Các bệnh lý về tĩnh mạch cần được điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch. Bệnh thường phát triển chậm gây trở ngại cho các sinh hoạt hàng ngày lâu dài sẽ không thể điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên những thông tin để các bệnh nhân có thể tham khảo khá hạn chế, để biết rõ hơn về suy giãn tĩnh mạch chi dưới hãy cùng CCRD tham khảo bài viết sau.
TỔNG QUAN
1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng ứ máu tại hệ thống tĩnh mạch ở chân không đi lên tĩnh mạch chủ trở về tim như lộ trình bình thường. Làm tăng áp lực thủy tĩnh trong tĩnh mạch khiến cho tĩnh mạch bị giãn ra.
Vì thế nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ khiến dòng máu nuôi chân giảm theo. Hậu quả mang lại là gặp cảm giác bị nặng chân, gây nhức mỏi, tê, chuột rút, phù nề,… Bệnh nặng hơn sẽ làm rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân dẫn đến chàm da, loét chân không thể lành… khó khăn trong việc điều trị.
Xem thêm
4 Kinh nghiệm và Bài Thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y hiệu quả, an toàn
6 Bác sĩ chữa suy giãn tĩnh mạch giỏi tại TP.HCM và Hà Nội
10 ĐỊA CHỈ CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH UY TÍN Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI
2. Các cấp độ suy giảm tĩnh mạch
- Cấp độ 0: Người bệnh chưa có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch
- Cấp độ 1: Xuất hiện những mao mạch hoặc lưới tĩnh mạch giãn
- Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch đường kính hơn 3mm
- Cấp độ 3: Phù nề chi dưới
- Cấp độ 4: Biến đổi sắc tố da, xơ mỡ, chàm tĩnh mạch,…
- Cấp độ 5: Biến đổi sắc tố trên da cùng với các vết loét đã lành
- Cấp độ 6: Biến đổi sắc tố trên da cùng với các vết loét không lành
NGUYÊN NHÂN & DẤU HIỆU
1. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Nguyên nhân tiên phát:
+ Do bất thường về mặt di truyền hoặc do gen của hệ tĩnh mạch nông gây ra
+ Do bất thường về giải phẫu
- Nguyên nhân thứ phát
+ Do hội chứng hậu huyết khối
+ Do thiếu hụt hoặc thiểu sản van tĩnh mạch bẩm sinh, dị sản tĩnh mạch
+ Do khối u, hội chứng Cockett
+ Bị chèn ép do có thai hoặc chơi thể thao
2. Dấu hiệu của suy giảm tĩnh mạch chi dưới
- Giai đoạn đầu
+ Người bệnh có cảm giác nặng chân, giày chật hơn bình thường
+ Chân tê mỏi, phù nhẹ khi ngồi nhiều hay đứng lâu, chuột rút…
+ Mạch máu nhỏ trên da
Các dấu hiệu này có thể mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch chưa giãn nhiều nên người bệnh thường không chú ý.
- Giai đoạn tiến triển
+ Chân bắt đầu phù ở mắt cá, bàn chân
+ Cẳng chân bắt đầu thay đổi màu sắc do máu tĩnh mạch ứ lâu ngày
+ Tĩnh mạch giãn gây đau nhức chân, phù chân
+ Búi tĩnh mạch nổi to, mảng máu bầm trên da
- Giai đoạn biến chứng
+ Tĩnh mạch nông giãn thành búi, viêm tạo huyết khối trong lòng
+ Loét do thiểu dưỡng tạo nên ổ loét, nhiễm trùng
CHẨN BỆNH & ĐIỀU TRỊ
1. Phương pháp chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Khám lâm sàng: Khai thác các yếu tố nguy cơ, triệu chứng của người bệnh
- Siêu âm Doppler: Siêu âm có thể xác định tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, bé, sau và các van tĩnh mạch giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
2. Hướng điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Tây Y
- Sử dụng các loại thuốc tăng độ bền vững thành tĩnh mạch như daflon, rutinC, giúp cải thiện triệu chứng, chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu .
- Điều trị laser hay sóng cao tần RFA nội tĩnh mạch
- Vật lý trị liệu cùng túi hơi tạo lực ép, cùng tập vận động cơ chân
- Làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90 độ
- Phẫu thuật Stripping, CHIVA
Đông Y
Những công dụng đặc biệt từ thảo dược thiên nhiên, Đông y đã nghiên cứu và điều chế những bài thuốc điều trị dứt điểm suy giãn tĩnh mạch chi dưới phù hợp với mọi người.
- Điều trị thấp nhiệt
+ Biểu hiện: sưng đau vùng bắp chân, nóng rát, tiểu vàng, rêu vàng nhớt
+ Bài thuốc: Kê huyết đằng, trạch lan, mộc qua, xích thược, trạch tả, ngưu tất, ô dược, thông kinh hoạt huyết, chỉ thống, xương truật, đào nhân giúp thanh hoá thấp nhiệt.
- Hàn thấp ngưng trệ
+ Biểu hiện: chân nặng và chiều tối, nhẹ buổi sáng, không dễ co duỗi, bắp chân đau
+ Bài thuốc: bạch truật, phục linh, đại phúc bì, mộc qua, mộc hương, thảo đậu khấu, can khương, cam thảo, sinh khương giúp lợi thấp, ôn dương, hoá trệ, hậu phác, phụ tử, táo.
- Huyết ứ
+ Biểu hiện: đau vùng da ngoài, nặng chân, vết rạn ở bắp chân, khi ấn vào cảm giác căng cứng.
+ Bài thuốc: Trần bì, bạch thược, xích thược, tam lăng, hồng hoa giúp hoạt huyết hóa ứ, hành khí tán kết, nga truật, tô mộc, mộc hương.
PHÒNG NGỪA SUY GIẢM TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
- Thường xuyên vận động nhẹ mỗi ngày, bắt đầu bằng các bài tập thể dục đơn giản, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, nhảy múa, gym…
- Kê gối chân khi ngủ giúp lưu thông thông máu ở chân dễ dàng
- Thay đổi tư thế khi ngồi nhiều lần, hoặc đứng lên vận động sau khi ngồi lâu
- Ngồi đúng tư thế, co duỗi chân, nhịp chân đều đặn
- Nếu tắm với nước nóng hãy dùng nước lạnh xối vào chân để các mạch trở lại bình thường
- Mang vớ áp lực chuyên dụng
Lời kết:
Với những thông tin về suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà chúng tôi đã thu thập được trên đây, mong rằng sẽ hữu ích với mọi người. Với những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng cần đến trung tâm y tế uy tín để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.