Ngày nay, điều trị bệnh bằng phương pháp đông y được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Đã có rất nhiều bệnh nhân viêm tai giữa áp dụng và được khỏi bệnh khi chọn cách chữa bệnh theo phương pháp này.
Liệu có thể chữa viêm tai giữa bằng Đông y hay không? Cách chữa như thế nào? Hãy cùng CCRD tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Xem thêm
TOP 5 BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG BẰNG ĐÔNG Y HAY NHẤT
7+ BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG BẰNG ĐÔNG Y HIỆU QUẢ
8 ĐỊA CHỈ CHỮA VIÊM XOANG UY TÍN Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI
Viêm tai giữa theo quan điểm của Đông Y
Theo quan điểm của đông y, viêm tai giữa còn được gọi với cái tên Nhĩ nùng. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm tai giữa là do phong nhiệt và nhiệt độc.
Lúc đầu, bệnh là giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ chuyển thành mạn tính rất cao và rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của tai.
Ưu nhược điểm của việc chữa viêm tai giữa bằng Đông Y
Ưu điểm khi lựa chọn chữa bệnh viêm tai giữa bằng đông y:
- Bệnh viêm tai giữa có thể được điều trị tận gốc và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh nhờ cơ chế điều trị bệnh từ căn nguyên gây bệnh chứ không chỉ điều trị các triệu chứng bên ngoài.
- Phương pháp đông y sử dụng các thảo dược thiên nhiên nên lành tính và an toàn cho sức khỏe.
- Không để lại nhiều biến chứng và ít tác dụng phụ.
Nhược điểm khi lựa chọn chữa bệnh viêm tai giữa bằng đông y:
- Người bệnh phải kiên trì mới có thể điều trị bệnh hiệu quả bởi vì thuốc đông y có tác dụng khá chậm và phải sử dụng khá lâu mới thấy được hiệu quả.
- Thuốc đông y khó dùng nếu người bệnh chưa quen
- Sắc thuốc mất khá nhiều thời gian.
Các phương pháp chữa viêm tai giữa bằng Đông Y
Châm cứu
Phương pháp châm cứu cũng có thể áp dụng để chữa viêm tai giữa bằng cách châm vào các huyệt: Thính hội, Thính cung, Ế phong.
- Nếu nhiệt nhiều thì thêm huyệt Hợp cốc, huyệt Phong trì
- Nếu tỳ hư thì thêm huyệt Túc tam lý
- Nếu thận hư thì thêm huyệt Thận du
Thuốc y học cổ truyền
Các bài thuốc y học cổ truyền được điều chế từ các vị thuốc từ thiên nhiên. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa người bệnh sẽ có những bài thuốc phù hợp và tác dụng khác nhau. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để việc điều trị đạt hiệu quả cao và tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
7+ bài thuốc YHCT chữa viêm tai giữa
1. Chữa viêm tai giữa cấp tính
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: Sài hồ, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử mỗi loại 12g; bạc hà 6g và kim ngân hoa 20g. Nếu tai bị chảy máu và mủ thì thêm 16g sinh địa và 12g đan bì.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng lượng nước vừa đủ. Nước thuốc thu được dùng để uống trong ngày. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sa tiền tử, trạch tả, sinh địa mỗi loại 12g; chi tử, đương quy mỗi loại 8g và cam thảo 4g.
- Cách thực hiện: Đem sắc tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị, dùng thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả.
2. Chữa viêm tai giữa mạn tính
Thể thận hư
- Chuẩn bị: Đan bì, thổ phục linh, hoàng bá, trạch tả, tri mẫu, sơn thù mỗi loại 8g; hoài sơn 16g và thục địa 12g.
- Cách thực hiện: Đem tất cả thảo dược sắc với 750ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chia thuốc thành 3 phần dùng 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút.
Thể tỳ hư
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Hoàng liên, biển đậu, bạch thược, phục linh, cốc nha mỗi loại 8g; thuyền thoái 4g và sơn dược, trạch tả mỗi loại 12g.
- Cách thực hiện: Đem thuốc sắc cùng lượng nước vừa đủ. Nước thuốc thu được dùng uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang để thấy hiệu quả.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, sài hồ, phục linh mỗi loại 12g, đương quy, thăng ma, hoàng bá, hoàng liên mỗi loại 8g; cam thảo 4g và trần bì 6g.
- Cách thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 20g, chia làm 3 phần uống 3 lần.
Thể can kinh thấp nhiệt
- Chuẩn bị: Kim ngân hoa, xương bồ, sài hồ, mộc thông mỗi loại 8g; Trạch tả, cam thảo mỗi loại 10g và ngưu bàng 12g.
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc cùng 500ml nước đến khi cạn còn một nửa. Nước thuốc thu được chia làm 3 phần dùng 3 lần trong ngày.
Thể trung khí bất túc
- Chuẩn bị: Hoàng liên, hoàng bá mối loại 12g; ý dĩ, sa nhân, phục linh, cam thảo mỗi loại 10g; đương quy 16g; biến đậu 5g và cát cánh 6g.
- Cách thực hiện: Đem sắc tất cả các vị thuốc cùng 1 lít nước. Thuốc thu được dùng để uống khi còn ấm. Kiên trì mỗi ngày dùng 1 tháng, dùng trong vòng 14 ngày để cải thiện tình trạng mủ viêm.
Cây thuốc nam
Sử dụng các cây thuốc nam hoàn toàn tự nhiên, dễ tìm kiếm và tiết kiệm chi phí. Đã có rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên vẫn chưa nghiên cứu nào chứng minh điều này, vì vậy khi muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
5+ Cây thuốc nam chữa viêm tai giữa bằng Đông y
1. Lá mơ lông – chữa viêm tai giữa bằng đông y
- Chuẩn bị: Lá mơ lông
- Cách thực hiện: Đem lá mơ đi rửa sạch rồi hơ lửa cho mềm. Sau đó cuốn thành điếu rồi đút vào tai trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần để thấy hiệu quả.
2. Rau diếp cá – chữa viêm tai giữa bằng đông y
- Chuẩn bị: 50g lá diếp cá
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá diếp cá, để ráo nước, sau đó giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Dùng để nhỏ vào tai, ngày thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt.
3. Tỏi – chữa viêm tai giữa bằng đông y
- Chuẩn bị: 1 tép tỏi
- Cách thực hiện: Ép lấy nước cốt tỏi rồi pha với 5ml nước muối sinh lý. Dùng hỗn hợp nhỏ vào tai, ngày nhỏ 2 lần, mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt.
4. Lá hẹ – chữa viêm tai giữa bằng đông y
- Chuẩn bị: Khoảng 50g lá hẹ
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá hẹ, để ráo, sau đó giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Nước cốt lá hẹ đem nhỏ vào tai, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt.
5. Cây sống đời – chữa viêm tai giữa bằng đông y
- Chuẩn bị: khoảng 3 – 5 lá sống đời tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá sống đời, để ráo, sau đó đem giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Dùng nước cốt thu được nhỏ vào tai, nhỏ 1 – 2 giọt/ lần, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
Lời kết:
Trên đây là những cách chữa bệnh viêm tai giữa bằng đông y hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để đem lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất.