Sùi mào gà là một trong những bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan nhanh chóng, gây ra bởi virus HPV. Người bị nhiễm cần phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị kịp thời. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối sẽ trở nên khó trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy biểu hiện đặc trưng của bệnh sùi mào gà giai đoạn cuối sẽ như thế nào? Hãy cùng CCRD tìm hiểu ngay qua bài viết chia sẻ sau đây nhé!
Các giai đoạn của bệnh sùi mào gà
Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn đầu tiên khi virus HPV bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Tùy vào tình trạng cơ thể của mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau, thấp nhất là 2 tháng hoặc có thể kéo dài đến 9 tháng. Vì đây là giai đoạn đầu tiên nên người bệnh sẽ khó phát hiện do bệnh chưa diễn biến thành bệnh.
>> Xem thêm:
Tổng Hợp 35+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam và nữ
12 bài thuốc đông y chữa sùi mào gà đơn giản cực kỳ hiệu quảBệnh sùi mào gà có bị lây không và có nguy hiểm không?
10++Hình ảnh bệnh tay chân miệng qua các giai đoạn ở trẻ em và người lớn
50++ Hình Ảnh bệnh đậu mùa khỉ dễ nhận biết qua từng thể
Tổng hợp Chi Phí Điều Trị Sùi Mào Gà
Giai đoạn khởi phát
Khởi phát được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất để có thể chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện như:
- Mụn cơm, mụn cám, ngứa ngáy đi kèm, đặc biệt là không gây đau rát
- Tiểu khó, tiểu đau rát, có thể tiểu máu nhưng ít gặp. Đại tiện, đi tiêu phân máu có thể gặp trong các trường hợp có sùi mào gà tại hậu môn.
- U nhú mọc rải hoặc thành cụm nhỏ, màu sắc có thể là màu đỏ, hồng nhạt hoặc xám tùy vào đặc điểm diễn tiến của nốt sùi.
- Với nữ giới nốt sùi có thể xuất hiện bên trong âm đạo hoặc ở mép, ở hậu môn, niệu đạo, một số trường hợp ghi nhận có nốt sùi ở cổ tử cung.
- Nam giới xuất hiện các nốt sùi ở dương vật, bao quy đầu, bìu, niệu đạo, hậu môn.
Các nốt sùi còn có thể xuất hiện ở miệng, mắt, tay, chân.
Giai đoạn phát triển
Đây là giai đoạn bệnh chuyển biến nặng và có nguy cơ bùng phát, xuất hiện các triệu chứng rõ rệt nhất với những nốt sùi có kích thước to, có hình dạng giống mào gà hoặc súp lơ. Nếu có sự va chạm mạnh các mục nước có thể vỡ ra khiến chảy dịch mủ và máu.
Trong giai đoạn này, các nốt sùi sẽ phát triển mạnh mẽ cả về kích thước lẫn triệu chứng đi kèm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội kèm theo cảm giác đại tiểu tiện khó khăn. Nốt sùi có mùi hôi cũng chính là dấu hiệu nhận biết giai đoạn phát triển của bệnh.
Giai đoạn có biến chứng
Nếu sau giai đoạn khởi phát mà người bệnh vẫn chưa nắm được tình hình bệnh của mình thì ở giai đoạn này có thể xem là sùi mào gà giai đoạn cuối. Khi người nhiễm bệnh đang ở tình trạng sùi mào gà giai đoạn biến chứng thì nguy cơ bội nhiễm, viêm loét chồng lấp sẽ gây ra hiện tượng chảy máu, rỉ máu, chảy mủ hôi.
Thậm chí, triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm khó chịu cũng sẽ xuất hiện trong giai đoạn cuối của sùi mào gà. Khi đó, cơ quan sinh dục có nguy cơ viêm nhiễm cao trong giai đoạn này gây viêm quy đầu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
Giai đoạn tái phát
Nếu người đã từng bị nhiễm vẫn còn giữ thói quen và tiếp tục duy trì những nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn,… bệnh có thể sẽ tái phát lại. Theo nghiên cứu, sùi mào gà sẽ không thể điều trị hoàn toàn dứt điểm, bệnh có thể sẽ tái đi phát lại nếu bệnh nhân không giữ gìn sạch sẽ hoặc sức đề kháng kém.
Lưu ý: Bệnh khi tái phát lại có thể sẽ diễn biến nặng hơn trong giai đoạn bệnh lúc đầu.
Sùi mào gà giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào?
Như đã biết, sùi mào gà sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn cuối chính là thời điểm nguy hiểm nhất. Tình trạng bệnh lúc này rất nghiêm trọng và người nhiễm bệnh cần được điều trị ngay lập tức. Cụ thể, sùi mào gà ở giai đoạn cuối sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Các nốt mụn sùi sẽ phát triển mạnh ở giai đoạn cuối, liên kết thành từng mảng lớn như súp lơ và lây lan sang các vùng da lân cận khác.
- Những nốt sùi có thể gây bội nhiễm, sang chấn, lở loét, chảy mủ trắng kèm mùi hôi khó chịu, thậm chí có thể gây bỏng rát, ngứa ngáy và chảy máu ở vùng tổn thương.
- Bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà ở giai đoạn này sẽ bị sưng hạch ở bẹn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, lừ đừ, sốt cao.
- Nếu không được điều trị sớm, các vùng tổn thương sẽ tiếp tục lan rộng khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình. Sự viêm nhiễm này có thể lây sang các bộ phận, cơ quan khác, làm nhiễm trùng toàn bộ cơ quan sinh sản, gây tắc nghẽn niệu đạo, cản trở quá trình thụ thai và nguy cơ cao vô sinh.
Cần làm gì khi mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn cuối
Với sùi mào gà giai đoạn cuối, người nhiễm bệnh cần hết sức cẩn thận vì ở giai đoạn này thường xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến nhiều căn bệnh có nguy cơ tử vong cao như: Ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung,… Do đó, bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn cuối cần chú ý một số điều như sau:
- Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không nên chọn cơ sở kém chất lượng để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh nhân phải thực hiện theo kế hoạch và phác đồ điều trị của bác sĩ đến khi bệnh được chữa khỏi. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc nếu chưa có sự cho phép của những người có chuyên môn.
- Uống thuốc đủ và đúng liều lượng, đúng giờ. Không được tự ý sử dụng thuốc khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ trong thời gian điều trị tại nhà, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi nhiều hơn, không quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe.
Các phương pháp điều trị sùi mào gà giai đoạn cuối
Phương pháp đốt thông thường
Phương pháp đốt thường được sử dụng phổ biến là đốt laser, đốt điện cao tần hay đốt áp lạnh. Các phương pháp này sử dụng thiết bị chuyên dụng nhằm tác động trực tiếp lên các nốt sùi, vùng da nhiễm bệnh. Sau một khoảng thời gian đốt và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, chúng sẽ bị hoại tử và bong ra khỏi cơ thể.
Đây là cách điều trị sùi mào gà truyền thống được nhiều cơ sở y tế lựa chọn và áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, phương pháp này đã không còn được nhiều người ưa chuộng do gây đau đớn cho người bệnh, thời gian phục hồi lâu cũng như có nguy cơ viêm nhiễm cao.
Mặt khác, phương pháp đốt truyền thống này chỉ có thể điều trị ngoài da chứ không thể điều trị tận gốc virus HPV. Chính vì vậy mà bệnh có thể sẽ tái đi phát lại khiến người bệnh phải thực hiện đốt nhiều lần.
Phương pháp ALA-PDT
Phương pháp ALA-PDT được đánh giá là một trong những cách chữa trị sùi mào gà hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được sử dụng tia huỳnh quang sẽ chiếu trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh nhằm loại bỏ và phá hủy các nốt sùi u nhú trên bề mặt da. Điều này sẽ khiến các tổ chức này không thể tiếp tục gây ra các tổn thương, sau đó là loại bỏ các tế bào bệnh và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới không có sự xuất hiện của virus HPV.
Phương pháp ALA-PDT này có nhiều ưu điểm vượt bậc hơn so với phương pháp đốt truyền thống như: Không gây đau đớn cho bệnh nhân, đảm bảo an toàn tuyệt đối, tỷ lệ điều trị dứt điểm cao hơn, thời gian hồi phục nhanh chóng, tạo miễn dịch nhằm ngăn chặn khả năng sinh sản của virus khiến bệnh khó tái phát lại, không gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai hay chất lượng tinh trùng,…
Một số hình ảnh sùi mào gà giai đoạn cuối phổ biến hiện nay
Sùi mào gà giai đoạn cuối ở nam
Sùi mào gà giai đoạn cuối ở nữ
Sùi mào gà giai đoạn cuối ở miệng
Sùi mào gà giai đoạn cuối ở hậu môn
Bệnh sùi mào gà giai đoạn cuối đã trở nên vô cùng nghiêm trọng và có nguy hiểm nếu bạn không tìm được cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời. Hy vọng với một số thông tin hữu ích bên trên sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về sùi mào gà ở giai đoạn cuối và có thể tìm được phương pháp chữa trị sao cho phù hợp nhất.
Tổng hợp bài viết liên quan:
BỆNH SÙI MÀO GÀ CÓ LÂY KHÔNG VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Sùi mào gà có tự đào thải được không? Tổng quan sơ lược về bệnh sùi mào gà
Có nên chữa sùi mào gà tại nhà? 4 cách chữa sùi mào gà ở nam và nữ hiệu quả nhất hiện nay
Chi phí điều trị sùi mạo gà bao nhiêu tiền năm 2023