200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Đau lưng không đứng thẳng được là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Đau lưng không đứng thẳng được là tình trạng phổ biến hiện hay, khiến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường bỏ qua không khám chữa kịp thời dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Hiểu được điều đó CCRD sẽ thông tin đến bạn qua bài viết Đau lưng không đứng thẳng được là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị mời bạn cùng tham khảo.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Khái niệm đau lưng không đứng thẳng được

Đau lưng không đứng thẳng được

Đau lưng không đứng thẳng được

Đau lưng không đứng thắng được là tình trạng vùng lưng bị đau dữ dội do duy trì một tư thế trong thời gian dài.

Khi thực hiện một tư thế trong thời gian lâu thì khiến người bệnh khó có thể đứng dậy được hoặc bị đau dữ đội khi đứng lên, nên phải khom lưng.

Triệu chứng và cấp độ đau sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đây là vấn đề thường gặp, không chỉ ở những người cao tuổi mà còn xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Xem thêm

8 + Bệnh viện, phòng khám chữa đau lưng ở TPHCM và Hà Nội uy tín

Hình ảnh thoái hóa đốt sống lưng chi tiết từng vị trí

9+ cách chữa gai cột sống tại nhà giảm đau hiệu quả

Nguyên nhân của bệnh lý đau lưng không đứng thẳng được

Nguyên nhân gây đau lưng không đứng thẳng được

Một số nguyên nhân chính 

Đau lưng không đứng thẳng được có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Tuổi tác: Lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể gây thoái hóa cột sống dẫn đến các vấn đề ở lưng
  • Mang thai: Thai phụ ở cuối thai kỳ thường đau lưng và khó đứng thẳng vì trọng lượng bào thai tương đối năng, làm cho cơ thể hướng về phía trước
  • Chấn thương: Những tổn thương ở cột sống khiến lưng đau nhức không dứt và khó cử động
  • Bong gân hoặc căng cơ lưng: Dây chằng hoặc cơ lưng bị rách do căng thẳng và hoạt động quá mức (thừa cần, thực hiện động tác lặp đi lặp lại..)
  • Đau thần kinh tọa: Các dây thần kinh ở phần dưới cột sống bị chèn ép (đặc biệt là dây thần kinh hông), co thắt cơ
  • Thoát vị đĩa đệm: nhầy đĩa đệm đi xuyên các dây chằng vào ống sống gây chèn ép ống sống hoặc dây thần kinh
  • Hẹp ống sống: Ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các rễ thần kinh và tủy sống
  • Thói quen sinh hoạt, ngồi sai tư thế: Ngồi làm việc sai tư thế, cong vẹo, vắt chân hay ngồi quá lâu trong một vị trí khiến cột sống bị chèn ép.
  • Thoái hóa cột sống lưng: Khi cột sống lưng bị thoái hóa sẽ gây ra các cơn đau nhức khiến bệnh nhân không đứng thẳng được, nặng thì bị còng, đi đứng lom khom
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm nhiễm ở khớp và xương sụn trở nên nặng nề khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều, ẩm thấp dẫn đến những cơn đau đầu, mất ngủ kéo dài
  • Viêm cột sống dính khớp: Đau và cứng ở cột sống, theo thời gian khiến cột sống mất đi khả năng di động
  • Gai cột sống: Các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ vì các gai xương gây chèn ép lên hệ thống các dây thần kinh. Không điều trị kịp thời có thể khiến mất khả năng vận động

Tính nguy hiểm của đau lưng không đứng thẳng được

Đau lưng không đứng thẳng được có nguy hiểm không

Đau lưng không đứng thẳng được

Đau lưng không đứng thẳng được có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, viêm khớp dạng thấp, gai cột sống…

Những bệnh lý này ngoài gây đau nhức còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, để lại những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, yếu liệt chi dưới. Nặng hơn có thể dẫn đến tàn phế nếu như không được điều trị kịp thời.

Vì vậy nếu như bạn bị đau lưng không đứng thẳng được thì không nên chủ quan mà nên đến bác sĩ uy tín thăm khám để được điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị đau lưng không đứng thẳng được

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi gặp phải hiện tượng đau lưng không đứng thẳng được, thì người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng hợp lý

Nằm nghỉ đúng cách không chỉ giúp đẩy lùi các cơn đau mà còn giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, giảm tác động chèn ép bởi các yếu tốt nội sinh và chấn thương bên ngoài.

Hạn chế mang vác đồ vật nặng

Hạn chế mang vác đồ vật nặng

Hạn chế mang vác đồ vật nặng

Một trong những nguyên chính dẫn đến việc đau lưng không đứng thẳng được chính là do mang vác đồ vật nặng trên vai, lưng hay làm việc trong môi trường nặng nhọc.

Khiến cho các cơn đau nhức trở nên điên cuồng, dự dội hơn. Vì vậy nếu người bệnh bị đau lưng không đứng thẳng được thì cần tránh bê vác vật nặng, tránh thực hiện thao tác cúi xuống bê đồ

Xoa bóp, massage lưng hàng ngày

Xoa bóp, massage lưng hàng ngày

Xoa bóp, massage lưng hàng ngày

Người bệnh bị đau lưng không đứng thẳng được nên dành ra một khoảng thời gian trước khi đi ngủ tầm 15-20 phút mỗi ngày để thực hiện massage, xoa bóp toàn bộ khu vực cột sống lưng và vùng lân cận.

Phương pháp này sẽ giúp máu lưu thông, giãn cơ và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, nó còn cải thiện tình trang đau nhức lưng, cơ cứng lưng cực kỳ hiệu quả và có tác dụng nhanh chóng

Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế

Người bị mắc bệnh đau lưng không đứng thẳng được cần chú ý thay đổi tư thế ngồi làm việc, sinh hoạt một cách khoa học, đúng đắn.

Đối với nhân viên văn phòng thì cần phải ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng vào màn hình vi tính, hai lòng bàn chân đặt dưới đất và hai đầu gối vuông gốc với mặt sàn.

Nên chọn ghế có độ cứng vừa phải, ghế hơi ngả về phía sau một góc tầm 130 độ.. Nếu có thể thì nên đặt một chiếc gối sau lưng nhằm giúp hỗ trợ lực từ trọng lượng cơ thể lên cột sống.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng  giúp thư giãn các cơ đang căng cứng, cải thiện lưu lượng máu đến cột sống. Chườm lạnh có  tác dụng giúp giảm đau, giảm viêm do tổn thương gây ra.

Người bệnh có thể cân nhắc chườm nóng hay chườm lạnh hoặc cả hai sao cho phù hợp.

Lưu ý: Chườm  2 – 3 lần/ngày. Một lần chỉ nền chườm khoảng 15 phút

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể

Đối với bệnh nhân bị đau lưng không đứng thẳng được, khi cơ thể bị lạnh sẽ khiến các cơn đau vùng dưới lưng và khó đứng thẳng xảy ra nhiệu hơn.

Vì vậy, người bệnh cần giữ ấm cơ thể tốt nhất là khi thời tiết đông, ẩm, lạnh.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc

Thuốc không Steroid (NSAID)

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc ví dụ như thuốc giãn cơ theo toa, thuốc giảm đau, ,…dựa vào tính chất cơn đau. và tình trạng bệnh.

Đối với tình trạng đau lưng không đứng thẳng được thường sẽ được bác sĩ lựa chọn thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).

Tuy nhiên người bệnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân nên tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ vật lý trị liệu để được thiết kế chương trình tập luyện cá nhân hóa và được hướng dẫn thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cột sống

Giúp nâng cao sức mạnh và khả năng chuyển động của cột sống và cải thiện tư thế. Tuân thủ theo quy trình trị liệu giúp giảm tỷ lệ tái phát và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề đau lưng khác trong tương lai.

Sử dụng nẹp lưng

Sử dụng nẹp lưng

Sử dụng nẹp lưng

Trong một số trường hợp, theo như chỉ định của bác sĩ, người bệnh phải sử dụng nẹp lưng để tăng khả năng phục hồi, hỗ trợ cột sống,và giảm đau cột sống tốt hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật

Phẫu thuật

Đây là biện pháp cuối cùng, thường được chỉ định khi người bệnh hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, không thể dùng các biện pháp khác.

Biện pháp phòng ngừa đau lưng không đứng thẳng được

Vận động đúng tư thế

Vận động đúng tư thế

Vận động đúng tư thế

Chú ý tạo tư thế tốt khi vận động, thoải mái nhất để hạn chế căng thẳng lên cột sống.

Đi bộ đúng tư thế: giữ thẳng lưng và tránh cúi xuống hoặc cúi người quá xa về phía trước

Ví dụ:

Nếu trong trường hợp bắt buộc đứng nhiều giờ, người bệnh hãy đặt một chân lên bục hoặc ghế thấp vì có thể giảm bớt tải trọng ở lưng.

Nếu công việc hoặc một hoạt động nào đó yêu cầu phải ngồi lâu một chỗ, hãy tìm một chiếc gối nhỏ đặt ở lưng để duy trì đường cong tự nhiên của lưng.

Tránh mang vác vật nặng, nhưng nếu là trường hợp bắt buộc thì hãy ngồi xổm, nhưng vẫn giữ lưng thẳng, sau đó uống cong đầu gối và dùng lực ở chân để nâng vật lên..

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý

Đối với những người thừa cân/ béo phì sẽ  làm tăng áp lực lên cột sống gây đau lưng.
Do đó, nên kiểm soát tốt cân nặng bằng chế độ ăn uống và tập luyện một cách khoa học nhằm giảm áp lực lên cột sống lưng và giúp hạn chế tổn thương tiến triển (nếu có).

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống

Người bệnh nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Vì đây là điều kiện căn bản để vận hành các hoạt động của xương khớp.Thực đơn gồm nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

Ngoài ra, ăn uống một cách khoa học sẽ giúp kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân (béo phì) gây áp lực lên cột sống.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên

Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục, nên thực hiện những bài tập cơ lưng nhằm khiến cho các khối cơ hỗ trợ cột sống dẻo dai hơn.

Có thể kết hợp các bài tập hoạt động thể chất cường độ thấp và cường độ cao như: đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu, bơi lội…

Những bài tập trên sẽ giúp tăng độ linh hoạt cho cột sống thắt lưng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tập các bài tập sức mạnh cho cơ chân, vì khi có cơ chân khỏe có thể giúp giảm bớt sức nặng lên lưng mỗi khi nâng vác vật nặng.

Chọn nệm ngủ phù hợp

Chọn nệm ngủ phù hợp

Chọn nệm ngủ phù hợp

Khi chọn nệm thì bệnh nhân không nên chọn nệm quá cứng hoặc nệm quá mềm, vì nếu quá cứng thì có thể dẫn tới đau lưng. Còn với nệm mềm thì không thể đảm bảo được việc nâng đỡ tốt cột sống, đặc biệt ở vai và mông.

Cai thuốc lá

Cai thuốc lá

Cai thuốc lá

Mức độ viêm trong cơ thể và nhanh thoái hóa xương khớp là hậu quả của việc hút thuốc lá. Vì vậy, nếu trân trọng sức khỏe của bản thân và người khác thì nên từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Nếu như người bệnh bị tổn thương lưng hoặc mắc bệnh lý xương khớp thì có thể dẫn đến đau lưng không đứng dậy được.

Do đó, nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm để kịp thời phát hiện những bất thường ở xương khớp.

Qua bài viết trên CCRD đã giới thiệu đến bạn Đau lưng không đứng thẳng được là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng thông tin trên bổ ích đối với bạn và chúc bạn mau chóng điều trị được căn bệnh nay.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top