200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Phương Pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng đông y và tây y khác nhau thế nào?

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý về Thần kinh gây nên chứng liệt nửa mặt, méo miệng thường gặp phải với rất nhiều người, nhất là trong thời điểm giao mùa hay ảnh hưởng bởi khí hậu lạnh. Mặc dù đây không phải là bệnh lí quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và sẽ để lại di chứng lâu dài nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa liệt dây thần kinh số 7, tuy nhiên người ta thường chia ra làm 2 phương pháp chính là Đông y và Tây y. Vậy, chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y và Tây y khác nhau thế nào? Nên chọn phương pháp nào để chữa bệnh? Cùng CCRD tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là Bell’s Palsy là tình trạng các cơ ở một bên mặt hoặc 1/4 mặt bị yếu đi đột ngột và bị liệt. Bệnh xảy ra do dây thần kinh số 7 bị liệt. Dây thần kinh 7 tổng hợp nhiều chức năng như cảm giác, vị giác và vận động cơ mặt. Khi dây thần kinh này bị liệt sẽ gây chèn ép dẫn đến tình trạng sưng viêm, gây lệch mặt, méo mồm.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 được chia làm 2 loại chính:

  • Liệt dây VII trung ương: Liệt mặt điển hình do các khu trú trong sọ gây ra tai biến mạch máu não, u dây thần kinh thính giác, u của hệ thần kinh trung ương, .
  • Liệt dây VII ngoại biên: Tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

Phần lớn, bệnh liệt dây VII trung ương ít phổ biến hơn là liệt dây VII ngoại biên. Đối với liệt dây thần kinh VII ngoại biên, các triệu chứng thường sẽ cải thiện trong vài tuần và hồi phục trong khoảng 6 tháng. Tuy nhiên người bệnh cần điều trị đúng cách và đúng phác đồ, bởi nếu không chữa trị có thể dẫn đến di chứng suốt đời

Lưu ý: Nếu phát hiện bệnh sớm trong vòng 24h thì có thể chữa dứt điểm đến 90% trong vòng 10 ngày đầu tiên. Càng để lâu bệnh sẽ càng nặng, khi đó hiệu quả điều trị có thể sẽ

Khi phát hiện bệnh sớm trong vòng 24h, bệnh có thể dứt điểm đến 90% chỉ trong vòng 10 ngày. Nếu để bệnh ngày càng nặng thì quá trình điều trị sẽ khó khăn và  t mất nhiều thời gian hơn, thậm chí là để lại nhiều di chứng không thể hồi phục hoàn toàn được. Vì thế, ngay từ khi có các biểu hiện, bệnh nhân nên thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp của liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

Dưới đây là một số các triệu chứng điển hình của bệnh liệt dây thần kinh số VII

  • Lệch mặt, gương mặt mất cân đối
  • Liệt cơ khép vòng mi không thể nhắm mắt bên bị liệt
  • Nói ngọng hoặc không thể nói được
  • Khó nhai, nuốt
  • Đau trước hoặc sau tai
  • Đầu lưỡi mất vị giác, không kiểm soát được lượng nước bọt tiết ra

Chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 như thế nào?

Chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 theo Tây y

  • Khám dựa trên chẩn đoán lâm sàng: liệt méo một bên mặt, mắt không nhắm kín được, miệng chảy nước bọt không điều tiết được,…
  • Chụp xét nghiệm cộng hưởng từ
  • Kiểm tra các xét nghiệm liên quan
  • Khám thần kinh
  • Khám Tai, khám họng…

Chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 theo Đông y

Theo Đông y, liệt dây thần kinh số 7 hay còn được biết đến là chứng khẩu nhãn oa tà, là bệnh do tà khí xâm nhập vào kinh thái dương, sau đó vào kinh thiếu dương và kinh dương minh.

Trong đó, thể phong tà thuộc dương tà có tính đi lên nên làm kinh khí của ba đường kinh dương ở mặt bị trở trệ, ngoài ra nếu bị chấn thương vùng đầu mặt khiến mạch máu thiếu nuôi dưỡng cũng gây nên bệnh.

Đông y chẩn đoán bệnh liệt dây thần kinh số 7 dựa trên dấu hiệu nhận biết bên ngoài lâm sàng, kết hợp với bắt mạch và xác định vị trí tổn thương thông qua cách xuất hiện tình trạng liệt mặt, méo mặt chấn thương,… Từ đó xác định được nguyên nhân chính và phương hướng điều trị.

Bệnh xảy ra phân thành 3 thể chính:

  • Thể trúng phong hàn kinh lạc: liệt dây thần kinh 7 ngoại vi do lạnh
  • Thể trúng phong nhiệt ở kinh lạc: liệt dây VII ngoại vi do nguyên nhân nhiễm trùng
  • Thể huyết ứ ở kinh lạc: Liệt dây VII ngoại vi do chấn thương.

Phương pháp chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y và Tây y hiệu quả

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Tây y

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Tây y là phương pháp bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc, tiêm thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật. Cụ thể:

Dùng thuốc chữa bệnh: Bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm hoặc uống 3 nhóm thuốc sau: thuốc kháng sinh, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh và thuốc giãn mạch. Lưu ý, các nhóm thuốc trên chống chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường, lao, rối loạn tâm thần, loét dạ dày – tá tràng,…

Theo nhiều chuyên gia nhận định việc dùng thuốc chỉ có tác dụng điều trị tạm thời, không thực sự chữa tận gốc và về lâu dài việc lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm, thậm chí là để lại biến chứng nguy hiểm.

Phẫu thuật: đây là phương pháp được thực hiện để giảm bớt áp lực chèn ép lên dây thần kinh, tuy nhiên ngày nay phương pháp này đã không được khuyến khích sử dụng do nhiều yếu tố rủi ro tiềm tàng có thể gây tổn thương dây thần kinh mặt và mất thính giác vĩnh viễn.

Có thể thấy, chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Tây y có thể giúp hiệu quả nhanh chóng, thế nhưng đây không phải là phương pháp hữu hiệu và nên dùng nhất bởi có thể gây nhiều tác dụng phụ từ thuốc và các biến chứng có thể xảy ra.

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y

Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã được biết đến là phương pháp chữa bệnh lành tính, an toàn do sử dụng các bài thuốc thiên nhiên, áp dụng các liệu pháp khai thông khí huyết như châm cứu, bấm huyệt tác dụng vào các huyệt đạo, từ đó giúp giải trừ các khí huyết bị ứ ách bên trong cơ thể. Đây là phương pháp được nhiều người tin dùng bởi nó đi sâu vào điều trị từ gốc rễ gây bệnh.

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y bao gồm các phương pháp như:

Dùng thuốc: Các bài thuốc Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi còn sốt) và Khu phong bổ huyết hoạt lạc (khi hết sốt),… được chỉ định sử dụng từ 1-2 liệu trình để đảm bảo phát huy tác dụng nhanh và mau chóng khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, điện châm tia hồng ngoại, ôn châm,…: Các liệu pháp này thường chú trọng vào việc tán phong hàn, khai thông phế khí, điều hòa khí huyết.. Ngoài ra có thể thúc đẩy quá trình giãn cơ, cải thiện các triệu chứng, giúp dây thần kinh vận động đúng quỹ đạo hoạt động như bình thường.

Như vậy, để chữa liệt dây thần kinh số 7 thì bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp Đông y hoặc Tây y. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng điều trị bằng phương pháp nào đi nữa thì bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ hướng dẫn và chữa trị theo đúng phác đồ, đúng với tình trạng bệnh.

Lưu ý: Hiện nay, thay vì đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để chữa bệnh thì rất nhiều người bệnh tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Đây là điều các chuyên gia không khuyến khích bởi có thể dùng phải các thuốc kém chất lượng, gây tác dụng phụ và tác hại nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin mà CCRD cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc phân biệt và hiểu thêm về phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông y và Tây y  khác nhau như thế nào, từ đó giúp bạn có thể lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất đối với căn bệnh này.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top