200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

4 Bài Thuốc Và 5 Mẹo Chữa viêm nang lông bằng đông y – phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Để điều trị bệnh viêm nang lông, ngoài phương pháp Tây y thông thường thì Đông y đang ngày càng được mọi người tin tưởng và sử dụng do độ an toàn, lành tính cao. Vậy, phương pháp này có thật sự hiệu quả và an toàn như mọi người vẫn nghĩ? Dưới đây CCRD đã tổng hợp thông tin về nguyên lí bệnh và hiệu quả chữa viêm nang lông bằng Đông y mà bạn có thể tìm hiểu.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Nguyên lí bệnh theo đông y

Theo quan niệm của Đông y, viêm nang lông là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc và hỏa độc. Tùy vào thể trạng người bệnh mà viêm nang lông sẽ biểu hiện ra tại tấu lý và bì phu khác nhau. Đối với các cơ thể ứ trệ khí huyết có thể gây ra tình trạng mụn bọc gây đau, sưng, nóng rát. Nếu bên trong nội tại nhiều tà độc, cơ địa huyết nhiệt có thể xuất hiện mụn mủ.

Phương pháp chữa viêm nang lông bằng đông y

Những bài thuốc Đông y chữa viêm nang lông hiệu quả

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm nang lông có nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn, các triệu chứng lại khác nhau. Do đó, việc áp dụng các bài thuốc cũng phải tùy theo tình trạng và thể bệnh để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

chua viem nang long bang dong y

Bài Thuốc Giai đoạn viêm nhiễm

Triệu chứng

Đầu tiên, vị trí bị viêm sẽ đỏ và sưng lên, người bệnh cảm thấy nóng, đau và ngứa vùng da. Bên cạnh đó còn xuất hiện những đám mụn nhỏ.

Cơ thể người bệnh lúc này có thể sốt nhẹ, rêu lưỡi đóng trắng dày, táo bón hoặc tiểu tiện ngắn đỏ, mạch đập nhanh,…

Bài thuốc đắp tại chỗ

Chuẩn bị lá cúc hoa trắng mang rửa sạch, sau đó cho vào tô và thêm ít muối vào giã nhuyễn. Mang hỗn hợp đã giã đắp lên vùng da bị viêm. Sau đó rửa sạch lại với nước sạch.

Bài thuốc giải thử thang gia giảm

Nguyên liệu: Kim ngân 12g, đạm trúc diệp 12g, thạch cao 8g, ích thược 12g, lá sen 16g, liên kiều 12g.

Cách làm: Cho tất cả vào ấm để nấu và uống. Trường hợp bị táo bón có thể thêm 4g đại hoàng, nếu tiểu sẩm đỏ thêm 12g sa tiền tử, hoặc nếu bị sốt cao thì cho thêm 12g hoàng liên, 12g hoàng cầm và 12g chi tử.

Bài Thuốc Giai đoạn hóa mủ

Triệu chứng

Ở giai đoạn này, khi viêm nhiễm không được xử lí đúng cách, ổ mũ bắt đầu xuất hiện. Người bệnh sẽ gặp các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, nhức nhói, khó chịu và khó ngủ.

Bài thuốc uống

Nguyên liệu: hoàng cầm 12g, gai bồ kết 12g,

Chuẩn bị  kim ngân hoa 20 g, liên kiều 12 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, bồ công anh 16 g bối mẫu 8 g, cam thảo 4 g. Đem các vị thuốc này sắc lên với nước, uống mỗi ngày 1 lần để mang lại hiệu quả tốt.

Bài thuốc ngâm rửa

Đem lá kinh giới, lá trầu hoặc lá sầu đâu rửa sạch rồi nấu với nước. Khi thấy nước thuốc sôi, tắt bếp rồi chờ nguội. Lấy nước này rửa chỗ bị mụn mủ sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các bài thuốc khác hiệu quả hơn.

Các bài thuốc đắp

Có thể áp dụng các bài thuốc sau và nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y uy tín.

Sử dụng lá sầu đâu, củ ráy ngứa, củ nghệ già đem rửa sạch, cắt nhỏ và thêm chút muối vào giã nhuyễn. Hỗn hợp này đem đắp vào mụn mủ để mang lại tác dụng tốt nhất.

Bài Thuốc Giai đoạn vỡ mủ

Sau giai đoạn hóa mủ sẽ đến giai đoạn vỡ mủ. Đó là khi người bệnh thấy có mủ chảy ra từ mụn. Mủ có thể có màu vàng hoặc màu trắng đục, mùi hôi tanh.
Sau khi chảy hết mủ ra ngoài, mụn sẽ khô dần và để lại vảy có màu đỏ và sau đó là thành màu nâu. Vài ngày sau đó, những vảy này sẽ tự động bong ra mà không cần tác động.

Bài thuốc đắp

Lá lốt, lá canh trâu, lá mã đề, lá đuôi chồn, cải hôi, lá nghệ hoặc củ nghệ già đem rửa, cắt nhỏ sau đó giã nát. Dùng hỗn hợp này để đắp lên vùng da bị mụn mủ.

Bài thuốc uống

Bài thuốc được sử dụng có tên là bát trân thang gia giảm: Thục điạ 12 g, bạch truật 12 g, đảng sâm 12 g, bạch thược 8 g, đương quy 12 g, đại táo 12 g, cam thảo 6 g, bạch linh 8 g và hoàng kỳ 12 g. Cho các vị thuốc cho vào ấm để nấu lên với nước rồi uống. Mỗi ngày dùng một thang sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Chữa viêm nang lông bằng thảo dược thiên nhiên

dầu dừa

Dầu dừa có chứa thành phần axit lauric là một chất kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ, ngăn ngừa sự hình thành của nấm và tác nhân gây hại bên trong nang lông.
Ngoài ra, dầu dừa còn chứa vitamin E dồi dào giúp da căng mịn, tăng sức đề kháng cho da và giúp da luôn khỏe mạnh, tươi trẻ.

Thoa trực tiếp

Cách thực hiện:

Thoa trực tiếp dầu dừa lên vị trí da bị viêm nang lông, dùng tay xoa đều nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày một lần để thấy được hiệu quả nhanh chóng.

Kết hợp tắm dầu dừa với nước chanh

Cách thực hiện:

Dùng 4-5 thìa dầu dừa trộn đều với nước cốt chanh. Sử dụng vỏ chanh nhúng vào dung dịch trên và thoa đều lên vùng da bị viêm khoảng 10-15 phút rồi tắm lại với nước ấm.

Lá trầu không

Lá trầu không chứa nhiều chất kháng viêm và chống nấm tự nhiên được sử dụng nhiều trong chữa bệnh da liễu, đặc biệt là viêm nang lông.

Bệnh nhân lưu ý nên dùng lá tươi, không bị sâu hoặc héo úa để chữa bệnh, bởi những lá quá già hoặc quá non sẽ không mang đặc dược tính tốt nhất.

Chữa viêm nang lông bằng nước cốt lá trầu

Cách thực hiện:

Chuẩn bị từ 3-5 lá trầu không tươi, không bị sâu và héo. Mang lá đi rửa sạch với nước, sau đó mang đi ngâm với muối loãng khoảng 10 phút để khử khuẩn. Kế đến vớt lá trầu ra để ráo nước và và đem xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.

Bệnh nhân dùng một miếng gòn hoặc bông tẩy trang thấm dung dịch thoa đều lên khu vực bị viêm nang lông. Thực hiện từ 2-3 lần thoa cho đến khi da khô lại, sau đó rửa sạch vùng da với nước và lau khô bằng khăn mềm.

Mỗi ngày áp dụng thoa dung dịch 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tắm với lá trầu không

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 10-15 lá trầu không, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó vò nát lá trầu và mang nấu với 2 lít nước đun sối trong 5 phút. Khi nước đã sôi pha thêm ít nước và mang dùng tắm mỗi ngày. Khi tắm bệnh nhân dùng lá trầu chà nhẹ lên vị trí bị bệnh để phát huy tác dụng tốt nhất.

Muối

Muối là thành phần có tính kháng viêm cao, giúp da triệt tiêu được vi khuẩn, tẩy tế bào chết và ngăn chặn hiệu quả tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, viêm nang lông.

Lưu ý: Nên sử dụng muối biển đã qua xử lí sạch để thực hiện điều trị, vì sẽ không lẫn tạp chất và an toàn cho da.

Cách thực hiện:

Hòa 1 thìa muối biển vào 1 ly nước ấm. Sau khi tắm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước muối và chà nhẹ lên vị trí da bị viêm. Nên thực hiện 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng sưng viêm của làn da.

Mật ong, chanh và đường

Mật ong thường được sử dụng để làm đẹp và chữa các bệnh về da liễu, bao gồm bệnh viêm nang lông do bên trong mật ong có chữa các chất dinh dưỡng như Canxi, vitamin C, B, Sắt, Phốt-pho,… Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng kháng viêm và khử trùng mạnh mẽ. Bên trong chanh có chứa lượng axit dồi dào khử khuẩn và làm mờ vết thâm hiệu quả. Còn đường kính có tác dụng tẩy tế bào chết và trẻ hóa làn da.

Cách thực hiện:

Sử dụng 5 thìa mật ong, 2 thìa chanh và 1 thìa đường kính trộn đều đến khi đường tan hết trong chanh và mật ong. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị viêm và thoa đều nhẹ nhàng trong vòng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 3 lần/tuần.

Trên đây là một số các phương pháp chữa bệnh viêm nang lông bằng Đông y được nhiều người tin dùng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất để nhanh chóng hồi phục căn bệnh này. Chúc bạn sức khỏe và bình an.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top