200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y và tây y như thế nào ?

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý về cơ xương khớp phổ biến ở thời điểm hiện tại. Nó sẽ khiến màng dịch bị ảnh hưởng, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị tình trạng này. Sau đây, CCRD sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng Đông y vô cùng lành tính và hiệu quả.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp (RA) hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý tự miễn hệ thống mạn tính trong cơ thể gây nên, chủ yếu gây tổn thương các khớp. Chúng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể.

viem khop dang thap la gi

Không giống với các tình trạng viêm khớp khác, viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưỏng đến niêm mạc khớp của bạn gây sưng đau. Cuối cùng, có thể dẫn đến tình trạng xói mòn xương và biến dạng khớp làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm

6 Bác sĩ chữa viêm khớp dạng thấp giỏi tại TPHCM và Hà Nội

6 Địa chỉ chữa viêm khớp dạng thấp uy tín tại TPHCM và Hà Nội

Phương Pháp Điều Trị và Chữa đau khớp gối bằng Đông Y như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công màng hoạt dịch thay vì bảo vệ nó. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Theo thời gian, các khớp sẽ mất đi hình dạng và sự liên kết ban đầu.

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến ​​cho rằng sự xuất hiện của bệnh là do yếu tố di truyền. Mặc dù gen của bạn không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen của bạn có thể khiến bạn dễ bị các yếu tố môi trường gây ra viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp

trieu chung viem khop dang thap

Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn I: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp.
  • Giai đoạn II: Ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.
  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng khớp.

Có mấy phương pháp phổ biến để điều trị viêm khớp dạng thấp?

Hiện nay, viêm khớp dạng thấp được xem là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng 2 phương pháp như sau:

Phương pháp Tây y 

Tây y là phương pháp điều trị bách bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay. Sử dụng các loại thuốc Tây y có thể giúp chữa bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Và xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp đều có thể khám chữa bằng các biện pháp Tây y như: Sử dụng thuốc tây, phẫu thuật,…
phuong phap tay y

Ưu điểm: 

  • Tây y đặc trưng cho phương pháp trị bệnh hiện đại, có khuynh hướng thiên về khoa học, công nghệ. Tây y sử dụng các thiết bị y tế, máy móc hiện đại kết hợp với thuốc uống giúp đẩy nhanh tiến độ và mau chóng phục hồi.
  • Ngoài ra, áp dụng phương pháp này sẽ giúp quá trình điều trị được nhanh chóng hơn so với Đông y.

Nhược điểm: 

  • Tây y tuy có thể giúp bệnh nhân đẩy nhanh quá trình điều trị với các kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhưng đó chỉ là tạm thời, đối với những căn bệnh ác tính và phức tạp hơn sẽ có khả năng tái phát lại về sau, thậm chí là nhiều lần.
  • Nếu sử dụng các loại thuốc hạng 1 để điều trị thì sẽ mất gấp đôi, có thể gấp 3 lần chi phí so với Đông y.
  • Phương pháp này dùng 1 để điều trị chung cho nhiều người, nên sẽ xảy ra tình trạng hợp hoặc không hợp thuốc và chỉ diệt ngọn chứ không diệt tận gốc.
  • Ngoài ra sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng nếu sử dụng không đủ liều sẽ không thể triệt để bệnh.

Phương pháp Đông y 

Đông y là một trong những phương pháp khám chữa bệnh an toàn và lành tính, đã có truyền thống từ trước đến nay. Áp dụng các phương pháp điều trị theo Y học Cổ truyền sẽ giúp bệnh được đẩy lùi từ gốc đến ngọn. Trong Đông y, ngoài việc sử dụng các bài thuốc thảo dược, người bệnh có thể kết hợp với các liệu pháp khác như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,…

chua viem khop dang thap bang dong y

Ưu điểm:

  • Áp dụng phương pháp Đông y để điều trị sẽ giúp bệnh được tiêu diệt triệt để cả gốc lẫn ngọn, tránh tái phát về sau.
  • Bác sĩ Đông y sẽ thăm khám từ căn nguyên để hiểu rõ nguồn gốc của bệnh, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng người bệnh.
  • Ngoài thuốc uống, người bệnh sẽ được bác sĩ Đông y kết hợp điều trị bằng các liệu pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… nhằm giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và thư giãn.
  • Thuốc Đông y có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo lành tính và an toàn, không gây tác dụng phụ về lâu về dài.

Nhược điểm:

  • Vì thành phần từ các loại thuốc thảo dược đến từ thiên nhiên nên người bệnh cần kiên trì một thời gian thì mới thấy được hiệu quả.
  • Thuốc Đông y sẽ có mùi hơi nồng và khá khó chịu nên nếu là người mới thì cần phải có thời gian làm quen.
  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn thuốc Tây y do phải sắc thuốc, nấu thuốc rồi mới có thể uống.

Vậy có thể kết hợp giữa Tây y và Đông y không?

so sanh dong y va tay y

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Việc áp dụng giữa truyền thống (Đông y) và hiện đại (Tây y) là một sự kết hợp hoàn hảo.

  • Ở giai đoạn bệnh bùng phát, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng cấp tính, đau đớn gây khó chịu. Lúc này, bắt buộc phải sử dụng thuốc Tây y để cho tác dụng nhanh, giảm sự đau đớn và khó chịu.
  • Ngược lại, khi các triệu chứng cấp đã thuyên giảm, nếu tiếp tục sử dụng thuốc Tây kéo dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và gây ra hiện tượng lệ thuộc vào thuốc, dần dần sẽ phải tăng liều cao hơn. Lúc này, người bệnh nên sử dụng thuốc Đông y có tác dụng chống viêm, mạnh gân cốt để hạn chế các cơn tái phát cấp, giảm liều dùng thuốc Tây. Như vậy, Đông y sẽ giúp người bệnh hạn chế được đáng kể các tác dụng phụ nghiêm trọng mà thuốc Tây gây ra.

Bài viết vừa rồi cũng đã chia sẻ đến bạn tất cả thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như 2 phương pháp điều trị phổ biến là Tây y và Đông y. Hy vọng những ai đang gặp phải tình trạng này có thể tìm được phương pháp chữa bệnh phù hợp với nhu cầu và kinh tế của mình.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top