200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Đau dây thần kinh số 5 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Đau dây thần kinh số 5 còn gọi là dây tam thoa, là một loại cơn đau đặc thù thường xuất hiện một cách đột ngột trong thời gian ngắn. Đau dây thần kinh số 5 gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. 

Hãy cùng CCRD tìm hiểu Đau day thần kinh số 5 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

TỔNG QUAN

Đau dây thần kinh số 5 là gì?

Đau dây thần kinh số 5 là một dạng cơn đau đặc thù và thường xuất hiện đột ngột nhưng rất nặng ở một nửa bên mặt, tuy nhiên chỉ xuất hiện kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn (không quá 1 phút). Cơn đau này có thể là tự phát hoặc xuất phát từ điểm cò súng (trigger spot), đó là điểm khi bị kích thích.

Hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh tam thoa đều là đau một bên, trong đó chỉ có số ít là đau cả 2 bên, chiếm tỷ lệ khoảng từ 3 – 6% . Trường hợp đau dây thần kinh số 5 cả 2 bên không xuất hiện ngay từ đầu mà sau một thời gian dài đau ở một nửa bên mặt thì mới xuất hiện cơn đau ở bên mặt còn lại.

Xem thêm

Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng diện chẩn

6 Bác sĩ chữa liệt dây thần kinh số 7 giỏi và uy tín tại TP.HCM

Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào? Có thể chữa khỏi không?

Đối tượng có nguy cơ đau dây thần kinh số 5

Đau dây thần kinh số 5 có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, theo thống kê thì bệnh thường gặp ở người lớn tuổi trên 50 tuổi, trong đó xuất hiện nhiều ở nữ giới hơn là nam giới.

NGUYÊN NHÂN & TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng đau dây thần kinh số 5

Dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh V là những cơn đau có đặc điểm như sau:

  • Có khi người bệnh sẽ đau tới mức gần như không thể chịu đựng được. Có khi thấy bệnh nhân gầy sút đi do sợ đau, bệnh nhân không dám ăn vì khi nhai sợ sẽ bị kích động gây cơn đau.
  • Cơn đau khởi phát đột ngột, dạng thường gặp nhất là giống kiểu điện giật, thỉnh thoảng sẽ gặp những dạng như là nghiền và xé, còn lại các trường hợp dạng nóng bỏng thì ít gặp.
  • Cơn đau này thường kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ vài giây, nhưng có thể do các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau nên làm cho nó  kéo dài trong khoảng một đến hai phút.
  • Cơn đau có thể tái đi tái lại hằng ngày mà không theo một quy luật nhất định nào, tần suất của cơn đau sẽ quyết định độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Ở bệnh nhân cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân hoặc cơn đau có thể phát sinh khi có kích thích như rửa mặt, cạo mặt,  nhăn mặt, nhai, nói, chạm vào mặt và thậm chí là khi gió thổi vào mặt,…
  • Cơn đau xuất hiện ở một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của dây thần kinh số 5 và thường xuất hiện nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.
  • Theo Hiệp hội Đau đầu quốc tế ( IHS – International Headache Society), tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa đó chính là các cơn đau mặt và trán kịch phát kéo dài vài giây đến không quá 2 phút.
  • Ngoài những triệu chứng kể trên, thông thường người bệnh không có biểu hiện nào khác nghiêm trọng, tuy nhiên một số điểm xuất chiếu của dây thần kinh số 5 có thể thấy đau khi ấn vào như: điểm đau ở lỗ trên ổ mắt, điểm đau ở dưới ổ mắt, hay là điểm đau lỗ cằm. 

Cơn đau dây thần kinh số 5 sẽ có ít nhất 4 trong số các đặc điểm sau:

  • Cơ đau xuất hiện đột ngột, dữ dội, nhói và nông, như đâm hay nóng bỏng
  • Cơn đau phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh của dây thần kinh tam thoa
  • Cường độ cơn đau nặng
  • Cơn đau bị kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như là ăn uống, nói, rửa mặt hay đánh răng,…
  • Giữa các cơn đau người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng. 

Nguyên nhân đau dây thần kinh số 5

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính thức gây ra tình trạng đau dây thần kinh số 5. Tuy nhiên, dựa vào triệu chứng đặc hiệu của bệnh mà các nhà nghiên cứu có thể xác định nguyên nhân như sau:

Mạch máu bị chèn ép vào dây thần kinh: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dây thần kinh số 5, nguyên nhân này chiếm đến 60% các trường hợp do sự chèn ép của các mạch máu đối với dây thần kinh số 5 tại gốc của dây thần kinh và thường gặp nhất đó là động mạch tiểu não trên (superior cerebellar artery). Tuy nhiên, nguyên nhân khiến mạch máu chèn ép lên dây thần kinh này khi về già vẫn chưa được lý giải.

Do các khối u chèn ép vào dây thần kinh: Một hoặc nhiều nhánh của dây thần kinh tam thoa có thể bị chèn ép và bị ảnh hưởng do các khối u nằm ở vùng lân cận của góc cầu – tiểu não hoặc ở vùng góc cầu – tiểu não như là: u nang thượng bì (epidermoid cyst), u màng não (meningioma), u ác tính di căn (carcinoma), túi phình động mạch (aneurysm),…

Nhiễm khuẩn do virus tại hạch Gasser hoặc ở các nhánh dây thần kinh số 5 ngoại biên.

Do đa xơ cứng (bệnh gây tổn thương bao myelin bọc xung quanh các sợi thần kinh)

Do quá trình tăng sản của nền sọ chèn ép dây thần kinh số 5(Ví dụ: Ung thư vòm họng)

Do bệnh ở vùng dây thần kinh số 5 phân bố: Viêm xoang, sâu răng, áp xe răng,… 

ĐIỀU TRỊ

Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?

Bệnh đau dây thần kinh số 5 không đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám, kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

Nếu để lâu bệnh sẽ có thời gian phát triển, dây thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng sẽ gây liệt nửa mặt. Khi dây thần kinh số 5 bị tê liệt, các cơn đau sẽ ảnh hưởng sang dây thần kinh số 7.

Các cơn đau do dây thần kinh tam thoa gây ra sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và cuộc sống của người bệnh.

Chẩn đoán đau dây thần kinh số 5

Việc chẩn đoán đau dây thần kinh số 5 cần phải dựa trên các biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, các bác sĩ Thần kinh cũng cần phải loại trừ, chẩn đoán và phân biệt các bệnh lý: bệnh xoang mặt, migraine, thiên đầu thống, đau răng hàm, các bệnh về tai,…

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh số 5

Chữa đau dây thần kinh số 5 bằng Tây y

Chuẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán đau dây thần kinh số 5 chủ yếu dựa trên những mô tả của bệnh nhân về cơn đau, bao gồm:

Tính chất đau: cơn đau đột ngột và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn

Vị trí đau: những vị trí trên mặt khi bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi cơn đau.

Hoàn cảnh khởi phát cơn đau: thường bị kích thích nhẹ trước đó ở 2 bên má ví dụ như khi ăn, nói chuyện,…

Bác sĩ có thể làm thêm một số kiểm tra khác để chẩn đoán và để tìm ra các nguyên nhân nền gây ra bệnh. Các bài test thường là:

Thăm khám hệ thần kinh: bác sĩ sẽ sờ và kiểm tra từng vùng trên khuôn mặt  người bệnh, từ đó giúp bác sĩ quyết định chính xác cơn đau xảy ra ở đâu và nhánh nào trên dây số 5 bị ảnh hưởng. Kiểm tra phản xạ cũng giúp bác sĩ nhận định đúng các nguyên nhân gây ra.

MRI: Tiến hành MRI scan ở não để xác định xem có khối u nào làm đau dây thần kinh này hay không. Ở một số trường hợp, các bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc nhuộm vào máu để quan sát rõ hơn các động mạch và tĩnh mạch.

Cơn đau ở mặt có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc chẩn đoán ban đầu là rất quan trọng. 

Điều trị

Để điều trị bệnh đau dây thần kinh tam thoa, trong tây y, các bác sĩ sẽ áp dụng 2 phương pháp như sau:

Đối với phương pháp điều trị nội khoa: Việc điều trị đau dây thần kinh số 5 thường điều trị bắt đầu với thuốc uống. Các bác sĩ chỉ định dùng thuốc làm giảm hoặc chặn tín hiệu truyền cảm giác đau về não như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co cơ.

Trong một số trường hợp ghi nhận là dùng thuốc có hiệu quả và không cần điều trị gì thêm. Hầu hết người bệnh đều có giai đoạn đầu đáp ứng với điều trị bằng thuốc, tuy nhiên sau đó khoảng 75% sử dụng thuốc không còn có hiệu quả và cần phải can thiệp ngoại khoa.

Đối với phương pháp điều trị ngoại khoa: Theo thời gian, có thể bệnh sẽ bị giảm đáp ứng với thuốc và thậm chí là thuốc còn mang lại các tác dụng phụ. Với những trường hợp này thì tốt hơn là được điều trị bằng thuốc tiêm hay tiến hành bằng các phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật giải ép vi mạch hay phẫu thuật cắt bằng sóng gamma. 

Chữa đau dây thần kinh số 5 bằng Đông y

Một số phương pháp chữa đau dây thần kinh số 5 phải kể đến như:

Dùng thuốc đông y

Tùy theo từng thể bệnh mà các thầy thuốc sẽ đưa ra những dược liệu và bài thuốc phù hợp cho người bệnh. Thông thường, sử dụng thuốc đông y là phương pháp hỗ trợ bệnh, vì vậy nên được kết hợp với các liệu pháp khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Châm cứu

Thông qua việc kích thích các huyệt đạo, khí huyết sẽ được lưu thông, cơn đau theo đó cũng được giảm dần. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định châm cứu tại những huyệt đạo theo sự phân bố thần kinh số 5 kết hợp với các huyệt đạo ở xa theo đường tuần hành kinh mạch như những huyệt đạo dưới đây:

Đau dọc nhánh mặt: Sẽ được kích thích tại huyệt Dương bạch, huyệt Toản trúc, huyệt Thái dương, huyệt Ngoại quan.

Đau nhánh hàm trên: Sẽ được kích thích tại huyệt Tứ bạch, huyệt Cự liêu, huyệt Nhân trung, huyệt Hợp cốc.

Đau nhánh hàm dưới: Sẽ được kích thích huyệt Hạ quan, huyệt Giáp xa, huyệt Thừa tương, huyệt Nội đình.

Thực hiện châm cứu mỗi ngày 1 lần và lưu kim trong khoảng thời gian 30 phút.

Bấm huyệt

Tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây bệnh, bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tam thoa còn có thể thực hiện trên vùng da do nhánh dây này chi phối. Cụ thể như sau:

Đau ở nhánh số 1: Sẽ kích thích tại huyệt Dương bạch xuyên Ngư yêu; Toản trúc xuyên Tình minh; Thái dương xuyên Đồng tử liêu và Đầu duy.

Đau ở nhánh số 2: Sẽ kích thích tại huyệt Quyền liêu hướng khe chân bướm hàm; huyệt Ế phong; Suất cốc; Nhĩ môn xuyên Thính cung và Nghinh hương.

Đau ở nhánh số 3: Sẽ kích thích tại huyệt Địa thương xuyên Giáp xa; huyệt Thừa tương và huyệt Hạ quan.

Mỗi lần điều trị sẽ chọn 2 đến 3 huyệt ở các nhánh và thay đổi để bấm huyệt. Thực hiện 30 phút một lần và duy trì liệu trình bấm huyệt chữa đau dây thần kinh số 5 kéo dài khoảng 10 -15 ngày để đạt hiệu quả.

Q & A

1. Đau dây thần kinh số 5 có chữa được không?

Đau dây thần kinh số 5 sẽ điều trị được nếu bệnh nhân tìm được địa chỉ uy tín đồng thời tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Có thể chữa trị bằng phương pháp Đông Y và Tây Y.

2. Nên chữa đau dây thần kinh bằng Đông Y hay Tây Y?

Sau đây là bảng so sánh 2 phương pháp điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng Đông Y và Tây Y. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và những hạn chế nhất định mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn.

Đông Y Tây Y
Ưu điểm  Hạn chế biến chứng và ít để lại tác dụng phụ.

Phương pháp chữa đau dây thần kinh số 5 bằng Đông y được ghi nhận với nhiều kết quả tích cực.

Sử dụng thuốc chống động kinh và thuốc chống viêm được sử dụng để điều trị khoảng 70% bệnh nhân có kết quả điều trị tích cực ngay từ lần đầu tiên. 
Nhược điểm Điều trị cần nhiều thời gian vì vậy người bệnh phải kiên trì. Đa số bệnh nhân đều có giai đoạn đầu đáp ứng với việc điều trị bằng thuốc, tuy nhiên thì sau đó lại có khoảng 75% sử dụng thuốc không có hiệu quả.

Có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống

Chi phí điều trị bệnh khá cao. 

Hiệu quả có thể chỉ là là tạm thời và triệu chứng vẫn có thể tái phát sau điều trị.

Lời kết

Đau dây thần kinh số 5 làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người  bệnh và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần phải thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh để kịp thời điều trị.  

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top