Méo miệng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh thường gia tăng trong thời điểm thời tiết giao mùa lạnh. Để điều trị méo miệng, hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn phương pháp châm cứu chữa méo miệng vì độ lành tính, không phụ thuộc vào thuốc nhưng vẫn mang lại tác dụng từ bên trong. Vậy, châm cứu chữa méo miệng có thật sự hiệu quả không? Cùng CCRD tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào? Có thể chữa khỏi không?
10 Địa chỉ khám chữa liệt dây thần kinh số 7 uy tín tại TPHCM và Hà Nội
11 Địa chỉ khám chữa rối loạn thần kinh thực vật uy tín ở TP HCM và Hà Nội
Méo miệng là bệnh gì?
Méo miệng hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, là bệnh lý về thần kinh thường gặp với mọi giới tính, độ tuổi. Theo Tây y bệnh được chia thành 2 dạng: Liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên:
- Liệt mặt trung ương: là tình trạng chỉ liệt phần dưới khuôn mặt như má, miệng và có thể kèm theo liệt nửa người. Dạng này thường gặp ở người mắc bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ não).
- Liệt mặt ngoại biên: là tình trạng bị liệt nửa khuôn mặt, bao gồm cơ trán, cơ mắt, cơ má và cơ miệng. Bệnh xảy ra thường do mắc siêu vi, các bệnh lý gây nhiễm khuẩn như răng hàm mặt hay tai mũi họng, hoặc có thể do chấn thương vùng đầu mặt gây ra.
Phần lớn các trường hợp bị méo miệng là do virus xâm nhập làm cho dây thần kinh số 7 bị sưng, viêm, phù nề gây chèn ép các mạch máu tại vị trí mặt. Khi đó, máu không thể lưu thông tốt đến các tế bào thần kinh gây liệt các vùng bị chi phối tại khu vực đó.
Bệnh nhân lưu ý, hiệu quả điều trị liệt mặt phụ thuộc vào thời gian người bệnh bắt đầu tiến hành chữa trị. Theo các chuyên gia, bệnh có thể được hồi phục 90% nếu được can thiệp chữa trị sớm trong 72 giờ sau khi vừa khởi phát. Sau thời gian đó, nếu để càng lâu khả năng hồi phục của bệnh sẽ càng thấp.
Châm cứu chữa méo miệng có hiệu quả không?
Theo Đông y, méo miệng thuộc chứng trúng phong kinh lạc, được gọi là Khẩu nhãn oa tà. Với bệnh lý này, Đông y thường dùng phương pháp châm cứu để điều trị. Đây được biết đến là một trong những phương pháp Y học cổ truyền đã được sử dụng hàng nghìn năm nay để chữa trị các chứng đau, liệt vận động,… được nhiều chuyên gia, bệnh nhân trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng.
Châm cứu chữa méo miệng được ưa chuộng do là phương pháp không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ nhưng lại có khả năng rút ngắn được thời gian phục hồi tình trạng bệnh, giúp bệnh nhân trở lại trạng thái cơ mặt như ban đầu.
Châm cứu được hiểu căn bản và quá trình châm và cứu. Châm là dùng vật nhọn như kim châm vào vị trí các huyệt đạo nhằm giúp kích thích khí huyết lưu thông, tăng tuần hoàn máu,…
Còn cứu là dùng nhiệt tác động lên vị trí các huyệt. Châm cứu chữa méo miệng giúp làm giảm áp lực chèn ép vào các dây thần kinh, nhờ đó cung cấp dinh dưỡng nuôi những dây thần kinh đang bị liệt.
Những ưu điểm khi châm cứu chữa méo miệng
Châm cứu chữa méo miệng có rất nhiều ưu điểm khác nhau. Dưới đây là một số ưu điểm của phương pháp châm cứu chữa méo miệng:
- Giúp tăng tuần hoàn máu, oxygen và dưỡng chất đến các cơ và thần kinh bị liệt, từ đó giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh và hiệu quả
- Chống viêm tại chỗ (do có sự tham gia của các tế bào bạch cầu, cytokine, lympho bào,…)
- Có tác dụng giảm đau (do châm cứu kích thích sản sinh chất giảm đau nội sinh là beeta-endorphin
- Không cần dùng thuốc và không gây tác dụng phụ cho cơ thể
- Tác động sâu trực tiếp vào bên trong cơ thể nên mang lại hiệu quả nhanh chóng
Các phương huyệt châm cứu chữa méo miệng
Theo Y học cổ truyền, các vị trí huyệt trên cơ thể có liên kết mật thiết với các dây thần kinh nhất định. Do đó, để chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7, ta có thể tác động đúng vào trị trí huyệt cần thiết dựa trên từng nguồn căn và tình trạng của bệnh.
Theo các chuyên gia, châm cứu chữa méo miệng có thể dựa vào 3 nguyên nhân dưới đây để xác định vị trí huyệt cần châm:
- Méo miệng do phong hàn (cảm lạnh): Châm vào huyệt Ế Phong, Thừa Tương, Nhân Trung,…
- Méo miệng do huyết ứ (chấn thương, máu huyết ứ trệ): Châm vào huyệt Huyết Hải, Hợp Cốc, Túc Tam Lý,…
- Méo miệng do phong nhiệt (sốt cao) : Châm vào huyệt Toản trúc xuyên tình minh, Hợp Cốc, Quyền Liêu, Ty Trúc Không,…
Những lưu ý khi lựa chọn phương pháp châm cứu chữa méo miệng
Bệnh nhân nên lưu ý, dù là chữa trị méo miệng bằng phương pháp nào thì khi đã hồi phục, bệnh vẫn có khả năng tái phát do virus vẫn tồn tại tiềm ẩn trong các sợi thần kinh và bùng lên khi sức đề kháng suy giảm.
Do đó, để phòng bệnh và tránh nguy cơ bùng phát, bệnh nhân cần chú ý thực hiện một số việc sau:
- Bảo vệ vùng mặt: bệnh nhân nên bảo vệ vùng mặt tránh các va đập, chấn thương dây thần kinh VII. Khi đi ra ngoài, bệnh nhân nên đeo khẩu trang và ăn mặc kín để giữ ấm vùng mặt.
- Vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp tránh tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng lên dây thần kinh VII. Người bệnh nên chải răng thường xuyên và đúng cách, nên súc miệng bằng nước muối,…
- Tuân theo chế độ ăn uống khoa học, nên ăn thức ăn ấm
- Thường xuyên rèn luyện thức khỏe thông qua các bài tập thể dục theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh gió: tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt hay để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt dễ gây trúng gió ảnh hưởng đến dây thần kinh VII.
- Thực hiện thăm khám định kì để theo dõi tình trạng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cần theo dõi và kiểm soát bệnh lí nền (nếu có): Huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…
Như vậy, trên đây là tổng hợp một số thông tin về châm cứu chữa méo miệng mà bạn đọc có thể tìm hiểu để áp dụng phù hợp nhằm chữa dứt điểm được căn bệnh này. Lưu ý, người bệnh nên liên hệ các bác sĩ hoặc chuyên gia có chuyên môn để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất với từng bệnh nhân nhé.