Ù tai mà người bệnh ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải, nhưng đối tượng thường gặp nhất là những người cao tuổi. Để chữa trị cho căn bệnh này, các bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân về phương pháp diện chẩn.
Vậy diện chẩn là gì và cách điều trị bằng phương pháp này là như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết Chia sẻ chữa ù tai bằng diện chẩn hiệu quả của CCRD để nắm bắt thông tin.
Tham khảo bài viết liên quan:
8 BỆNH VIỆN PHÒNG KHÁM CHỮA Ù TAI TỐT Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI
7 Bài Thuốc và 3 Phương Pháp chữa ù tai bằng Đông y hiệu quả, an toàn
Ù tai là bệnh gì?
Ù tai là hiện tượng rối loạn chức năng nghe. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân sẽ nghe nhiều âm thanh khác thường như gió thổi, ve kêu, tiếng gầm… có thể ở một hay hai tai, ngắt quãng hoặc liên tục. Đặc biệt, đây là những tiếng ồn chỉ có người bệnh nghe được và nghe rõ nhất vào những lúc yên tĩnh như ban đêm.
Mặc dù gây nhiều phiền toái, ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Mặc dù tình trạng có thể nặng hơn hơn theo tuổi tác nhưng đối với nhiều người chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị. Ù tai có thể diễn ra ngắn ngày nếu tìm được nguyên nhân và giải quyết được nguyên nhân đó.
Hiện tượng này có thể là bệnh độc lập hoặc là một triệu chứng của bệnh lý về tai.
Nguyên nhân gây bệnh ù tai
Căn bệnh này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những tiếng động lớn từ môi trường sống xung quanh như công trường hay thói quen nghe nhạc với âm thanh lớn là những nguồn gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến. Dù là tiếp xúc với tiếng ồn ngắn hạn và dài hạn với âm thanh lớn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn.
- Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, dây thần kinh thính giác càng dễ chịu nhiều thương tổn. Chính vì vậy mà những người già có khả năng mắc ù tai cao hơn so với người trẻ.
- Tắc nghẽn ráy tai: ráy tai có chức năng bảo vệ ống tai của bạn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn bằng cách bẫy bụi bẩn. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều sẽ khó để chúng ta vệ sinh, từ đó gây mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ có thể dẫn đến ù tai.
- Xương tai thay đổi: cứng xương trong tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính giác của bạn và gây ù tai. Tình trạng này, gây ra bởi sự phát triển xương bất thường, có xu hướng chạy trong các gia đình.
Một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn, bao gồm:
- Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ: chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác.
- U thần kinh âm thanh: khối u không ung thư (lành tính) này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong của bạn và kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Tình trạng này thường chỉ khiến một bên tai bị ù.
- Bệnh Meniere: Dấu hiệu sớm của bệnh Meniere có thể là chứng ù tai.
- Rối loạn TMJ: các vấn đề với khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai, nơi xương hàm dưới gặp sọ của bạn cũng có thể gây ù tai.
- Rối loạn chức năng ống Eustachian: ống trong tai nối giữa tai giữa với cổ họng trên của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc, vì một lý do nào đó các chức năng ở ống này bị rối loạn và dẫn đến ù tai.
- Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: xơ vữa động mạch, khối u đầu và cổ, huyết áp cao, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,…
Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng: một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao,.. Vì thế, bạn cần được tư vấn và chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các loại thuốc kể trên.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh ù tai?
- Người cao tuổi (thường trên 60 tuổi): Khi về già, số lượng sợi thần kinh ở trong tai hoạt động bị giảm gây những vấn đề về thính giác gây ù tai
- Người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn như nhạc sĩ, công nhân nhà máy, binh lính…
- Những người đang có vấn đề về tim mạch như cao huyết áp, hẹp động mạch
- Người hút thuốc lá có nguy cơ bị ù tai cao hơn
Điều trị ù tai bằng phương pháp diện chẩn cụ thể ra sao?
GS TSKH Bùi Quốc Châu là người có công nghiên cứu sáng tạo phương pháp điều trị bằng diện chẩn vào những năm 1980. Khác với châm cứu, diện chẩn giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị thông qua da trên mặt và toàn thân bằng cách tác động lực hay nhiệt lên các điểm nhạy cảm và vùng tương ứng với vùng bị bệnh.
Trải qua quá trình nghiên cứu và cải tạo, diện chẩn ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều căn bệnh trong đó có ù tai. Ưu điểm của diện chẩn là đảm bảo sự an toàn, ít tác dụng phụ và có hiệu quả điều trị khá tốt.
Với người bệnh bị ù tai chọn điều trị bằng diện chẩn được chẩn đoán qua các huyệt đạo tương ứng. Phương pháp này cũng không cần người cần bệnh bắt mạch hay xét nghiệm chụp chiếu mà vẫn cho kết quả chính xác.
Người bệnh cũng không cần châm cứu trong suốt quá trình điều tri. Bác sĩ trị liệu sẽ day ấn hoặc hơ nóng các huyệt tương ứng. Diện chẩn giúp ổn định hệ thần kinh đồng thời giảm đau và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Hiệu quả của phương pháp chữa ù tai bằng diện chẩn
Theo y học Đông y, thận khai khiếu ra tai. Câu này có nghĩa người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh về tai nếu các chức năng của thận bị suy yếu. Điều trị ù tai bằng diện chẩn thường tác động đến huyệt số 8, 189, 1, 39, 132.
Huyệt số 8, số 1 và số 189 giúp tăng cường máu huyết. Hai huyệt còn lại giúp mạnh tỳ vị để điều hòa kinh mạch đưa máu đến nuôi dưỡng vùng đầu, tai và mặt.
Người bệnh nên lưu ý, phương pháp này chỉ có tác dụng trong một số trường hợp. Để mang lại hiệu quả cao thì các thao tác day huyệt phải thật chuyên nghiệp và chính xác. Việc thực hiện day và bấm huyệt không đúng vị trí sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ và có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện phương pháp chữa ù tai bằng diện chẩn.
Những lưu ý khi điều trị ù tai diện chẩn
Mặc dù là biện pháp an toàn nhưng không phải bệnh nhân nào nhận được kết quả điều trị như mong muốn. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh cần làm theo những lưu y sau đây:
- Chọn điều trị tại bệnh viện hay phòng khám uy tín để được khám chữa bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
- Vệ sinh tai sạch sẽ mỗi ngày giúp đẩy nhanh tốc độ lành bệnh
- Chú ý theo dõi trong suốt thời gian điều trị bệnh và báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
- Kể cả khi đang diện chẩn, người bệnh vẫn có thể kết hợp các biện pháp điều trị khác.
- Không phải trường hợp ù tai nào cũng có thể điều trị bằng diện chẩn, vì thế nếu bác sĩ khuyên bạn chọn phương pháp khác cũng đừng quá lo lắng.
Các mẹo đơn giản giúp cải thiện ù tai
Để tăng hiệu quả khi điều trị bằng diện chẩn, người bị ù tai có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Massage tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ một đường lên vành tai trên sau đó kéo nhẹ và xoa tai theo hình vòng tròn, lặp lại động tác từ 5 – 7 lần.
- Vỗ nhẹ vào hai bên tai: Dùng 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn chụm lại sau đó vỗ nhẹ hai bên tai. Sau 2 – 3 lần dừng lại nghỉ rồi làm tiếp. Nên thực hiện động tác 2 phút mỗi ngày.
- Hạn chế tiếp xúc liên tục với tiếng ồn: Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn để bệnh không diễn biến nặng hơn. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng nút tai bằng cao su để bảo vệ tai.
- Duy trì chế độ ăn uống tốt cho thính lực: Bổ sung đầy đủ các loại vitamin đặc biệt là Vitamin D và omega 3. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia
- Sử dụng thực phẩm bổ sung tốt cho tai: Song song với việc điều trị, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm bổ sung để tăng cường chức năng thận. Vì một trong số nguyên nhân gây ù tai có thể do tạng thận suy yếu.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về phương pháp chữa ù tai bằng diện chẩn. Dù đơn giản nhưng bạn cần thực hiện theo những lưu ý và đặc biệt nên tìm đến các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để điều trị. Kính mong các bạn có thể tự ngăn ngừa bệnh ù tai để không mất thời gian chữa trị và đảm bảo chất lượng cuộc sống!