200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào? Có thể chữa khỏi không?

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng liệt dây thần kinh số 7 lại gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh còn có thể để lại những di chứng về sau.

Vậy có phương pháp nào của y học giúp điều trị bệnh triệt để không? Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào? Hãy cùng Website giải đáp cho thắc mắc điển hình của hầu hết bệnh nhân khi chẳng may mắc bệnh.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

 

 

Tham khảo bài viết liên quan:

Phương Pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng đông y và tây y khác nhau thế nào?

10 Địa chỉ khám chữa liệt dây thần kinh số 7 uy tín tại TPHCM và Hà Nội

Biểu hiện bệnh liệt dây thần kinh số 7 là gì?

bieu-hien-liet-day-than-kinh-so-7

Dây thần kinh bị chèn ép là nguyên nhân khiến chúng ta bị liệt dây thần kinh số 7 và gây ra hiện tượng sưng. Người bệnh thường có biểu hiện như sau:

Biểu hiện ở khuôn mặt

  • 1 bên khuôn mặt bị yếu và tê cứng, đặc biệt góc của miệng.
  • Không thể biểu lộ các trạng thái cảm xúc trên gương mặt.
  • Mặt người bệnh không tự nhiên, bị lệch 1 bên, mất cân đối trên toàn bộ khuôn mặt.

Biểu hiện ở vùng mắt

  • Mắt kéo xếch ngược, nhân trung lệch sang bên bị liệt.
  • Ảnh hưởng đến tuyến lệ khiến nước mắt chảy nhiều, mắt không khép kín được khi ngủ.
  • Không nhắm mắt chặt lại được, mắt ở phần nửa khuôn mặt bị đơ cứng sẽ chỉ nhìn thấy lòng trắng do nhãn cầu bị đẩy lên trên. Mắt khô do người bệnh không kiểm soát được việc tiết nước mắt, từ đó gây khó khăn khi cử động.

Biểu hiện ở vùng miệng

  • Ăn uống gặp nhiều khó khăn, thường bị rơi vãi.
  • Bên miệng hơi méo xệ, méo hơn gây khó khăn trong giao tiếp.
  • Miệng không đóng môi lại được, khó nói, không nói được tròn vành rõ tiếng.
  • Mất cảm giác vị giác, tăng tiết nước bọt trong miệng khi thực hiện ăn uống hoặc nói chuyện. Nhiều khi bị đau đầu…

Biểu hiện ở vùng tai

  • Vùng sau tai hoặc trước tai hay bị đau.
  • Đau tai: Âm thanh 2 bên tai không đồng đều, đau ở tai.

Nguyên nhân mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7

hinh-giai-phau-liet-day-than-kinh-so-7-ngoai-bien liet day than kinh so 7 nguy hiem the nao

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh liệt dây thần kinh số 7, dưới đây là những lý do chúng ta thường gặp nhất:

  • Do bị trúng gió, nhiễm lạnh đột ngột: Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, cơ thể sẽ xảy ra một số phản ứng đặc biệt là vùng mặt bị co thắt, chèn ép dây thần kinh số 7 và dẫn đến hiện tượng bị sưng, viêm.Do virus: Một số loại virus có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7 như cúm, zona,…
  • Do mắc các bệnh về đường hô hấp: Các bệnh lý viêm tai – mũi -họng nuế không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng.
  • Do chấn thương hoặc tác động từ phẫu thuật: Đặc biệt là chấn thương ở vùng thái dương, vùng xương chũm, các cuộc phẫu thuật ở vùng mặt hoặc tai.
  • Do một số bệnh lý có sẵn: Người mang trong mình các bệnh như đái tháo đường, huyết áp, xơ vữa động mạch, u vòm họng, tụ máu nền sọ,…dễ mắc bệnh này

Đối tượng nào dễ mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7?

Căn bệnh này không phân biệt tuổi tác cũng như giới tính nhưng có một số đối tượng dễ mắc phải liệt dây thần kinh số 7 như:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người có hệ miễn dịch không tốt, sức khỏe yếu
  • Những người hay thức khuya, căng thẳng mệt mỏi
  • Người thường xuyên sử dụng bia, rượu, chất kích thích…
  • Người có tiền sử mắc bệnh về huyết áp, xơ vữa động mạch,…
  • Người làm việc nhiều vào ca đêm, thường xuyên làm việc trong môi trường lạnh

Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào?

Sở dĩ rất nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu liệt dây thần kinh số 7 có thể được chữa khỏi không bởi bệnh lý này gây ra rất nhiều hệ lụy.

bien-chung-liet-day-tk-so-7

Ở mức độ nhẹ, bệnh gây nên những ảnh hưởng về tính thẩm mỹ khiến những ai mắc phải tự ti trong giao tiếp và gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Nếu bệnh chẳng may tiến triển xấu hơn sẽ xảy ra nhiều di chứng như:

  • Hội chứng co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Biểu hiện ở những trường hợp nặng do sự phân bố lại thần kinh một phần.
  • Đồng vận: Hiện tượng co cơ không tự chủ kết hợp cùng với các hoạt động tự chủ sẽ xảy ra ở người bệnh như khi nhắm mắt mép sẽ bị kéo lại. Biến chứng này không thể chữa khỏi được mà chỉ có thể sử dụng phươn pháp phục hồi chức năng để giảm bớt sự khó chịu.
  • Biến chứng tại mắt: Viêm giác mạc, lộn mí, viêm kết mạc, loét giác mạc. Đây là những biến chứng có thể đề phòng hoặc xử lý được bằng cách: đeo kính, khâu một phần hoặc toàn bộ sụn mí.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: Triệu chứng điển hình là nước mắt thường chảy ra trong lúc ăn. Tuy nhiên triệu chứng này lại rất ít xảy ra.

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi không?

Những dự đoán và kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh liệt dây thần kinh số 7 nhìn chung rất tốt. Một bằng chứng lâm sàng cho biết, 85% người bệnh sẽ cải thiện tự nhiên trong vòng 3 tuần và hầu hết đều phục hồi chức năng khuôn mặt bình thường.

Tuy nhiên, câu trả lời lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thống kê cho thấy có khoảng 70 – 80% bệnh nhân nếu được chữa trị sớm và chăm sóc đúng cách thì có thể khỏi bệnh sau 1 – 3 tháng. 

liet-day-than-kinh-so-7-co-the-duoc-chua-khoi-neu-dieu-tri-dung-cach

Ngoài ra hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân. Nếu được điều trị đúng hướng thì những bệnh nhân trẻ tuổi có khả năng phục hồi cao hơn, còn tốc độ phục hồi của người cao tuổi thường chậm hơn và có thể không khỏi hoàn toàn.

Thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất từ 2-6 tháng tùy vào mức độ tổn thương dây thần kinh. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn.

Phương pháp điều trị bệnh

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng can thiệp nội khoa

dieu-tri-liet-7-bang-y-hoc-co-truyen

Bác sĩ sẽ sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau như: Các loại vitamin thuộc nhóm B, thuốc kháng viêm, thuốc giãn mạch,… . Ngoài ra, các biện pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, hồng ngoại, xoa bóp,… cũng được kết hợp giúp phục hồi chức năng của dây thần kinh số 7 tốt hơn.

Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm vì bác sĩ sẽ tránh những kích thích quá mức để không xảy ra tình trạng căng cứng cơ mặt.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng can thiệp ngoại khoa

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu thấy cần thiết. Những trường hợp phải can thiệp bằng phương pháp điều trị này chủ yếu là để loại trừ nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 như áp xe não, u não, có khối máu tụ, viêm tai xương chũm,…

Mức độ liệt dây thần kinh số 7 ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì thế để biết được chính xác tình trạng liệt dây thần kinh số 7 cho từng bệnh nhân cụ thể thì cần phải đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bạn nên lưu ý rằng, ngay khi nghi ngờ có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7 hãy đến gặp bác sĩ ngay vì bệnh càng chữa sớm thì khả năng khỏi càng cao. 

bac-si-tu-van-phuong-phap-dieu-tri-benh

Khả năng tái phát của bệnh

Liệt dây thần kinh số 7 không phải loại bệnh miễn dịch nên hoàn toàn có thể bị tái phát bất cứ lúc nào.Nhưng các trường hợp tái phát cũng rất ít xảy ra. Nếu có, bệnh có thể tái xuất hiện trong vòng hai năm sau lần xảy ra đầu tiên.

Tuy nhiên, di chứng liệt dây thần kinh số 7 do bệnh nhân bị nhiễm lạnh, tai biến mạch máu não có thể sẽ quay trở lại nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị sai hướng. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh cũng thường có nguy cơ tái phát cao.

Cách phòng ngừa bệnh đơn giản

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể tự ngăn ngừa khả năng bị liệt dây thần kinh số 7 với những phương pháp sau:

  • Khi trời rét cần tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt trực tiếp mặt.
  • Khi mùa nóng, lúc ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi trực tiếp vào mặt.
  • Đối với những người phải làm việc hoặc học tập vào ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ nhằm hạn chế tình trạng gió lùa.
  • Người lớn tuổi vào ban đêm không nên ra ngoài.
  • Nên từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, nhậu nhẹt và thức khuya.

tu-bo-thoi-quen-hut-thuoc

  • Lựa chọn các hình thức thể thao phù hợp sức khỏe như chạy bộ, đi bộ, chạy xe đạp hoặc bơi lội… và luyện tập thường xuyên nhằm tăng cường sự dẻo dai và phòng chống bệnh tật.

tap-luyen-the-thap

  • Nên từ bỏ những thức ăn độc hại như đồ ăn quá nhiều dầu mỡ và nên tăng cường rau xanh, vitamin cùng với chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày.

an-nhieu-chat-xo

  • Ngoài ra, cần điều trị sớm, đúng cách và triệt để các bệnh về nhiễm khuẩn tai, mũi, họng… hạn chế sự lây lan vi khuẩn lây lan sang vùng thái dương gây ra bệnh liệt dây thần kinh số 7.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn biết thêm những thông tin cần thiết về bệnh liệt dây thần kinh số 7, từ đó dễ dàng nhận biết và nhanh chóng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các bạn nên nhớ thực hiện những biện pháp ngăn ngừa để không phải mất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc điều trị khi mắc bệnh.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top