200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Rong kinh là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và biện pháp phòng ngừa

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Rong kinh là hiện tượng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tình trạng này gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và nếu không chữa trị kịp thời còn có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản. Vậy rong kinh là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và biện pháp phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

TỔNG QUAN

Rong kinh là gì?  

rong kinh là gì

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Đồng thời trong những ngày hành kinh lượng máu ra nhiều hơn 80ml. 

Rong kinh được chia làm 2 loại đó là:

  • Rong kinh thực thể: Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong nhiều ngày do những tổn thương ở tử cung, cổ tử cung và buồng trứng.
  • Rong kinh cơ năng: Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày do sự rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết tố, do tâm lý không ổn định hoặc căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,… Loại này thường gặp ở những bạn gái đang trong tuổi dậy thì.

Xem thêm

Bị rong kinh 1 tháng kéo dài có nguy hiểm không?

10+ Bài thuốc chữa rong kinh bằng Đông Y hiệu quả

6+ Địa chỉ chữa rong kinh uy tín

Biến chứng của rong kinh

Biến chứng của rong kinh như sau:

Thiếu máu

  • Rong kinh có thể gây mất máu, thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất đi bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra huyết sắc tố, sau đó mang oxy trên các tế bào hồng cầu. 
  • Rong kinh có thể gây ra giảm nồng độ sắt đủ để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Biểu hiện là da xanh xao nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. 

Nhiễm trùng

  • Rong kinh gây ra hội chứng nhiễm trùng rất nguy hiểm đối với phụ nữ, nhất là ở những người sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài trong thời kỳ kinh nguyệt. 
  • Biểu hiện của nhiễm trùng là đau đầu, đau cơ, sốt và ớn lạnh. Hơn thế, bênh có chiều hướng diễn tiến nhanh dẫn đến sốc, đa cơ quan bị suy giảm chức năng.

Bệnh lý phụ khoa 

  • Rong kinh càng kéo dài và không được điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng thành các bệnh phụ khoa nguy hiểm càng cao như là: viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung,… 

Nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn

  • Nếu rong kinh kéo dài thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc liên tục khiến cho trứng không thể thụ tinh với tinh trùng. Vì thế, quá trình thụ thai sẽ rất khó diễn ra, ảnh hưởng đến khả năng mang thai. 
  • Biến chứng của rong kinh kéo dài gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì sẽ sinh ra kết quả là bệnh vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

DẤU HIỆU & NGUYÊN NHÂN 

Nguyên nhân rong kinh

Do mất cân bằng hormone

  • Sự cân bằng giữa hormone Estrogen và Progesterone ở nữ giới giúp điều chỉnh sự tích tụ ở niêm mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Nếu có bất kì một loại hormone nào thiếu hụt gây tình trạng mất cân bằng, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức dẫn đến lượng máu ra nhiều.

Những nguyên nhân có thể gây mất cân bằng hormone ở phụ nữ gồm: hội chứng buồng trứng đa nang, tình trạng béo phì, bệnh lý tuyến giáp, kháng insulin…

Do rối loạn chức năng của buồng trứng

  • Nếu trứng không rụng đúng vào chu kỳ kinh nguyệt thì cơ thể phụ nữ không thể sản xuất ra hormone Progesterone như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường làm mất cân bằng hormone gây ra rong kinh.

Do u xơ tử cung

  • Khối u xơ tử cung lành tính cũng có thể làm cho chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.

Do lạc nội mạc tử cung

  • Tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể gây đau đớn và chảy máu, khiến cho người bệnh thấy lượng máu kinh ra nhiều hơn.

Do polyp tử cung

  • Polyp lành tính, kích thước nhỏ nằm trên niêm mạc tử cung có thể gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.

Do đặt vòng tránh thai

  • Rong kinh cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp của việc đặt vòng tránh thai để ngăn ngừa mang thai.

Do liên quan đến thai kỳ

  • Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường.i

Do sử dụng thuốc

  • Một số loại thuốc như: thuốc chống viêm, thuốc nội tiết, thuốc chống đông máu… có thể gây nên tình trạng rong kinh.

Do các bệnh lý khác

  • Một số bệnh như: bệnh Von Willebrand, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng cũng có thể dẫn đến chảy máu kinh kéo dài.

Một số yếu tố nguy cơ khác

  • Do rối loạn của quá trình rụng trứng ở trẻ vị thành niên.
  • Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, rối loạn đông máu di truyền, ung thư tử cung, bệnh gan, thận hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây rong kinh.
  • Rong kinh tiền mãn kinh ở phụ nữ đang độ tuổi trung niên.

Dấu hiệu rong kinh

Rong kinh gồm các dấu hiệu như sau:

  • Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt kéo dài liên tục trong 7 ngày.
  • Thấy xuất hiện các cục máu đông trong máu kinh 
  • Cảm thấy mệt mỏi và khó thở
  • Có các triệu chứng thiếu máu
  • Bị đau bụng dưới
  • Lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường (hơn 80ml)

CHẨN BỆNH VÀ XÉT NGHIỆM

Các phương pháp chẩn đoán rong kinh

Khi đoán chẩn đoán rong kinh, đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi về:

  • Tiền sử bệnh
  • Các triệu chứng (nếu có).
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bệnh nhân thường kéo dài bao lâu?
  • Chảy máu như thế nào?
  • Bệnh nhân có phải thường xuyên thay băng vệ sinh không?
  • Người bệnh có cảm thấy đau ở vùng chậu, bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hay là sau khi quan hệ tình dục hay không.

Ngoài ra, các biện pháp tránh thai mà người bệnh đang sử dụng, tiền sử gia đình để loại trừ các bệnh di truyền cũng là thông tin cần thiết cho chẩn đoán rong kinh.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, người bệnh có thể sẽ phải khám lâm sàng, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh bị đau vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ hoặc sau quan hệ tình dục.

Xét nghiệm rong kinh

Xét nghiệm rong kinh gồm:

  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh để quan sát tử cung, buồng trứng và xương chậu.
  • Xét nghiệm PAP: Lấy mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung để tiến hành kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, các tế bào ung thư hoặc mầm bệnh ung thư.
  • Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Thực hiện đưa chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để quan sát trên phim X-quang.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy mẫu mô ở nội mạc tử cung để kiểm tra sự hiện diện của bệnh ung thư.
  • Soi ổ bụng: Tiến hành rạch một đường nhỏ để quan sát ổ bụng.
  • Soi tử cung: Dùng ống soi có gắn camera để quan sát tử cung.

ĐIỀU TRỊ 

Đông y

Thông thường, điều trị rong kinh bằng Đông y sẽ được chia thành hai giai đoạn:

  • GĐ1: Cầm máu: Là giai đoạn cần thiết nếu bệnh nhân mất nhiều máu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Cầm máu giúp cho bệnh nhân có đủ sức khỏe để tiến hành giai đoạn tiếp theo.  
  • GĐ2: Điều hòa vòng kinh ổn định: Sau khi đã cầm máu, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc nhằm điều chỉnh vòng kinh của người bệnh. Giúp tăng cường sản sinh nội tiết tố tự nhiên, sức đề kháng, ngăn ngừa hiện tượng rong kinh tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. 

Tây y

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: nguyên nhân và nguyện vọng sinh con của nữ giới.

  • Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh như là thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không steroid, thuốc bổ sung hormone Progesterone hoặc thuốc bổ sung sắt. 
  • Nếu trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định thực hiện phẫu thuật như: nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung hoặc thậm chí là cắt bỏ tử cung và cổ tử cung… 

So sánh ưu nhược điểm của cả 2 phương pháp đông y và tây y

 

Đông y Tây y
Ưu điểm
  • Thuốc đông y có thế mạnh trong việc điều trị các bệnh liên quan tới nội tiết tố của phụ nữ.
  • Thuốc đông y thường lành tính và an toàn khi sử dụng. 
  • Các bài thuốc đông y có nhiều công dụng hơn là chỉ chữa một triệu chứng như tây y.
  • Có những bài thuốc phù hợp cho cả những đối tượng nhạy cảm như là phụ nữ sau sinh.
  • Các bài thuốc có thể được gia giảm linh hoạt theo tình trạng bệnh.
  • Ít để lại tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài
  • Các loại thuốc có tác dụng tốt đối với điều trị rong kinh
  • Điều trị bệnh nhanh hơn
Nhược điểm
  • Khó kiểm duyệt được chất lượng của thuốc.
  • Người bệnh cần phải kiên trì thì điều trị mới có hiệu quả.
  • Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa từng người.
  • Nếu như tình trạng rong kinh xuất phát từ một số bệnh lý như là tiểu đường, u xơ tử cung, suy tuyến giáp…thì việc điều trị là không khả quan.
  • Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc có thể phản tác dụng như: ra nhiều máu hơn, buồn nôn, đau căng ngực,…
  • Người bệnh có thể bị lờn thuốc
  • Có thể gây vô sinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

PHÒNG BỆNH

Phòng ngừa rong kinh như thế nào?

  • Có lối sống khoa học: Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, ngủ đủ giấc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng vệ sinh mới thường xuyên,…
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung các chất dinh dưỡng, tránh dùng chất kích thích,…
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh kịp thời và có cách xử giải quyết triệt để tình trạng bệnh.

Q & A

Rong kinh kéo dài bao lâu?

Rong kinh sẽ kéo dài chu kỳ kinh nguyệt hơn bình thường (trên 7 ngày) khiến cho chị em luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi.

Rong kinh có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ bị rong kinh nghĩ rằng đây là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm nên thường rất chủ quan. Tuy nhiên, rong kinh nếu để lâu có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và dẫn đến những biến chứng như là vô sinh, hiếm muộn,

Rong kinh có ảnh hưởng gì không?

Rong kinh ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của chị em phụ nữ, gây ra các tình trạng bệnh như là thiếu máu, gây ra tình trạng đau bụng dữ dội và đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Lời kết

Chúng ta đã cùng tìm hiểu và trả lời được các câu hỏi như bệnh rong kinh là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và biện pháp phòng ngừa. Vậy bệnh rong kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chị em.

Vì vậy, hãy thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh và để phòng ngừa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top