Ngày nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn phương pháp Đông y để chữa bệnh gai cột sống thay vì dùng thuốc Tây y như trước đây. Lí giải là vì các thảo dược từ Đông y đều có nguồn gốc thiên nhiên nên độ an toàn, lành tính cao, ngoài ra có nhiều loại cây hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp rất tốt. Vậy, chữa gai cột sống bằng Đông y có thực sự hiệu quả không? Cùng CCRD chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
8 bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết
Bệnh gai cột sống là gì?
Bệnh gai cột sống hay còn biết đến là một dạng của thoái hóa cột sống. Khi đó, các đốt sống bị ma sát vào nhau lâu ngày sẽ gây bào mòn, dẫn đến hiện tượng tích tụ canxi bất thường, từ đó làm xuất hiện các xương gai ra ở phía ngoài và hai bên của cột sống, được gọi là gai cột sống.
Theo Tây y: bệnh gai cột sống có nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa bị rối loạn, hoặc do thoái hóa xương khớp gây ra, hay do các chấn thương và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh.
Theo Đông y: bệnh gai cột sống bắt nguồn từ nguyên nhân do hàn khí/ thấp nhiệt ngưng đọng tại đốt sống khiến máu không được lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng tụ canxi và hình thành các mỏm xương gai.
Biểu hiện của bệnh
- Đau vùng cổ, vai, thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc di chuyển, vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Mất cân bằng cơ thể
- Tay chân hoặc cơ bắp bị yếu đi
- Đau tê ở cổ lan dài qua hai tay hoặc đau từ lưng chạy dọc xuống hai chân
- Bị giảm khả năng vận động ở cổ, tay, cánh tay…
- Với trường hợp nguy kịch, bệnh nhân có thể tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát
- Với trường hợp rất nặng, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn các phản xạ, suy giảm hô hấp, tăng tiết mồ hôi,…).
Chữa bệnh gai cột sống bằng Đông y có hiệu quả không?
Nhìn chung, bệnh gai cột sống là một bệnh mãn tính. Chữa gai cột sống bằng Tây y là phương pháp điều trị tạm thời, giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng, tuy nhiên không thực sự đi vào điều trị nguyên nhân gốc. Trong khi đó, chữa gai cột sống bằng Đông y chú trọng vào điều trị căn nguyên của bệnh, các bài thuốc Đông y được bào chế để chữa lành từ bên trong, điều hòa khí huyết, từ đó vừa giúp giảm bớt triệu chứng, vừa nâng cao được thể trạng người bệnh.
Ưu điểm khi chữa gai cột sống bằng Đông y
- Các thành phần thuốc đều là thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính và an toàn, không gây tác dụng phụ
- Đi sâu vào điều trị từ bên trong nên vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa điều hòa khí huyết
- Giúp tiết kiệm chi phí hơn do các cây thuốc Nam thường dễ tìm, có thể tự trồng tại nhà hoặc thu hái được.
- Mang lại tác dụng và hiệu quả lâu dài
Các phương pháp chữa bệnh gai cột sống bằng Đông y
Để điều trị bệnh gai cột sống bằng Đông y, người bệnh có thể áp dụng theo 2 hướng dưới đây:
- Sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt và luyện tập vật lí trị liệu những động tác kéo dãn cột sống
- Dùng các bài thuốc Y học cổ truyền để điều trị bệnh.
Đông y được biết đến là một phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả. Tuy nhiên, để hiệu quả được tối ưu nhất, bệnh nhân nên tuân theo các phác đồ điều trị từ bác sĩ của mình. Lưu ý rằng thuốc Đông y thường không điều trị riêng biệt triệu chứng như Tây y mà đi sâu vào điều trị gốc rễ bệnh, do đó hiệu quả thuốc sẽ diễn ra chậm hơn, người bệnh không nên bỏ thuốc giữa chừng sẽ mất tác dụng của cả quá trình dùng thuốc.
Các bài thuốc Đông y chữa gai cột sống an toàn, hiệu quả cao
Trong y học cổ truyền, các bài thuốc được bào chế từ các thảo dược thường có nhiều công dụng chữa bệnh xương khớp, đặc biệt có bệnh gai cột sống. Các bài thuốc này sẽ được dùng tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh mà được gia giảm và lựa chọn thành phần, tỷ lệ thích hợp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Bài thuốc thể hàn ngưng huyết ứ
Người mắc bệnh gai cột sống thể hàn ngưng huyết ứ có triệu chứng lâm sàng là đau thắt lưng khó khom người, đau thường tăng khi vận động, di chuyển nhiều. Đôi khi cơn đau lan dài đến vùng hông và chi dưới. Những dấu hiệu khác được biết là gây mạch tế hoặc trầm và có rêu lưỡi trắng.
Đối với thể bệnh này cần áp dụng bài thuốc trừ thấp, ôn kinh, khu phong và chỉ thống.
Thành phần: 9g kỳ xà, 9g quế chi, 9g chế phụ tử, 9g tần giao, 9g xích thược, 9g đương quy, 30g tàm sa, 50g sinh địa, 15g uy linh
Cách thực hiện: Mang rửa sạch tất cả dược liệu trên, sau đó mang đi nấu với nước đến khi sắc lại thì tắt bếp thu lấy phần thuốc và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc thể phong thấp ứ huyết
Người mắc bệnh gai cột sống thể hàn ngưng huyết ứ có triệu chứng lâm sàng là đau thắt lưng khó khom người, đau thường tăng khi vận động, di chuyển nhiều. Đôi khi cơn đau lan dài đến vùng hông và chi dưới. Những dấu hiệu khác được biết là gây mạch tế hoặc trầm và có rêu lưỡi trắng.
Đối với thể bệnh này cần áp dụng bài thuốc trừ thấp, ôn kinh, khu phong và chỉ thống.
Thành phần: 9g kỳ xà, 9g quế chi, 9g chế phụ tử, 9g tần giao, 9g xích thược, 9g đương quy, 30g tàm sa, 50g sinh địa, 15g uy linh
Cách thực hiện: Mang rửa sạch tất cả dược liệu trên, sau đó mang đi nấu với nước đến khi sắc lại thì tắt bếp thu lấy phần thuốc và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc thể hàn thấp
Đối với thể hàn thấp, người bệnh thường khởi phát các cơn đau khi lạnh, đặc biệt là cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, sợ lạnh, xanh sao, suy nhược, ốm yếu,…
Ở thể hàn thấp, bài thuốc hướng đến điều trị khu phong, tán hàn, bổ sung các dụng bồi bổ sức khỏe như quế chi, hồng hoa, tần giao,…
Thành phần: Phòng phong, ngũ gia bì, uy linh tiên, hồng hoa, quế chi, bạch chỉ, đào nhân, xuyên ô, tần giao, tỳ giải, độc hoạt, tang ký sinh, xích thược, thảo ô, phòng kỷ và khương hoạt.
Cách thực hiện: Mang dược liệu đem rửa và sắc uống mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc từ cây xương rồng
Cây xương rồng được biết đến là dược liệu có tính hàn, vị đắng, mỗi bộ phận trên thân cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Để điều trị bệnh gai cột sống, phần phổ biến nhất được sử dụng chính là phần thân và đặc biệt nên dùng xương rồng bẹ áp dụng với bài thuốc đắp. Bài thuốc này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng và khử trùng hiệu quả,…
Thành phần: Chuẩn bị từ 3-4 nhánh xương rồng bẹ, 1 ít muối hạt và 1 cái khăn mỏng.
Cách thực hiện: Cắt bỏ hết phần gai bên ngoài xương rồng bẹ, sau đó mang rửa sạch và ngâm với nước muối khoảng 20 phút. Kế đến mang hơ nóng các nhánh xương rồng trên bếp than rồi cuốn vào khăn và mang chườm lên vị trí bị đau. Chườm đến khi nhánh xương rồng nguội thì đổi dùng nhánh khác, chườm liên tục trong 20 phút. Quá trình này sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu và đẩy lùi cơn đau hiệu quả.
Bài thuốc từ cây chìa vôi
Chìa vôi là loài cây có công dụng giảm đau, tiêu viêm và trừ tê thấp hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Thành phần: chuẩn bị 500g lá chìa vôi và 2 thìa muối trắng.
Cách thực hiện: Đem rửa sạch lá chìa vôi, lưu ý rửa thật sạch lớp bột trắng trên lá để tránh gây ngứa và dị ứng cho người sử dụng. Sau đó, cắt lá chìa vôi thành các phần nhỏ rồi mang lên chảo rang cùng muối trắng đến khi nóng thì tắ bếp và thu lấy hỗn hợp. Đợi đến khi hỗn hợp nguội bớt thì chườm hỗn hợp vào một chiếc khăn và đắp lên vùng đau ở cột sống. Bệnh nhân nên kiên trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày để hiệu quả được phát huy tốt nhất.
Bài thuốc từ cây lá lốt
Lá lốt thường được sử dụng trong các món ăn quen thuộc của người miền Nam, tuy nhiên ít người biết lá lốt còn có công dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.
Bài thuốc 1: Uống thuốc từ lá lốt
Thành phần: Chuẩn bị 500g lá lốt
Cách thực hiện: Đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu đến khi nước sắc và cô đặc lại còn 1 chén thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và uống sau mỗi bữa tối. Bệnh nhân dùng liên tục trong từ 7-10 ngày sẽ thấy được hiệu quả.
Bài thuốc 2: Đắp thuốc lá lốt.
Thành phần: Chuẩn bị 30g lá lốt, 25g ngải cứu, 30g hy thiêm hào.
Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch với nước, sau đó giã nát và cho thêm một thìa muối hạt vào giã chung. Khi thấy hỗn hợp đã được giã nát thì dùng 1 túi vải sạch bọc lại hỗn hợp thuốc, mang đắp lên vùng bị đau nhức trên xương sống. Bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối để thấy được hiệu quả cao.
Châm cứu chữa gai cột sống
Châm cứu chữa gai cột sống được nhiều người lựa chọn bởi đây là phương pháp hỗ trợ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng: giảm đau nhức cơ, giúp giãn cơ, kích thích dây thần kinh, bỏ tạng phủ, an thần, giúp lưu thông khí huyết, kinh lạc…
Tùy thuộc vào vị trí và tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được các kĩ thuật viên hoặc bác sĩ đưa ra phác đồ huyệt thích hợp. Một số phương huyệt thường được sử dụng như:
- Huyệt Hoa đà giáp tishc: nằm dọc hai bên cột sống, từ đoạn gai đốt sống đo ra 2 bên, mỗi bên 0,5 thốn.
- Huyệt ở kinh Bàng quang: Thận du, Đại trường du, Ủy trung, Can du…
Nếu mắc bệnh lâu năm, hư chứng,… cần châm bổ các huyệt:
- Bổ tạng Tỳ: Thái bạch, Tam âm giao
- Bổ khí huyết: Quan nguyên, Khí hải.
- Bổ tạng Can: Thái xung, Tam âm giao, Thận du.
- Bổ tạng Thận: Thận du, Thái khê, Quan nguyên.
Các bài tập vật lí trị liệu chữa gai cột sống
Vật lí trị liệu cũng được biết đến là một phương pháp Đông y hữu hiệu giúp giảm bớt triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh Gai cột sống. Các bài tập đúng tư thế sẽ giúp khai thông kinh lạc, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh. Thông thường, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc cùng với việc thực hiện các bài tập vật lí trị liệu để tạo điều kiện cho thuốc được thẩm thấu và phát huy tác dụng cao nhất.
Lưu ý: Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện các bài tập sau để tránh trường hợp tập sai tư thế dễ gây nhiều biến chứng khó lường.
Ngoài ra, các bài tập nên được thực hiện trên giường, có đệm và gối để kê đầu. Bệnh nhân nên hít thở đều và giữ tinh thần thoải mái trong quá trình tập luyện.
Bài tập trị liệu 1: Ôm duỗi chân
Bệnh nhân nằm trên giường, tư thế chân duỗi thẳng, hít thở đều và sâu. Tiếp theo kéo đầu gối chân trái sát về phía bụng và hai tay ôm lấy đầu gối trái. Bệnh nhân giữ yên tư thế trong 10 giây, sau đó thở ra và về vị trí ban đầu. Tiếp tục bài tập với chân còn lại, mỗi chân thực hiện 10 lần.
Bài tập 2: Tư thế duỗi chân nằm sắp
Đầu tiên người bệnh nằm sấp, đặt hai tay áp sát đất ngang vai và dần dần dùng lực nâng mình lên cao. Chú ý giữ cho khung chậu và cẳng chân nằm sát mặt sàn. Giữ yên tư thế trong khoảng 2 giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện bài tập 10 lần.
Bài tập 3: Căng cơ lưng tư thế đứng
Bài tập này giúp mở rộng vùng thắt lưng, ngăn ngừa bệnh tiến triển, giúp điều trị đau thắt lưng và chấn thương cột sống.
Để thực hiện bài tập, người bệnh đứng thẳng, hai chân đặt ngang vai, hai tay chống lên hông với các ngón hướng ra sau. Người bệnh ưỡn nhẹ thân về sau càng nhiều càng tốt, tuy nhiên vẫn giữ khớp gối thẳng khi thực hiện động tác.
Giữ yên động tác trong 3-5 phút trước khi trở lại tư thế ban đầu. Bài tập nên được thực hiện 10 lần.
Lưu ý khi dùng phương pháp Đông y chữa bệnh gai cột sống
Để quá trình điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh nên lưu ý một số yếu tố sau:
- Thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y, tuy nhiên bệnh sẽ được điều trị đi sâu vào gốc rễ nên bệnh nhân cần kiên trì chữa bệnh, tránh việc bỏ ngang sẽ làm tốn thời gian và công sức điều trị mà không mang lại hiệu quả.
- Chữa gai cột sống bằng Đông y nên được kết hợp với các phương pháp bổ trợ khác như vật lí trị liệu, châm cứu, tập thể dục thể thao đúng cách,… nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, do đó các bài thuốc Đông y điều trị sẽ được bác sĩ kê đơn riêng biệt. Bệnh nhân không nên tự ý sắc uống mà không rõ liều lượng, thành phần thuốc.
- Bệnh nhân chỉ nên điều trị gai cột sống bằng phương pháp Đông y ở thể nhẹ, đối với trường hợp nặng việc điều trị bằng Đông y gần như không mang lại hiệu quả cao.
- Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí, bổ sung nhiều canxi và vitamin có lợi cho xương khớp, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
Trên đây là một số các bài thuốc và phương pháp điều trị bệnh gai cột sống bằng liệu pháp Đông y mà bạn đọc có thể theo dõi. Mong rằng thông tin trên hữu ích và giúp bạn và người thân có thêm nhiều kiến thức để áp dụng chữa lành căn bệnh này nhé.