Trong dân gian, từ lâu đã tìm ra nhiều cách chữa viêm da cơ địa từ các loại thảo dược thiên nhiên hay đúc kết được những kinh nghiệm xương máu nhằm giúp việc chữa trị được hiệu quả. Cho đến hiện tại, điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian vẫn được người dân Việt Nam lựa chọn.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp 11+ kinh nghiệm và mẹo chữa viêm da cơ địa trong dân gian được nhiều người áp dụng nhất từ trước đến nay.
Xem thêm:
Tổng hợp 27+ hình ảnh viêm da cơ địa đầy đủ và chi tiết nhất
Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu người bệnh phải gãi nhiều, đặc biệt khi móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh. Những vết thương trên da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai có thể để lại sẹo xấu và gây mất thẩm mỹ.
Nếu bị bội nhiễm virus, bệnh nhân có thể mắc hội chứng Kaposi-juliusberg, dẫn đến tỉ lệ tử vong từ 1-9%. Viêm da cơ địa kéo dài nhiều năm và sử dụng sai các loại thuốc có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Nếu vùng da xung quanh mắt bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể gặp khó chịu, ngứa và gãi nhiều, gây các biến chứng như chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Để phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
5 mẹo chữa viêm da cơ địa hiệu quả trong dân gian
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu là nguồn cung cấp polyphenol tốt, bao gồm superoxide effutase và catalase, giúp thúc đẩy sản sinh collagen và làm lành mô và vết thương trên da. Ngoài ra, lá trầu còn chứa nhiều tinh dầu Eugenol, có tính trung, kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da phổ biến.
Vì vậy, lá trầu được sử dụng để chữa trị các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, mề đay, á sừng và viêm da dị ứng.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Khoảng 1 nắm lá trầu tươi và muối biển
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn, cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và thêm 3-4 lít nước cùng 2 thìa muối. Đun sôi nước lá trầu để tinh dầu trong lá được tiết ra, hòa vào nước. Sau đó, đem nước lá trầu đã đun sôi pha thêm nước lạnh cho đủ ấm rồi tắm. (có thể sử dụng trực tiếp lá trầu không chà nhẹ trên vùng da bị viêm thật nhẹ nhàng).
- Liều dùng: Thực hiện cách này 2 lần/ngày vào sáng và tối. Nên duy trì thực hiện khoảng 1 tuần để đạt được hiệu quả.
Lá chè xanh chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Lá chè xanh có chứa nhiều chất oxy hóa mạnh như epicatechin gallate (ECG) cùng nhiều polyphenol, catechin. Các thành phần này nhằm giúp da khỏe mạnh hơn, chống viêm, giảm ngứa và phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Do đó, trong dân gian người ta thường sử dụng lá chè xanh khi tắm nhằm giúp loại bỏ được tình trạng viêm da, sưng, kích ứng da và giảm ngứa.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Lá chè xanh tươi
- Cách thực hiện: Rửa sạch khoảng một nắm lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước. Đun sôi nồi nước khoảng 10 phút. Vớt bỏ bã, đổ nước ra chậu rồi hòa thêm nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải. Dùng nước chè xanh tắm hoặc ngâm vùng da bị viêm.
- Liều dùng: Mỗi tuần thực hiện từ 3-4 lần, kiên trì để có được kết quả tốt nhất.
Mẹo chữa viêm da cơ địa với nha đam
Viêm da cơ địa thường dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, khô da và thâm dày sừng. Gel nha đam được xem là giải pháp làm ẩm và dịu da, đồng thời ngăn ngừa da khô, nứt nẻ, chảy máu cũng như ngứa ngáy.
Nha đam chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da, phục hồi những tổn thương do tác động của tia cực tím trên da, từ đó giúp da căng mọng và ngăn ngừa nếp nhăn. Từ đó, nguyên liệu này được nhiều người áp dụng vào trong việc điều trị các bệnh về da liễu, trong đó có viêm da cơ địa.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Lá nha đam tươi
- Cách thực hiện: Nha đam rửa sạch và loại bỏ nhựa. Lọc lấy lớp gel trong suốt rồi thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Liều dùng: Người bệnh cũng có thể bổ sung nha đam vào món ăn, đồ uống để cải thiện làn da từ bên trong, nâng cao sức đề kháng. Sử dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
Sử dụng mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên được nhiều chị em sử dụng nhiều nhất trong quá trình làm đẹp ở các vấn đề về da. Bởi mật ong có khả năng cân bằng độ pH da, dưỡng ẩm, chống oxy hóa, chống viêm, giảm ngứa ngáy hay thâm sạm.
Hơn hết, mật ong cũng giúp phục hồi các mô da bị tổn thương nhanh chóng. Dân gian thường sử dụng mật ong để trị viêm da cơ địa.
- Nguyên liệu chuẩn bị: Mật ong tươi nguyên chân
- Cách thực hiện: Vệ sinh sạch vùng da bị viêm rồi sau đó thoa trực tiếp mật ong lên vùng da viêm và đợi khoảng 15 phút. Dùng nước ấm rửa lại da, lâu khô bằng khăn.
- Liều dùng: Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi da cải thiện hoàn toàn.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
Trong lá lốt có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giảm đau và kháng viêm như: ancaloit, flavonoid, beta-caryophylen, benzyl axetat,… Do đó, lá lốt được xem như một nguyên liệu thảo dược lành tính, an toàn và hiệu quả trong việc điều trị viêm da cơ địa.
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt, giã nát hoặc xay nát cùng với 1 chút muối. Sau đó, vệ sinh vùng da bị viêm rồi bôi hỗn hợp đó lên da, đợi khoảng 30 phút. (Bạn cũng có thể đun lá lốt rồi dùng nước này để xông hơi da cũng rất hiệu quả).
- Liều dùng: Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
6 kinh nghiệm phòng, chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biến
Tắm nước ấm
Khi bị viêm da cơ địa thì tắm nước ấm sẽ giúp làm dịu tổn thương và các triệu chứng ngứa da. Ngoài ra, bạn có thể tắm cùng yến mạch xay nhỏ, muối biển hoặc baking soda để làm sạch, kháng viêm hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngâm mình trong bồn tắm tối đa 15 phút vì để lâu hơn có thể gây khô da.
Dưỡng ẩm
Bệnh viêm da cơ địa thường sẽ khiến da khô, sần sùi và dễ kích ứng, thậm chí còn là môi trường cực kỳ ưa thích cho vi khuẩn. Chính vì thế, việc dưỡng ẩm cho vùng da bị tổn thương sẽ rất quan trọng. Bạn nên dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và nhiều lần trong ngày, nhất là khi thời tiết hanh khô.
Sử dụng các chất làm sạch dịu nhẹ
Các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng tắm, sữa tắm,… có thể sẽ khiến da bị viêm cơ địa gây kích ứng làm bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, người bệnh nên lựa chọn loại xà phòng dịu nhẹ và rửa sạch da kỹ càng sau khi tiếp xúc.
Hạn chế gãi
Nếu bạn đang chịu đựng cơn ngứa ở vùng da viêm cơ địa, hãy thử cách giảm bớt tình trạng này một cách khác thay vì gãi. Thay vì đáp ứng bằng hành động gãi, hãy sử dụng đầu ngón tay để ấn nhẹ vào vùng da ngứa. Phương pháp này giúp giảm khó chịu mà không gây tổn thương cho da.
Để tránh vô tình gãi khi ngủ, bạn cũng nên cắt móng tay hoặc đeo bao tay. Những cách này sẽ giúp tìm kiếm dễ dàng hơn khi bạn muốn giảm đau ngứa từ viêm cơ địa.
Lựa chọn trang phục thoải mái
Trang phục thoải mái với chất liệu mềm, thấm mồ hôi cũng làm giảm kích ứng cho da, ngăn ngừa cơn ngứa và tổn thương da.
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng
Stress, căng thẳng tinh thần cùng các rối loạn tâm lý sẽ khiến viêm da cơ địa càng tiến triển nặng hơn do đây là căn bệnh rối loạn miễn dịch. Hãy tạo cho mình thói quen nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe tâm lý bản thân.
Bài viết này cũng đã cung cấp một số kinh nghiệm và mẹo chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà được nhiều người lựa chọn áp dụng. Mong rằng những gợi ý trên sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc và điều trị da. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giúp cải thiện một số triệu chứng nhẹ nên người bệnh cần cân nhắc sớm chữa trị viêm da cơ địa bằng những phương pháp hiệu quả hơn để đạt được kết quả tốt nhất.