200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

11 mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay tại nhà 

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Rất nhiều người khi mắc bệnh trào ngược dạ dày cảm thấy mệt mỏi, bực bội, khó chịu vì điều trị mãi không khỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên mọi người hoàn toàn có thể hạn chế nhẹ các triệu chứng và dần đẩy lùi bệnh trào ngược bằng cách áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay sau đây.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat Facebook

Chat qua zalo

11 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp điều trị, nhưng đây là 11 mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà hiệu quả nhất. 

Xem thêm

7 Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản uy tín tại TP.HCM và Hà Nội

11 Địa chỉ khám chữa rối loạn tiêu hoá uy tín ở TP.HCM và Hà Nội

8 Phòng khám Đông y TPHCM và Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua

1. Gừng

Trong đông y, gừng được gọi là sinh khương khi còn tươi và can khương khi khô. Vị thuốc này có tính ấm, ôn trung, thích hợp điều trị khó tiêu, đầy hơi và bệnh liên quan đến vị (dạ dày). Tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày, giảm mệt mỏi và căng thẳng kéo dài, đồng thời loại bỏ chứng ợ chua. Điều tiết các hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Cách 1: 

  • Ngậm gừng tươi là mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất. 
  • Mẹo này rất hữu ích nếu cơn buồn nôn ập đến đột ngột. 
  • Sau khi ngậm gừng vài phút, tinh chất thảo dược từ từ ngấm sâu vào cổ họng và đi xuống dạ dày.
  • Giảm buồn nôn và hạn chế axit trào ngược lên thực quản.

Cách 2: 

  • Uống trà gừng cũng là một cách giảm trào ngược axit hiệu quả. 
  • Biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị đau họng, buồn nôn, khó nuốt do trào ngược axit. 
  • Ngoài tác dụng của gừng, nhiệt độ ấm của trà làm dịu niêm mạc và loại bỏ dịch vị axit dư thừa còn đọng lại trong thực quản.

Cách 3: 

  • Hãm 4-5 lát gừng trong 250ml nước sôi trong khoảng 5 phút.
  • Thêm 2 thìa mật ong và trộn đều
  • Đợi trà ấm và thêm một thìa nước cốt chanh

Khi uống trà, nên uống từng phần nhỏ để làm dịu niêm mạc thực quản, kích thích dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, nên tránh tiêu thụ quá nhiều nước chanh vì loại nguyên liệu này chứa hàm lượng axit cao có thể gây viêm loét dạ dày và đau thượng vị.

2. Nghệ

Nghệ được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc trung hòa và giảm axit trong dạ dày, có khả năng kháng viêm, tái tạo các tế bào tổn thương ở vết loét giúp làm lành vết loét. Nhờ vào hoạt chất curcumin có trong nghệ.

Cách 1: 

  • Dùng 1 thìa cà phê bột nghệ vàng và 1/4 thìa cà phê tiêu đen nguyên hạt hãm với nước sôi như pha trà. 
  • Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, chia ra và uống làm nhiều lần trong ngày 

Cách 2:

  • Lấy 3 thìa tinh bột nghệ pha với 100ml nước ấm và một thìa mật ong. 
  • Khuấy đều và uống 3 lần một ngày, trước 30 phút trước bữa ăn sáng, trưa và tối.

Cách 3

  • Trộn 1 lượng canh bột nghệ với mật ong vừa đủ và nhào cho đến khi được một cục bột mịn, đặc và không dính tay. 
  • Hỗn hợp sau khi trộn được chia thành các phần bằng nhau và đựng trong các hũ có nắp thủy tinh để bảo quản. 
  • Mỗi ngày sử dụng 3 viên 1 lần, 1 ngày 3 lần. 

3. Nha đam

Ngoài công dụng chăm sóc da và mỹ phẩm, nha đam còn có khả năng giúp điều trị chứng trào ngược axit, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Ngoài ra, trong nha đam còn chứa anthraquinon giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giảm tăng tiết axit dịch vị  trong dạ dày. 

Cách 1

  • Lấy 1 nhánh nha đam (200-300g), gọt vỏ, xay nhuyễn cùng 1 cốc nước, lọc qua vải xô để lấy nước cốt
  • Dùng trước bữa ăn trưa và tối 30-45 phút, ngày 2 lần.

Cách 2

  • Thái nha đam thành hạt lựu. 
  • Đem bóp với nước muối cho bớt nhớt rồi nấu với đậu xanh và bột sắn dây. 
  • Khi đậu đã chín, cho thêm chút đường phèn để vừa đủ ngọt để ăn vài lần trong ngày. 
  • Sử dụng từ 3-4 lần một tuần.

4. Baking soda

Đối với những người bị trào ngược axit dạ dày, baking soda giúp cân bằng độ pH (là muối nên có tính kiềm), trung hòa axit trong dạ dày, giảm chứng ợ nóng, khó tiêu, chống đau vùng thượng vị do viêm loét. Đồng thời giúp giãn nở mạch máu tạo điều kiện cho máu lưu thông đến nhiều hơn cung cấp dưỡng chất giúp tái tạo và sửa chữa các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho 1 thìa baking soda vào 200ml nước lọc. 
  • Khuấy đều và uống ngay
  • Ngày uống 2-3 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Vì baking soda chứa hàm lượng muối lớn, nếu lạm dụng có thể dẫn đến giữ nước, buồn nôn và nhiều tác dụng phụ khác, mỗi đợt điều trị với nguyên liệu này không nên quá 7 ngày.

5. Lá mơ

Thời xa xưa, lá mơ được dùng làm thuốc hạ sốt, có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn và giải độc cơ thể. Ít ai biết rằng lá mơ cũng được dùng rất phổ biến để chữa chứng trào ngược dạ dày. Lá mơ chứa nhiều hoạt chất như vitamin C, protein và carotene…và một số hợp chất khác giúp giảm trào ngược axit dạ dày. 

Cách dùng:

  • Rửa sạch 10-15g lá mơ lông, vớt ra để ráo.
  • Lá mơ có thể được ăn sống hoặc chế biến thành một món ăn. 

Lưu ý:

Lá mơ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, hiệu quả của nó không tốt bằng các phương pháp điều trị khác. Do đó, nó có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khác để có hiệu quả cao hơn.

6. Mật ong

Thông thường gia đình nào cũng có mật ong. Mật ong còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và người bị trào ngược axit. Nếu bạn sử dụng mật ong thì đây là một số mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong: 

Cách 1: 

  • Uống một thìa mật ong vào buổi sáng trước bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ 30-45 phút 
  • Giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit vào ban đêm và giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Cách 2: 

  • Pha 1 thìa mật ong nguyên chất với 50ml nước ấm (70 độ) khuấy đều cho mật ong tan hết trong nước. 
  • Uống hàng ngày vào buổi sáng trước bữa ăn 30-45 phút. 

Nước mật ong giúp làm sạch ruột, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, trung hòa axit trong dạ dày, làm lành vết thương, sát trùng thực quản. Nếu thực hiện đều đặn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực sau 1 tuần. 

Cách 3:

  • Rửa sạch, gọt vỏ và nghiền nát một củ nghệ lớn. 
  • Cho vào một miếng vải sạch để vắt lấy nước cốt. 
  • Trộn nước cốt nghệ cùng với 2 thìa mật ong. 
  • Uống hỗn hợp này ngày 2 lần sáng và tối
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất nên uống trước bữa ăn.

7. Lá tía tô

Lá tía tô là bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà được nhiều người áp dụng. Với tác dụng tạo ra một lớp màng bao phủ vết loét, làm khô và se mặt vết thương, đồng thời ức chế quá trình tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày.

  • Cách 1: Một nắm lá tía tô tươi rửa sạch với nước muối loãng, giã nát, vò nát, sau đó lọc qua vải thưa lấy nước cốt, uống dần 2 lần trong ngày.
  • Cách 2: Lấy một ít lá tía tô khô, đem rửa sạch trước với nước ấm, đun với nước sôi rồi uống thay trà hàng ngày (nhưng không được thay thế hoàn toàn nước lọc).

8. Lá trầu không với hạt cau

Lá trầu không chứa chất chống oxy hóa hiệu quả. Nó chữa lành vết loét và kiểm soát axit dạ dày. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây trào ngược axit.

Trong Đông y, hạt cau là một loại dược liệu dùng để chữa các bệnh về răng miệng và tiêu hóa. Theo y học hiện đại, thành phần hóa học chính của hạt cau không là tanin, có tác dụng làm dày niêm mạc, giảm tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra. 

Kết hợp trầu cau với nhau, đây là một phương pháp điều trị cổ xưa cho chứng trào ngược axit với hiệu quả lâu dài. 

Cách dùng:

  • Rửa sạch 3 lá trầu không, 5g cau, vớt ra rổ để ráo. 
  • Đun với 200ml nước dùng 1 ngày, uống 50ml mỗi lần, ngày uống 3 lần sau bữa ăn (tránh uống khi bụng đói). 

Lưu ý: 

  • Dùng lá trầu cau chữa trào ngược axit có thể gây kích ứng với những người không phù hợp. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngừng sử dụng ngay. 
  • Sử dụng trong khoảng 2-3 tuần, nếu thấy không hiệu quả thì ngưng sử dụng.

9. Tỏi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất allicin trong tỏi có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Hợp chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét, đồng thời giúp chữa lành tổn thương do trào ngược dạ dày và khắc phục các triệu chứng. Ngoài ra, các hoạt chất có trong tỏi còn có khả năng chống lại một số bệnh ung thư nguy hiểm do trào ngược dạ dày gây ra.

Cách dùng:

  • Bóc 10g tỏi, rửa sạch và dùng trực tiếp. 
  • Ăn ba bữa một ngày sau bữa ăn (không dùng khi bụng đói). 

Lưu ý:

  • Người dùng tỏi chữa trào ngược axit cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Nếu không sẽ gây ra những phản ứng không tốt. 
  • Ngoài ra, người bệnh không tự ý áp dụng nhiều phương pháp điều trị cùng lúc, tránh tác dụng phụ, đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ khoa học.

10. Hạt thì là

Hạt thì là có công dụng giữ ấm, ổn định máu và hỗ trợ tiêu hóa. Nhờ hợp chất anethole, loại hạt này có tác dụng làm giãn cơ trơn và chống co thắt dạ dày, từ đó làm giảm hiện tượng tăng tiết axit từ dạ dày đẩy lên thực quản.

Ngoài ra, hạt thì là giàu vitamin B3, C, sắt, magie và kali giúp cải thiện chức năng thận và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Cách 1:

  • Nhai từ từ 2 thìa thì là và nuốt từ từ. 
  • Thời điểm tốt nhất để sử dụng là sau bữa trưa và sau bữa tối (30 phút sau bữa ăn). 
  • Sau vài tuần sử dụng, các triệu chứng trào ngược dạ dày giảm dần và khỏi hẳn. 

Cách 2:

  • Đun sôi 500ml nước lọc, cho 100g hạt thì là vào, đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. 
  • Sau đó, để nguội nước và chia làm nhiều lần uống.
  • Trước mỗi bữa ăn 30 phút, ngày 3 lần.

11. Trà hoa cúc la mã 

Các hoạt chất trong hoa cúc la mã có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu, điều tiết dịch vị hiệu quả. Uống trà hoa cúc trước khi ngủ không chỉ làm dịu các triệu chứng của bệnh mà còn giúp tinh thần thư thái, tĩnh tâm, ngủ ngon và sâu hơn. 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn có thể dùng trà hoa cúc dạng túi lọc hoặc có thể dùng hoa tươi 
  • Ngâm lá hoa cúc trong nước sôi khoảng 10 phút để các hoạt chất của loại thảo dược này được hoà tan trong nước
  • Lọc lấy phần nước khi còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất 
  • Thêm mật ong hoặc chanh để tăng hương vị của trà.

Chữa trào ngược dạ dày tại nhà có nguy hiểm không?

Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản có hiệu quả đối với trường hợp nhẹ, nếu ở trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần đến sự can thiệp của y tế. Do đó, nếu bạn áp dụng các mẹo điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà, nhưng các triệu chứng không cải thiện, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám.

Nên gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc các tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết nếu các triệu chứng trên xuất hiện thường xuyên hoặc có dấu hiệu ngày càng nặng hơn. Để các bác sĩ xác định được phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt nhất. 

Lời kết

Trên đây là các mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản mọi người có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu sẵn có trong bếp. Mong rằng các mẹo nhỏ trong bài viết mà CCRD tổng hợp có thể giúp mọi người điều trị hiệu quả bệnh trào ngược và có thể cải thiện được sức khỏe.  

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top