Gai đôi cột sống L4 L5 là một chứng bệnh phổ biến nó gây ra sự đau đớn, hoạt động khó khăn cho nhiều bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này.
Chứng bệnh này nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như giảm đi khả năng lao động. Và để hiểu rõ hơn về gai đôi cột sống L4 L5, CCRD mời bạn xem bài viết dưới đây!
Tổng quan gai đôi cột sống l4 l5
1. Gai đôi cột sống l4 l5 là gì?
Có thể bạn chưa biết, trong cơ thể chúng ta có khoảng 33-34 đốt sống. Bao gồm: 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt sống lưng và các đốt xương sống còn lại hợp cùng tạo thành xương cụt. Và đốt sống L4 L5 là hai đốt sống có vị trí nằm ở phần dưới cùng của cột sống thắt lưng. Vai trò của đôi cột sống L4 L5 được đánh giá là rất quan trọng.
Đôi cột sống L4 L5 có vai trò nâng đỡ phần trên của cơ thể và giúp cột sống chuyển động linh hoạt.
Bệnh gai đôi cột sống L4 L5 là hiện tượng hai đốt sống này mọc ra các gai xương. Khi gai xương ở đốt sống phát triển càng mạnh thì mô càng mềm, dây thần kinh, dây chằng và sụn càng bị tổn thương hơn. Từ đó gây nên các gai xương có những cơn đau nhức vô cùng khó chịu
Xem thêm
5+ Cách chữa thoát vị đĩa đệm L4, L5
9+ bài thuốc nam chữa gai cột sống hiệu quả
9+ cách chữa gai cột sống tại nhà giảm đau hiệu quả
Nguyên nhân & triệu chứng
1. Triệu chứng gai cột sống I4 I5
Khi mới bước vào giai đoạn hình thành, gai xương còn nhỏ chưa xảy ra cọ xát nên gần như không có các triệu chứng rõ ràng. Dần về sau, gai xương tăng kích thước gây chèn ép các dây thần kinh và người bệnh đã những triệu chứng rõ ràng sau đây:
- Có cơn đau kéo dài, đau nghiêm trọng hơn khi vận động và có dấu hiệu thuyên giảm dần khi nghỉ ngơi
- Đau lan xuống mông và hai bên chân
- Người bệnh khó đứng thẳng, cúi người hay xoay mông. Khi đi đứng thường có xu hướng khom lưng để giảm đi cơn đau
- Người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, sụt cân, chán ăn hay cơ thể mệt mỏi
- Có cảm giác đau nhức âm ĩ đến dữ dội ở vùng thắt lưng
2. Nguyên nhân gai cột sống I4 I5
Với chứng bệnh gai đôi cột sống L4 L5 thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Và dưới đây sẽ là một số nguyên nhân các chuyên gia đưa ra phổ biến như sau:
- Người bệnh thường xuyên có thói quen sinh hoạt giữ ở một tư thế nhất định trong một khoảng thời gian dài. Hay bệnh nhân ngồi sai tư thế lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục. Tình trạng này sẽ làm cột sống bị tổn thương hoặc xảy ra tình trạng bị thoát vị đĩa đệm
- Có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu khoa học. Cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc bổ sung quá nhiều dưỡng chất cùng một lúc làm cho cơ thể không kịp hấp thụ cũng như sẽ làm cho xương khớp bị ảnh hưởng
- Người mắc chứng bệnh làm công việc chân tay quá nặng so với thể trạng. Thường xuyên thực hiện các tư thế cúi gập người, khom người đột ngột và chịu lực tác động lớn lên lưng. Để từ đó dẫn đến hình thành các gai xương ở đốt sống L4 và L5
- Những người có cân nặng cao quá mức cũng là một trong những nguyên nhân, vì như vậy sẽ làm cho các đốt xương khớp trong cơ thể phải chịu áp lực lớn. Sau một thời gian dài cân nặng lớn hơn gây ra ảnh hưởng đến cột sống lưng và cả các khớp gối.
Chẩn bệnh & điều trị
1. Phương pháp chẩn bệnh gai cột sống I4 I5
Việc chẩn đoán là điều cần thiết đối với những người có dấu hiệu mắc chứng bệnh gai đôi cột sống L4 L5. Và dưới đây là một số phương pháp phổ biến để chẩn bệnh gai đôi cột sống L4 L5:
- Chụp X-quang: Hình ảnh từ X-quang sẽ cho phép phát hiện những vị trí thương tổn nhỏ nhất ở các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Công nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh tật tân tiến nhất hiện nay. Hình ảnh có được sau khi chụp MRI không những chỉ rõ ra được những dấu hiệu thoái hóa hẹp đĩa đệm, gai xương,.. Mà còn phân tích một cách chi tiết về trạng thái và mức độ thoái hóa cột sống giúp cho bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán một cách chính xác nhất
- Chụp CT cắt lớp: Đây cũng là một trong những xét nghiệm thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống để tìm được nguyên nhân gây ra và xác định chính xác những vị trí thương tổn.
2. Cách điều trị bệnh gai cột sống I4 I5 hiệu quả
Tây Y
Một số nhóm thuốc được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân có thể sử dụng
- Nhóm thuốc có công dụng chống viêm: Những loại thuốc này thường dùng cho người bệnh thuộc trường hợp nghiêm trọng để phòng viêm nhiễm: Diclofenac, Etoricoxib,…
- Nhóm thuốc có công dụng giảm đau: Giúp cho bệnh nhân có thể giảm đau trong những trường hợp đau cấp tính. Thông thường, loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Paracetamol.
- Nhóm thuốc làm giãn cơ: Sử dụng khi người bệnh có những triệu chứng lưng hoặc chân bị co cứng. Loại thuốc thường sử dụng là: Mydocalm, Decontractyl,…
- Bên cạnh đó, trong trường hợp người bệnh muốn giảm các cơn đau nhanh chóng, có thể tiêm Corticosteroids. Những loại thuốc này cũng có khả năng gây ra khá nhiều tác dụng phụ.
Đông Y
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thầy thuốc Đông Y sẽ đưa ra những liệu trình chữa trị gai cột sống phù hợp nhất
- Châm cứu, bấm huyệt: Đây được xem là biện pháp giúp người bệnh giãn dây chằng, giãn cơ. Hỗ trợ và thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm giảm các cơn đau và tăng tuần hoàn máu. Các bài châm cứu, bấm huyệt mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên liệu pháp này không có tác dụng làm giảm sưng viêm hoặc loại bỏ được các đốt gai xương
- Các bài thuốc mà bệnh nhân có thể sử dụng như sau:
- Bài thuốc số 1: Gồm các dược liệu: cam thảo, cát căn, đại táo, xương trật, quy đầu, xuyên khung, mộc qua, bạch thược, tam thất. Bệnh nhân đem các dược liệu này vào ấm sắc thuốc cùng với 1 lít nước, sau khi sắc cạn còn khoảng 2 bát con thì người bệnh chắt ra và chia thành 3-4 phần uống dần
- Bài thuốc số 2: Gồm các dược liệu quý như: quế, chỉ thực, cốt toái bổ, trần bì, hoàng cầm, đảng sâm, cam thảo, phòng phong, tế tân. Cũng tương tự như bài thuốc số 1 sau khi đem đi sắc cùng với 1 lít nước thì khi thấy thuốc chuyển màu đậm, nước còn khoảng 300ml nước ngừng sắc và chia thuốc làm 3 bữa uống.
Ưu nhược điểm chữa gai cột sống I4 I5 bằng Đông Y và Tây Y
Đông Y | Tây Y | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Cách phòng bệnh gai cột sống I4 I5
Chắc hẳn bạn cùng đã từng nghe đến câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vậy khi bạn biết đến chứng bệnh này thì cần phải có những cách phòng bệnh hiệu quả để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Và dưới đây là một số cách phòng bệnh gai cột sống L4 L5 mà bạn cần biết:
- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Kiểm soát cân nặng không để bị béo phì hay thừa cân
- Hạn chế làm các công việc nặng, những công việc đòi hỏi áp lực về sức khỏe
- Tránh ngồi quá lâu ở một tư thế
Lời kết
Trên đây là bài viết về một số thông của chứng bệnh gai đôi cột sống L4 L5. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc qua bài viết bổ ích này!