

5 Địa chỉ chữa bệnh gai cột sống tốt và uy tín tại TP.HCM

Tham khảo 8 bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Nguyên nhân gây đau vai gáy

Đau vai gáy được biết đến là tình trạng cơ tại vị trí vai gáy bị cơ cứng, gây đau nhức kèm theo hạn chế vận động khi người bệnh xoay đầu hoặc cổ. Đau vai gáy gây nên bởi bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bệnh còn do một số nguyên nhân khác như khối u đỉnh phôi, viêm cột sống, nhiễm trùng, căng cơ cổ … là một số các các nguyên do gây bệnh.

Còn theo đông y, bệnh đau vai gáy có căn nguyên do chứng tỳ, do phong hàn thấp khiến tà khí xâm nhập vào cơ thể lúc chính khí đang suy, làm cho khí huyết vận hành không thông gây ảnh hưởng đến gân cốt, cơ bắp và gây tê bì tay chân và cổ, co duỗi, khớp xương đau nhức…

Ưu điểm của châm cứu chữa đau vai gáy

Châm cứu chữa đau vai gáy được nhiều chuyên gia đánh giá cao là phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả. Nguyên lý của liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy là dùng kim châm vào vị trí các huyệt thích hợp nhằm giải tỏa những luồng khí huyết bị tắt nghẽn trong cơ thể. Bởi khi khí huyết không thông thì cơ thể sẽ sinh ra đau nhức, bầm tím – là lúc khí huyết bị tụ lại.

cham cuu chua dau vai gay

Bên cạnh hiệu quả giảm đau nhức và khai thông kinh khí, châm cứu chữa đau vai gáy còn mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho vai gáy như:

  • Kỹ thuật an toàn, lành tính, không xâm lấn và ít gây đau cho bệnh nhân.
  • Châm cứu sẽ sản sinh ra chất steroid và giải phóng hormone endorphin có tác dụng giảm đau hiệu quả tại vùng cổ vai gáy.
  • Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu cho khu vực bị ứ trệ khí huyết và toàn bộ cơ thể
  • Giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn, thoải mái sau mỗi lần trị liệu
  • Châm cứu chữa đau vai gáy còn giúp các cơ được thư giãn, khắc phục được tình trạng co cứng cơ và dây chằng, ổn định điều hòa khả năng vận động của các dây thần kinh vùng vai gáy.

Các phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy

Vì đau vai gáy là bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cho nên với mỗi trường hợp bệnh sẽ cần áp dụng phương pháp châm khác nhau. Người bệnh nên đến các cơ sở Đông y uy tín để được các bác sĩ và chuyên gia thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Một số cách thức châm cứu thường được sử dụng như: điện châm, nhĩ châm, hào châm, thủy châm, cấy chỉ, túc châm,… Kim châm cứu được dùng là kim mảnh, nhỏ do đó sẽ ít hoặc không gây đau cho người bệnh khi châm.

Dưới đây là một số phương pháp châm cứu dùng để điều trị bệnh đau vai gáy:

Phương pháp Tam Pháp Đại Chùy

Tam Pháp Đại chùy là phương pháp sử dụng kim châm nhỏ do bác sĩ Nguyễn Liên kế thừa và phát triển từ nguồn gốc của Trung Quốc. Phương pháp này có tác dụng giảm đau và giảm tê cứng cổ nhanh chóng mà kỹ thuật thực hiện không quá khó.

Cách thực hiện

Vị trí: Sử dụng mãng châm châm vào vị trí huyệt Đại Chùy nằm ở giữa đốt sống cổ C7 – D7.

Cách châm: luồn kim dưới da và nhẹ nhàng đẩy sâu xuống da khoảng 4 – 7cm dọc theo sống lưng. Các bác sĩ có thể điều chỉnh hướng kim và độ sâu phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Phương pháp Thủy Châm

Thủy châm là sự kết hợp giữa thuật châm cứu và đưa thuốc vào huyệt. Phương pháp này giúp giảm đau nhanh và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thủy châm chữa đau vai gáy là phương pháp khó thực hiện hơn so với các phương pháp khác do đòi hỏi kĩ thuật cao ở bác sĩ và các kĩ thuật viên.

Cách thực hiện

Sử dụng bơm kim tiêm có tẩm thuốc châm vào da tại vị trí huyệt cần châm. Sau đó tiến hành bơm thuốc vào. Quá trình bơm thuốc có thể khiến người bệnh thường có cảm giác tức và căng tại vị trí châm.

Mỗi liều thuốc đưa vào cơ thể dao đọng từ 0,5 đến 2cc

Phương pháp điện châm

Điện châm là kỹ thuật dùng dòng điện kích thích vào một số huyệt nhằm phục hồi các tổn thương tại cổ vai gáy. Đây được biết đến là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh đau vai gáy.

Cách thực hiện

Xác định vị trí huyệt cần châm và sát trùng vết thương trước, sau đó tiến hành châm kim vào vị trí huyệt đã xác định, mỗi lần châm từ 6-8 huyệt. Kế đến người bệnh sẽ được kích thích bằng máy điện châm từ 20-30 phút/lần với tần số 6 – 20Hz, tần số bổ từ 0,5 – 4Hz tùy vào từng trường hợp bệnh. Mỗi liệu trình dài từ 15 – 30 lần châm.

Vị trí các phương huyệt châm cứu chữa đau vai gáy hiệu quả

Theo các chuyên gia, tùy theo từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng châm cứu vào các huyệt vị khác nhau trong cơ thể để chữa đau vai gáy. Trong đó, công thức chung cho các huyệt chữa đau vai gáy thường được dùng như là:

  • Huyệt Liệt khuyết: Vị trí huyệt nằm tại phía ngoài cạnh cổ tay, có thể tính lên từ cổ tay 1,5 thốn.
  • Huyệt Giáp tích vùng cổ – A thị huyệt: huyệt châm tại vị trí đau. Huyệt này có công dụng hành khí hoạt huyết và giảm đau tại chỗ, giúp nuôi dưỡng cân mạch và xương cốt.
  • Huyệt lạc chẩm: Huyệt Lạc chẩm nằm tại mu bàn tay, ngay giữa đốt xương bàn tay ngón 2 – 3 và ở sau khớp bàn tay ngón 0,5 thốn
  • Huyệt Hậu khê: Huyệt Hậu khê nằm tại lõm phía sau của khớp xương ngón và bàn của ngón thứ 5, nơi tiếp giáp với gan tay và mu tay. Huyệt này có công dụng đặc hiệu điều trị vùng cổ gáy.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể được châm thêm tại vị trí các huyệt như là Kiên tĩnh, Tý nhu, Kiên ngưng, Khúc tri, Bỉnh phong, Thiên thông, Kiên trung du, Kiên trinh,…

Những lưu ý khi châm cứu chữa đau vai gáy

Mặc dù châm cứu dược xem là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn để chữa đau vai gáy với nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên không phải bất kì ai cũng có thể thực hiện được phương pháp điều trị này. Một số đối tượng không nên châm cứu điều trị đau vai gáy như sau:

  • Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người có hội chứng máu loãng hoặc máu khó đông
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai
  • Người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp

Bên cạnh đó, để phát huy tối đa hiệu quả điều trị từ phương pháp châm cứu, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh nên giữ vững tâm lý và tinh thần ổn định xuyên suốt quá trình thực hiện liệu pháp châm cứu, tránh áp lực hay sợ hãi.
  • Không được dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước và sau khi châm cứu
  • Nên lựa chọn bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn, trình độ cao đến từ các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, tránh các rủi ro không đáng có do tay nghề kém
  • Người bệnh không tự ý châm cứu tại nhà khi chỉ học thông qua các kỹ thuật được truyền đạt lại mà phải cần có chuyên gia, bác sĩ thực hiện.
  • Người bệnh cần kiên trì điều trị theo phác đồ của các bác sĩ, không nên bỏ dở giữa chừng để kết quả điều trị đạt được tốt nhất. Mỗi phác đồ châm cứu có thể kéo dài từ 15 ngày, với 15-20 phút/lần thực hiện.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về châm cứu chữa đau vai gáy mà bệnh nhân có thể tham khảo để lựa chọn điều trị. Hy vọng bài viết mà CCRD chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc mau chóng tìm được hướng điều trị tốt nhất để mau chóng khỏi được căn bệnh này nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top