200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

3 phương pháp Và 13 Bài thuốc chữa rối loạn lo âu bằng Đông y hiệu quả cao

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Trong cuộc sống, có lẽ bạn có ít nhất một lần bị lo âu quá mức. Nếu như bạn thường xuyên lo lắng quá mức và sợ hãi thường xuyên mà không có lý do rõ ràng thì có lẽ bạn đang bị rối loạn lo âu, một căn bệnh thường thấy ở thời điểm áp lực như hiện nay.

Vậy rối loạn lo âu là gì? Có nên điều trị rối loạn lo âu bằng Đông Y hay không? Hãy cùng CCRD tìm hiểu những phương pháp chữa rối loạn lo âu bằng Đông y hiệu quả cao qua bài viết dưới đây nhé!

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biển, đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa. Người bệnh thường lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí lo lắng rất vô lý.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ. Nếu tình trạng này cứ kéo dài và được lặp lại nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân.

Nếu bạn bị rối loạn lo âu nhẹ, thì CCRD sẽ giới thiệu bạn những bài thuốc trị rối loạn lo âu dưới đây để giúp bạn điều trị bệnh này.

Chữa rối loạn lo âu với phương pháp không dùng thuốc

Massage

Massage là thực hiện những thao tác xoa bóp đơn giản bằng tay, tác động lên một số vị trí nhất định trên cơ thể giúp hệ thần kinh được thư giãn, giải tỏa trạng thái lo âu, căng thẳng

Massage đầu
Massage đầu

Cách thực hiện:

  • Massage đầu ngón tay: Một trong những nơi tập trung nhiều dây thần kinh chi phối hoạt động ở tim mạch là khu vực đầu ngón tay. Đầu tiên, người bệnh thoa vài giọt tinh dầu lên các đầu ngón tay. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo các ngon tay nhằm làm dịu và thư giãn các dây thần kinh.
  • Massage đầu: Dùng 10 ngón tay đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên đầu. Tiến hành xoa bóp, ấn và gãi nhẹ vào da đầu để làm nóng và tăng cường tuần hoàn máu lên não. Việc massage đầu sẽ giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái, tinh thần được nhẹ nhõm và phấn chấn hơn.
  • Massage chân: ngoài khu vực đầu ngón tay thì lòng bàn cah6n cũng là khu vực chứa nhiều huyệt đạo quan trọng. Bạn nên cố gắng giữ ấm bàn chân mọi lúc kết hợp thường xuyên massage day ấn lòng bàn chân để làm nóng cách huyệt, kích thích lưu thông máu, cải thiện tinh thần và giúp ngủ ngon hơn.

Bấm huyệt

Bấm huyệt sẽ giúp cho bạn phục hồi nguồn năng lượng trong cơ thể, cân bằng âm dương, tăng cường sinh lực và cải thiện tâm lý.Các vị trí huyệt được tác động: huyệt Bách hội kết hợp với một số huyệt đạo khác nằm rải rác ở nhiệu vị trí khác nhau trên cơ thể.

Bấm huyệt
Bấm huyệt

Lưu ý: việc bấm huyệt không đúng cách có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân nên nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy thuốc, bác sĩ có kinh nghiệm.

Châm cứu

Nếu như bạn bị lo âu ở mức độ nhẹ đến trung bình thì bạn có thể áp dụng phương pháp châm cứu, sẽ giúp mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh. Châm cứu đúng cách có thể kích thích não bộ tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm đau và cỉa thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu.

 

Châm cứu
Châm cứu

Những bài thuốc Đông Y chữa rối loạn lo âu

Bài thuốc đông y số 1: Dùng tiểu hồi hương

Tiểu hồi hương
Tiểu hồi hương
  • Thành phần bao gồm: Tiểu hồi hương, thục phụ tử long đản thảo, sơn thù du, long xỉ, trần bị, thục địa đản nam tinh, ngô thù du
  • Cách dùng: hỗn hợp thuốc được sắc cùng nước và uống mỗi ngày. Duy trì uống thuốc đều đặn trong 1 đến 2 tháng để đạt hiệu quả tối đa. Đay là bài thuốc có tác dụng giảm bớt căng thẳng, hồi hộp và lo lắng

Bài thuốc đông y số 2: Dùng táo nhân đểm giảm căng thẳng, chữa rối loạn giấc ngủ

Táo nhân là một cây ăn quả vô cùng quen thuộc và đặc biệt là ở các vùng nông thông, đồi núi. Không chỉ là một loại quả được yêu thích mà chúng còn là một cây thuốc quý. Theo nghiên cứu và thực nghiệm đã chứng minh rằng táo nhân có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, giảm đau hạ nhiệt, hạ áp, chống loạn nhịp tim. Dùng táo nhân với một số vị thuốc còn giúp hỗ trợ và điều trị dứt điểm chứng rối loạn lo âu

Táo nhân
Táo nhân
  • Thành phần bao gồm: Táo nhân 18g, sinh long mẫu 18g; nguyên nhục, thái tử sâm, thạch xương bồ mỗi vị thuốc 9g; bách hợp 45g; liên tử tâm, trần bì mỗi vị 6g; phục linh 12g; phù tiểu mạch 30g; thần sa 1,8g và chích cam thảo 4,5g. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác tùy theo mức độ bệnh.
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc được kê bên trên được sắc với nước uống mỗi ngày. Thời gian sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.

Bài thuốc đông y số 3: Dùng bạc hà Giảm căng thẳng, hồi hộp

Bạc hà là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến, vì theo nghiên cứu bạc hà là vị thuốc đông y giúp giải tỏa căng thẳng, hồi hộp, chữa bệnh rối loạn lo âu hiệu quả. Ngoài ra bạc hà giúp giảm các triệu chứng mất ngủ, trầm cảm, nhịp tim không ổn định.

Bạc hà
Bạc hà
  • Cách dùng: Có thể dùng bạc hà ăn sống như một loại râu thơm hoặc có thể xay lấy nước uống, ép dạng tinh dầu để thoa hoặc đốt trong phòng giúp giảm đau đầu, gia tăng sự thoải mái, thư giãn cho người bệnh, giúp cải thiện rõ rệt chứng bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trà xanh, sài hồ, bạch truật, gừng nướng, cam thảo, quế nhục… để làm giảm rối loạn lo âu. Tuy nhiên, sử dụng theo liều lượng như thế nào là phù hợp thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài thuốc đông y số 4: Dùng trà xanh hàng ngày

Trà xanh có những loại axit amin tác động tích cực đến não bộ và giảm những lo âu, căng thẳng. Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, đồng thời có khả năng kháng khuẩn, giải nhiệt, giải độc tố, kích thích thần kinh… Dùng trà xanh có tác dụng làm giảm huyết áp, trị đau đầu, căng thẳng mệt mỏi rất tốt.

Trà xanh
Trà xanh
  • Cách dùng: Sắc với nước nóng uống hàng ngày.

Bài thuốc đông y số 5: Can khí uất

Người mắc chứng rối loạn lo âu thường có những biểu hiện như kích động, cáu gắt, lo lắng sợ hãi. Bài thuốc Can khí uất giúp cải thiện tình trạng này của người bệnh, giúp đầu óc thoải mái và thư giãn hơn.

  • Thành phần bao gồm: 8g bạc hà, 12g sài hồ, phục thần, bạch truật, sinh địa 12g, gừng nướng 1g, cam thảo, táo 3 quả, trần bì, mạch môn, hàng cầm, bán hạ.
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc được kê bên trên được sắc với nước uống mỗi ngày. Duy trì ngày uống 3 lần

Bài thuốc đông y số 6: Thục địa

Thục địa còn có tên dân gian là Cảnh nhạc toàn thư. Đây là một loài cây thuốc quý sống lâu năm, có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, tăng cường chức năng của tim, hạ huyết áp, chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…

Thục địa
Thục địa

Bài thuốc đông y từ thục địa dưới đây sẽ giúp cải thiện những triệu chứng thường thấy cảu bệnh rối loạn lo âu như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn thức giấc giữa đem và không vào giấc lại được.

  • Thành phần bao gồm: 12g thục địa, táo nhân, phục thần, hoàng kì, đẳng sâm, đương quy, mạch môn, 16g bạch truật, hạt sen 16g, 4g quế nhục, cam thảo, mộc hương
  • Cách dùng: Lấy những vị thuốc này sắc lấy nước uống mỗi ngày, duy trì uống 1 ngày 3 lần để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Bài thuốc đông y số 7: Nấm linh chi

Nấm linh chi được coi là một vị thuốc có tác dụng điều hóa khí huyết, giảm những căng thẳng, stress, gia tăng sự thoải mái và thư giãn trong tinh thần của người bệnh. Ngoài công dụng của một vị thuốc thì linh chi còn được coi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể những nguồn năng lượng tốt để hoạt động tích cực và hiệu quả.

Nấm linh chi
Nấm linh chi
  • Cách dùng: Đun sắc với nước uống hàng ngày. Duy trì ngày uống e lần giúp đẩy lùi những dấu hiệu lo âu trầm cảm cho người bệnh

Bài thuốc đông y số 8: hợp hoan bì giảm trầm cảm, rối loạn lo âu

Hợp hoan bì (hợp hôn bì, bạch hoan bìm, thanh thường bì, dạ hợp bì…) là một vị thuốc thuộc họ đậu gia đình. Trong y học cây Hợp hoan bì được biết đến với ý nghĩa là vỏ khô.

Hợp hoan bì
Hợp hoan bì

Tại vì bộ phận chính được dùng để làm thuốc của cây này là bằng phần vỏ bên ngoài, vị thuốc này có vị ngọt, tính bình giúp an thần kinh, giảm stress, tăng cường chức năng cho hệ thần kinh, giải tỏa lo âu, giải trầm uất và tăng cường máu lưu thông…

Chính vì thế nên trong suốt 2000 năm qua, người ta thường sưu tầm vị thuốc này dùng để chữa bệnh bằng liệu pháp Đông Y cho các trường hợp người bệnh bị suy nhược cơ thể, bị trầm cảm, bị mất ngủ, rối loạn lo âu, đau nhức cơ thể, rối loạn cảm xúc,…

  • Cách 1: hợp hoan bì 15g, nước 300ml. Sau đó tiến hành sắc thuốc trong khoảng 30 – 45 phút, cho đến khi phần thuốc sắc cô đặc còn khoảng 1/3 lượng nước trên thì tắt bếp.

Lưu ý: Với vị thuốc trên người điều trị bệnh nên uống trong 1 ngày. Trường hợp mà người bệnh không muốn uống đặc thì ta có thể chia nhỏ và pha cùng nước ấm uống trong 2 ngày.

  • Cách 2: 10 gram hợp hoan bì sao khô, 10gam nhân hạt cây trắc bá, 10gam nhân hạt táo nhân khô. Các vị thuốc sau khi rửa sạch, sau đó sắc với khoảng 1 lít nước, sắc cạn lấy khoảng 400ml nước, chia 3 lần uống sau bữa ăn.
  • Cách 3: 15g hợp hoan bì, bá tử nhân 10g, bạch thược 10g, 10g hổ phách. Các vị thuốc sau khi rửa sạch, sau đó sắc với khoảng 1 lít nước, sắc cạn lấy nước cốt, uống sau khi ăn 15-20 phút.
  • Cách 4: Dùng Hợp hoan bì đem kết hợp cùng với một số vị thuốc khác như: Dư dưng, Bá tử nhân, Thanh long xỉ, Hồng tùng chi (hổ phách).
  • Cách 5: Hợp hoan bì toan táo nhân và trắc bạch diệp mỗi loại 9g. Táo nhân đem sao vàng và sắc cùng với các dược liệu còn lại.

Bài thuốc Đông y số 9: Ngũ vị tử tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng thần kinh

Trong Đông Y, Ngũ vị tử (Ngũ mai tử) có vị chua, tính ấm, qui vào kinh Thận và Phổi nên nó có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của người bệnh. Một số công dụng chính của vị Ngũ vị tử là giúp bổ thận, tráng dương, bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nhanh tình trạng suy nhược cơ thể, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon và sớm bình phục.

Ngũ vị tử
Ngũ vị tử
  • Thành phần bao gồm: Quả Ngũ vị tử, Đảng sâm, Huyền sâm, Đại Hoàng, Phục linh, Sát cánh, Đương quy, mạch môn
  • Cách dùng: Lấy mỗi vị thuốc trên một lượng phù hợp (nên tư vấn bốc thuốc trực tiếp từ bác sĩ Đông Y) rửa sạch sau đó đem sắc với khoảng 500ml nước sạch. Sắc thuốc sôi đều trong khoảng 15 – 20 phút, cho đến khi thấy có mùi thơm xuất hiện và nước thuốc có màu đậm hơn thì ta tiến hành tắt bếp. Đổ thuốc ra bát cho nguội bớt và uống dần. Người bệnh nên sử dụng đều đặn mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 15 – 20 để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc Đông y số 10: Kết hợp hỗ trợ trị chứng mất ngủ, bất an và lo âu quá mức

Đối với một số người bệnh gặp hiện tượng rối loạn lo âu cơ thể thường hay bất an, khó ngủ, người bồn chồn không yên, căng thẳng, stress kéo dài.. Với thể trạng trên, chúng ta có thể tham khảo kết hợp bài thuốc giúp hạ nhiệt, an thần và giải tỏa căng thẳng thần kinh:

  • Thành phần bao gồm: Đan bì, Hoàng liên, Phục linh, Trạch tả (mỗi thứ là 120g). Kết hợp với Sơn thù (160g), Hoài sơn (160g),  Nhục quế (40g), Thục địa (320g)
  • Cách dùng: Đem các vị trên tán thành bột mịn, cho thêm một lượng mật ong vừa đủ vào trộn đều thành những viên nhỏ và uống dần trong ngày.

Bài thuốc Đông y số 11: Kết hợp hỗ trợ tâm tỳ hư, mất ngủ, tâm trạng bất ổn

Chứng tâm tỳ lưỡng hư là những triệu chứng vì tâm huyết bất túc, tỳ khí suy hư mà biểu hiện ra. Người lo nghĩ quá độ, ăn uống không chừng độ, bị mất huyết kéo dài, hoặc sau khi bị bệnh không điều bổ đều có thể gây ra chứng này.

Đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu mà thể tâm tỳ hư thường xuyên bị mất ngủ cả đêm hoặc lúc tỉnh lúc mơ, ngủ không sâu giấc và hay thức giấc đột ngột thì có thể áp dụng bài thuốc hỗ trợ sau đây:

  • Thành phần bao gồm: Táo nhân, Thục địa, Bá tử nhân, Hoài Sơn (mỗi vị này chuẩn bị 20g), Liên nhục, Quy đầu, Hoàng kỳ, Bạch truật, Long nhãn (mỗi vị này chuẩn bị 12g), Viễn trí (8g), Liên nhục, Bạch truật, hoàng Kỳ, Quy đầu, Long nhãn (mỗi thứ 12g), Đẳng sâm, Lá vông, Liên nhục (mỗi thứ 16g), Mộc hương (6g), Sinh khương (5g).
  • Cách dùng: Bốc trộn đều các vị thuốc trên với nhau sắc cùng với nhau và dùng để uống trong vòng 1 ngày.

Bài thuốc Đông y số 12: Cây viễn chí điều trị rối loạn lo âu

Viễn chí là một loại cây sống lâu năm và phần rễ cây được sử dụng để làm dược liệu trong đông y. Theo Y học cổ truyền, viễn trí có tác dụng an thần, tiêu ung thũng, ích trí,… rất có lợi cho sức khỏe và cụ thể là trong việc điều trị chứng rối loạn lo âu hay chứng rối loạn lo âu lan tỏa.

Cây viễn chí
Cây viễn chí

Hiện nay, bài thuốc đông y từ cây viễn chí được bào chế và có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, giảm chứng hồi hộp, trị ho, cân bằng tâm lý, trị chứng hay quên, lo lắng,…

  • Cách 1: Tán viễn chí ra thành bột, mỗi ngày sử dụng 8g bột viễn chí. Dùng bột viễn chí pha với nước cơm và sử dụng mỗi ngày 2 lần.
  • Cách 2: Viễn chí, quy bàn, long cốt mỗi loại 10g, xương bồ 3g. Cho các dược liệu trên vào sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc Đông y số 13: Lá Uất Kim (nghệ đắng)

Uất kim là một loại cây có tính hàn, vị cay đắng và có tác dụng hành khí giải uất; trị các chứng đau bụng kinh; kinh nguyệt không đều, động kinh, rối loạn tâm lý,… Tuy nhiên, loại dược liệu này không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc âm hư do mất máu.

Lá Uất Kim
Lá Uất Kim
  • Thành phần bao gồm: Uất kim, chu sa, bạch phàn
  • Cách dùng: Tán những dược liệu trên thành bộ và mỗi ngày sử dụng 12 – 16g bột pha với nước để uống.

Vậy CCRD đã giới thiệu với các bạn các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả bằng Đông Y qua bài viết ở trên. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, nếu như phát hiện bản thân có các triệu chứng của chứng bệnh này thì bạn nên đến khám và chữa bệnh tại các địa chỉ uy tín, nhằm không để lại hậu quả lâu dài.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top