200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Hội chứng ống cổ tay ( Carpal Tunnel Syndrome) là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh giữa ở ống cổ tay bị chèn ép, gây ra tình trạng tê tay, đau tay, giảm khả năng lao động. Người mắc bệnh cần thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh cũng như là có phương án phòng tránh.

hoi chung ong co tay

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

 

TỔNG QUAN

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay ( Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng bệnh lý chèn ép vào dây thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Hội chứng này xảy ra khi thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng ống cổ tay. Hậu quả của hiện tượng chèn ép này là sẽ gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh

Theo thống kê, số người mắc hội chứng này đang tăng lên do nhu cầu công việc đòi hỏi sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay ngày càng nhiều. Ở Việt Nam hiện chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng này. Tuy nhiên, những thống kê ở Mỹ cho thấy, hàng năm khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý cổ tay, thì ở nhóm nguy cơ cao tỷ lệ này có thể lên tới 500/1000 người.

Xem thêm : 8 bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết

8 Địa Chỉ chữa hội chứng ống cổ tay  tại TPHCM và Hà Nội

6 Bác sĩ chữa hội chứng ống cổ tay giỏi tại TPHCM và Hà Nội

2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ tay

Dấu hiệu phổ biến ở mức độ trung bình của hội chứng ống cổ tay thường thấy ở bệnh nhân là khi chạy xe một đoạn thì tay tê. Đó là một trong dấu hiệu dễ nhật ra nhất và tùy theo từng đoạn đường mình chạy. Nếu khi mới bắt đầu chạy người đó đã bắt đầu bị tê tay, mức độ có thể nặng hơn. Những người có thể lái xe xa hơn, mức độ tê sẽ nhẹ hơn.

Dấu hiệu của mức độ nặng là bị tê tay vào ban đêm, ngủ đến 1-2 giờ sáng không có gì đè lên tay nhưng vẫn có cảm giác tê mỏi. Ngoài ra, khi cầm bút làm viết hoặc cầm đũa ăn, một hồi đã cảm thấy bị tê, đây là những vật dụng rất nhẹ. Thậm chí, khi một người cầm phấn hay đang viết phấn thì để rơi. Khi tê tay, ta sẽ cầm đồ không chắc.

Hoặc một số trường hợp khác, bệnh nhân nói họ bị mất kiểm soát tay, tay họ bị teo một ngón và thường xuyên gặp khó khăn khi hoạt động từ việc nhẹ nhất. Đó là mức độ thường gặp ở người già, trước đó họ bỏ qua các triệu chứng ban đầu hoặc không điều trị dứt điểm ngay từ đầu.

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay cao

Những người làm các công việc phải sử dụng bàn tay thường xuyên và lặp lại một động tác trong thời gian dài là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng này, bao gồm:

  • Công nhân dây chuyền lắp ráp.
  • Tài xế lái xe.
  • Thư ký, đánh máy.
  • Thợ cắt tóc.
  • Thợ làm bánh.
  • Thợ thủ công.
  • Thu ngân.
  • Nhạc công.

TRIỆU CHỨNG & NGUYÊN NHÂN

1. Triệu chứng

Biểu hiện của hội chứng này khá đa dạng vì do dây thần kinh giữa là dây thần kinh hỗn hợp tác động đến cảm giác, vận động và thần kinh thực vật. Ngoai ra, dây thần kinh giữa đi từ các rễ thần kinh cột sống cổ nên đôi khi các triệu chứng có thể bị lẫn lộn với nhau hoặc cùng bị chèn ép.

Việc nắm chắc các triệu chứng lâm sàng đóng vai trò cực quan trọng trong việc sử dụng làm cơ sở chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Các dấu hiệu thường thấy ở bệnh ống cổ tay:

Rối loạn về cảm giác:

Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì tay chân, đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa và một phần nửa ngón áp út), các triệu chứng này xuất hiện từ cổ tay đến các ngón tay. Cảm giác tê bì, đau buốt này thường tăng lên về đêm, gây ra mất ngủ cho người bệnh. Với các động tác gấp hoặc ngửa cổ tay quá hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay trong một khoảng thời gian như khi đi xe máy cùng làm cảm giác tê tăng lên, triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm khi ngừng vận động, nghỉ ngơi.

Rối loạn về vận động:

Triệu chứng này thường xuất hiện trong giai đoạn sau của bệnh do dây thần kinh giữa bị rối loạn vận động. Một số biểu hiện thường là khó cầm nắm, hay đánh rơi đồ vật, các động tác đòi hỏi sự khéo léo của bàn tay giảm. 

2. Nguyên nhân

Những nguyên nhân chính gây ra hội chứng ống cổ tay: 

Đối tượng dễ bị mắc bệnh ống cổ tay là phụ nữ ở độ tuổi trung niên, phần lớn do nguyên nhân vô căn ( khoảng 70%), số còn lại có thể do các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh.

Nguyên nhân vô căn:

  • Khoảng 70-75% bệnh nhân mắc phải không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Có thế có hiện tượng viêm bao hoạt dịch, tăng áp lực khoảng gian bào trong ống cổ tay gây ra hiện tượng chèn ép thần kinh giữa. Thực tế thấy các triệu chứng giảm đi khi sử dụng thuốc chống viêm qua đường tiêm hoặc đường uống. 

Nguyên nhân ngoại sinh

  • Do biến dạng khớp và các chấn thương vùng cổ tay. 
  • Hemophilia, bệnh u tủy.
  • Các loại u trong đó có u tế bào khổng lồ xương và bao gân, u máu, nang hoạt dịch, u hạt trophy,… gây ra  lấn chỗ ống cổ tay và dẫn đến chèn ép thần kinh giữa. 

Nguyên nhân nội sinh

  • Ứ dịch trong khi mang thai: Trong quá trình thai kỳ, sự ứ đọng của dịch làm tăng lượng dịch trong ống cổ tay, điều này dẫn đến tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay và gây chèn ép vào thần kinh giữa.
  • Bệnh gout: Tình trạng viêm phì đại bao gân gấp do bệnh gout cũng gây ra hiện tượng chèn ép thần kinh giữa dẫn đến hội chứng ống cổ tay. 
  • Suy giáp: Do sự tích tụ nhiều Myxedematous mô trong dây chằng cổ tay ngang.
  • Viêm khớp dạng thấp: Gây ra viêm bao gân/màng hoạt dịch dẫn đến phù nề và ứ đọng dịch trong bao gân gấp.
  • Chạy thận nhân tạo định kỳ: Bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp ở các bệnh nhân bị suy thận mạn có liên quan tới tăng ure máu.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi thấy các dấu hiệu bất thường diễn ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân, cần đến bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.

CHẨN BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Các biện pháp chẩn hội chứng ống cổ tay

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chủ yếu dựa vào lâm sàng, với 2 triệu chứng cơ năng và thực thể. 

Chẩn đoán:

  • Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay, các ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón I, II, III, và 1/2 của ngón IV) và lòng bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng dần về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay.
  • Teo cơ ô mô cái.
  • Dấu hiệu Tinel dương tính: Gõ trên ống cổ tay khi duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay
  • Dấu hiệu Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay (đến 90º) ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay.

Tiêu chuẩn cận lâm sàng:

  • Thời gian tiềm dây giữa cảm giác > 3,2 ms, vận động > 4,2 ms.
  • Tốc độ đo dẫn truyền cảm giác, vận động dây giữa < 50m/s ở cổ tay.
  • Siêu âm đầu dò phẳng tần số 12HZ: CSA – I (Thiết diện cắt ngang đầu vào) lớn hơn 9,5mm2 và CSA – O (Thiết diện cắt ngang đầu ra) lớn hơn 9,2mm2.

2. Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Đông y

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bó thuốc, ngâm thuốc, dầu thuốc để xoa bóp. 

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:

Phương pháp dùng thuốc

  • Thuốc bó: Các nguyên liệu gồm các loại cây thuốc trặc, lá bìm bịp, ngũ trảo. Đem thái nhỏ các nguyên liệu, đâm nguyễn. Rồi trộn cùng bột mì, rượu, giấm nuôi rồi xào lên, sau đó bó vào vùng bị đau.  
  • Thuốc ngâm: Chuẩn bị thiên niên kiện, ngải cứu, nước. Đun sôi trong 15 phút, sau đó đợi nguội bớt rồi cho 2 bàn tay vào ngâm. 

Phương pháp không dùng thuốc

Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y không dùng thuốc như:

  • Cấy chỉ;
  • Châm cứu;
  • Xoa bóp bấm huyệt;
  • Thủy châm;
  • Chườm ngải hay điếu ngải…

Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng 

  • Laser;
  • Siêu âm điều trị; 
  • Hồng ngoại;
  • Điện di thuốc;
  • Sóng ngắn;
  • Điều trị bằng Parafin;
  • Từ trường…

Theo quan điểm của Y Học Cổ Truyền, để có thể điều trị hội chứng ống cổ tay, trước mắt phải nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại yếu tố ngoại tà cũng như để tăng cường lưu thông khí huyết, khôi phục lại khả năng kinh lạc, giúp thông kinh hoạt lạc, khí huyết vận hành dễ dàng ở vùng ống cổ tay tới các đầu ngón tay để phòng ngừa cũng như giảm bớt các hiện tượng dây thần kinh giữa bị chèn ép gây nên bệnh lý. Điều trị kết hợp các phương pháp dùng thuốc nam và đông y. Tuy nhiên, để có phương pháp chữa trị đúng nhất cho cơ thể của mỗi người thì cần phải được bác sĩ thăm khám và kê đơn. 

Tây Y

  • Điều trị nội khoa: 

Phương pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn đầu của hội chứng ống cổ tay trên lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống viêm phi steroid, hoặc dùng corticoid qua đường uống; đồng thời hạn chế các vận động tay làm gấp hoặc ngửa cổ tay nhanh hoặc quá mức nhằm giảm áp lực trong ống cổ tay.

  • Điều trị ngoại khoa: 

Thường được áp dụng cho người bệnh đã ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ hoặc đã điều trị nội khoa nhiều tháng mà tình trạng bệnh không hề thuyên giảm. Phẫu thuật mổ mở thông thường với đường mổ dọc gan tay hoặc mổ mở nhỏ ít xâm lấn là kỹ thuật thường được sử dụng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây phương pháp mổ nội soi là phương pháp điều trị được sử dụng nhiều hơn để đảm bảo thẩm mỹ cũng như hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý.

So sánh ưu nhược điểm 2 phương pháp

Ưu điểm Nhược điểm 
Đông Y –  An toàn với người sử dụng thuốc

– Chi phí điều trị thấp

– Có thể sử dụng phương pháp sử dụng thuốc hoặc phương pháp không cần phải sử dụng thuốc 

– Tác dụng của phương pháp chậm, cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy kết quả. 

– Cân nhắc các địa chỉ uy tín và các bác sĩ kê đơn đảm bảo. 

Tây Y – Có tác dụng ngay sau khi sử dụng thuốc

– Phương pháp dùng cho cả những người bệnh trong giai đoạn nặng.

– Thuốc có tác dụng tạm thời, không có hiệu quả lâu dài. 

– Sử dụng trong thời gian dài làm suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng gan, thận. 

PHÒNG BỆNH

Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

Để giảm thiểu căng thẳng cho bàn tay và cổ tay, nguyên nhân chính gây ra bệnh, bạn cần chú ý các điều sau:

  • Giữ tay thẳng và luôn luôn đặt cổ tay ở một vị trí thoải mái song song với bàn phím.
  • Thả lỏng bàn tay cầm khi gõ phím, viết bài,… 
  • Để cổ tay được nghỉ ngơi sau 30-45 phút làm việc.
  • Thực hiện các động tác co duỗi, uốn cong tay vài phút vào giờ giải lao.
  • Cải thiện tư thế ngồi, không đưa vai và phần cổ về phía trước quá nhiều, khi đó sẽ làm các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép, từ đó gây ảnh hưởng đến cổ tay, ngón tay và bàn tay.
  • Đeo găng tay cụt ngón để giữ ấm cho bàn tay và cổ tay khi làm việc trong môi trường lạnh lẽo.

Q & A

1. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa kéo dài khiến người bệnh đau tê hoặc giảm, mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của dây thần kinh giữa, nặng hơn có thể gây ra teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay, cổ tay. Tình trạng này để lâu dài, sẽ khiến người bệnh gặp phải các biến chứng của hội chứng ống cổ tay như: Hẹp ống cổ tay, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác phần da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, thậm chí có thể gây ra liệt cơ vùng mô cái, giảm chức năng cử động của bàn tay.

2. Hội chứng ống cổ tay có chữa được không?

Nếu bệnh lý được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu để bệnh trong thời gian dài, không có phương pháp chữa trị đúng sẽ gây ra những tổn thương và di chứng lâu dài làm ảnh hưởng lớn tới đời sống và công việc của người bệnh

3. Hội chứng ống cổ tay để lại những biến chứng gì?

Nếu bệnh diễn ra trong một thời gian dài và không được chữa trị đúng cách, chính các triệu chứng này sẽ bộc lộ nặng nề hơn, gây ra biến chứng và để lại di chứng về sau. Các cơn tê, ngứa và đau ban đầu chỉ xuất hiện khi người bệnh làm việc, hoạt động gập duỗi cổ tay quá mức. Sau dần kéo dài liên tục và khiến các cơn đau cổ tay và bàn tay mãn tính. Khả năng cử động dần trở nên kém, người bệnh thậm chí không thể thực hiện các động tác mà bình thường vẫn làm. 

Lời kết: 

Qua bài viết, ta đã có thể trả lời cho câu hỏi hội chứng ống cổ tay là gì , hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? Tuy bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, đúng cạnh, hiện tượng viêm ống cổ tay có thể gây ra những biến chứng như teo cơ, tàn phế do tổn thương dây thần kinh mạch máu,… Người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng nhẹ ban đầu và cần thường xuyên đi khám định kỳ để được phát hiện kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top