200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

6 Kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ từ 10-15 tuổi dứt điểm nhanh chóng

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Trẻ từ độ tuổi từ 10-15 tuổi được xem là giai đoạn dậy thì và thông thường ở độ tuổi này trẻ sẽ không còn đái dầm nữa. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu thống kê cho thấy, không ít trẻ từ 10-15 tuổi vẫn bị đái dầm. Điều này được cho là có vấn đề về bệnh lý, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như tâm lý của trẻ.

Hiểu được điều đó, CCRD đã tổng hợp bài viết sau đây nhằm chia sẻ thông tin đến bạn đọc một số kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ từ 10-15 tuổi.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Xem thêm

Ngủ mơ đái dầm là bệnh gì? 4 cách điều trị đái dầm khi ngủ

CHỮA BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA BẰNG ĐÔNG Y HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN TẠI NHÀ

11 ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA RỐI LOẠN TIÊU HOÁ UY TÍN Ở TP.HCM VÀ HÀ NỘI

Dấu hiệu bệnh lý đái dầm ở trẻ

Đái dầm là tình trạng đi tiểu khi ngủ và không thể kiểm soát được. Vấn đề này thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng từ khoảng 10-15 tuổi trẻ có thể hoàn toàn kiểm soát được việc đi tiểu của mình và không đái dầm. Nếu trẻ đang ở độ tuổi này vẫn còn đái dầm thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lý, phụ huynh cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

dau hieu dai dam o tre

Mức độ đái dầm theo bệnh lý ở trẻ thường có 3 mức độ: Nhẹ, trung bình và nặng.

  • Nhẹ: Tần suất 1 lần/tuần
  • Trung bình: Tần suất 2 lần/tuần
  • Nặng: Tần suất 3 lần/tuần

Tại sao trẻ từ 10 – 15 tuổi vẫn còn đái dầm? 

Trẻ từ 10-15 tuổi vẫn đái dầm nguyên nhân chính là do các yếu tố nguyên phát từ tâm, sinh lý hay do các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, hệ thần kinh hay hệ sinh dục gây ra. Cụ thể:

Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân nguyên phát là do:

  • Chậm phát triển: Các mệnh lệnh kiểm soát việc đi tiểu thường được đưa ra bởi các trung tâm liên quan của vỏ não ban hành xuống. Do đó, việc trẻ đái dầm là do não chưa được phát triển toàn diện.
  • Ngủ quá sâu giấc: không thể thức dậy ngay sau khi ngủ với bàng quang căng phồng.
  • Yếu tố tâm lý: Nếu tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bị la mắng, bị chỉ trích, bị căng thẳng… rất có thể khiến trẻ bị tè dầm.
  • Yếu tố di truyền: Tỷ lệ đái dầm thường cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay đái dầm.
  • Chế độ ăn: Trước khi đi ngủ trẻ uống nhiều nước, ăn ít chất xơ, táo bón cũng là nguyên nhân khiến trẻ từ 10 tuổi đái dầm.

Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát chủ yếu liên quan đến các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu (sỏi niệu đạo, dị dạng niệu đạo), bệnh thần kinh cơ, hẹp bao quy đầu ở bé trai hay viêm âm đạo ở bé gái.

Vì vậy, khi trẻ tè dầm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân sớm để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp gặp các biến chứng nặng nề khác.

Kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ từ 10-15 tuổi

Thay đổi thói quen uống nước

thay doi thoi quen an uong

 

Cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10-15 tuổi đơn giản và hiệu quả nhất đó chính là thay đổi thói quen uống nước của con. Cha mẹ nên khuyến khích các con của mình uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Nên uống ít nước vào buổi tối, đặc biệt vào khoảng thời gian trước khi ngủ.

Thói quen này nhằm giúp bàng quang hoạt động và mở rộng vào buổi sáng. Cũng như buổi tối khi trẻ uống ít nước thì lượng nước tiểu tạo ra cũng sẽ ít hơn và có thể hạn chế đái dầm.

Tăng cường sức khỏe đường tiết niệu

Việc tăng cường sức khỏe đường tiết niệu có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang ở trẻ. Cha mẹ sẽ thực hiện các bài tập và massage cho trẻ ở bụng dưới bằng dầu oliu hoặc dầu dừa mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho thực hiện các bài tập như sau:

  • Kẹp và giữ giữa 2 đùi (hoặc đầu gối) một quả bóng nhỏ.
  • Tăng dần thời gian giữ quả bóng ở giữa 2 đùi để tăng sức khỏe cho vùng chậu.

Thay đổi thói quen đi tiểu 

 

Đây được cho là kinh nghiệm cũng như là cách chữa đái dầm khi ngủ hiệu quả. Cha mẹ nên cho con đi tiểu ít nhất 2 lần trước 2 giờ trước khi ngủ kể cả khi trẻ không mắc tiểu.

di-tieu-1551848235-946-width600height343

Ngoài ra, cũng có một cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi là kiềm hãm cơn mắc tiểu con trong khoảng 10 – 20 phút. Khi con mắc tiểu, cha mẹ hãy tập cho con cảm giác nhịn đi tiểu trong thời gian ngắn. Để con quen với việc kiểm soát việc tiểu tiện của mình.

Yếu tố tâm lý

Cha mẹ cần hiểu tâm lý của trẻ, tránh la mắng hay chỉ trích, làm những việc khiến trẻ trở nên căng thẳng để trẻ không bị đái dầm. Ở độ tuổi đang dậy thì, tâm sinh lý của trẻ chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp bé được phát triển một cách bình thường mà không gặp phải những bệnh lý nào.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần theo dõi con em sát sao cũng như tránh để trẻ bị tâm lý ảnh hưởng quá nhiều dẫn đến việc căng thẳng quá mức khiến bệnh đái dầm ngày càng nặng.

Sử dụng các thực phẩm tốt cho đường tiết niệu

Sử dụng các thực phẩm sau đây sẽ có khả năng hạn chế mắc tiểu, giúp tránh tối thiểu tình trạng tè dầm khi ngủ ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tăng cường chúng vào thực đơn hàng ngày cho bé nhé!

  • Quế
  • Nho khô
  • Mật ong
  • Việt quất
  • Giấm táo
  • Hạt mù tạt
  • Quả óc chó
  • Đường thốt nốt
  • Quả lý gai Ấn Độ

Đi khám bác sĩ 

di-tieu-1551848235-946-width600height343

 

Trong trường hợp phụ huynh đã áp dụng đủ mọi cách cũng như những kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ từ 10-15 tuổi nhưng vẫn không có hiệu quả. Lúc này phụ huynh nên dắt con mình đến các cơ sở y tế tây y hoặc đông y uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh cũng như điều trị kịp thời.

Trên đây là nội dung thông tin về một số kinh nghiệm chữa đái dầm cho trẻ từ 10-15 tuổi đảm bảo hiệu quả. Hy vọng phụ huynh đừng trách mắng trẻ hay đổ lỗi khi con đái dầm mà nên lắng nghe, đồng hành cùng bé để tránh gặp những việc đáng tiếc xảy ra nhé!

4/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top