Sùi mào gà là bệnh xã hội đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại, tập trung ở người trẻ tuổi và người có quan hệ tình dục với nhiều đối tượng. Nhiều người thường băn khoăn liệu mình có mắc bệnh sùi mào gà hay không và thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu, bởi bệnh thường phát triển âm thầm, khó nhận biết. Để biết được những điều này, cùng CCRD tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
Phương pháp chữa sùi mào gà bằng đông y hiệu quả an toàn
8 Bác sĩ chữa bệnh sùi mào gà giỏi tại TP.HCM và Hà Nội
Bị sùi mào gà có thai được không? Cách điều trị bệnh sùi khi đang mang thai
4 cách chữa sùi mào gà tại nhà đơn giản nhưng lại hiệu quả cao
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội, lây lan qua đường tình dục do virus HPV gây nên. Chúng sẽ tạo ra các u nhú xuất hiện ở cơ quan sinh dục, miệng hay thậm chí là ở cả tay và chân. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng bất kể nam hay nữ, trẻ em hay người lớn. Virus HPV ngày nay có hàng trăm chủng loại khác nhau, tuy nhiên hiện nay chỉ có một vài loại gây bệnh ở người, điển hình luôn được nhắc đến là HPV 16 và 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ.
Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra bởi virus HPV – một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn hoặc gián tiếp không qua quan hệ tình dục.
Theo các chuyên gia, do mỗi người có tình trạng và giai đoạn bệnh khác nhau, nên biểu hiện nhận biết bên ngoài của từng bệnh nhân mắc sùi mào gà cũng khác biệt.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có những điểm đặc trưng không gây nhầm lẫn với các bệnh khác chính là:
- Có thương tổn xuất hiện tại cơ quan sinh dục: xuất hiện những mụn li ti màu hồng hoặc xám, mọc gần nhau tại cơ quan sinh dục, dễ trầy xước và chảy máu khi động vào. Nếu để lâu, mụn tiến triển lại mọc ngày càng sát dần, hình thành từng cụm giống như bông súp lơ hoặc chiếc mào gà.
- Cảm giác đau rát hay ngứa ngáy: xuất hiện ở giai đoạn nặng của bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt người bệnh.
- Bệnh nhân có tình trạng chảy máu khi quan hệ tại vị trí sùi mào gà mọc.
- Với nữ giới, mụn sùi mào gà thường xuất hiện ở vị trí âm hộ, thành âm đạo hoặc quanh bộ phận sinh dục.
- Sùi mào gà ở nữ giới, mụn thường phát triển mạnh ở vị trí âm hộ, vùng thành của âm đạo, quanh bộ phận sinh dục. Ở một số trường hợp đặc biệt, mụn còn mọc tại hậu môn, cổ tử cung.
- Sùi mào gà ở nam giới: thường mọc tại đầu, thân hoặc dương vật. Ngoài ra, mụn còn có thể mọc tại tinh hoàn và hậu môn.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nam và nữ là bao lâu?
Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm, rằng thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu. Trên thực tế, thời gian ủ bệnh của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, nữ giới thường sẽ có thời gian phát bệnh sớm hơn so với nam giới, do âm đạo của phụ nữ thường ẩm ướt – được xem là môi trường thuận lợi để virus HPV phát triển nhanh chóng.
Trung bình, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 – 9 tháng. Đối với những người có cơ địa và thể trạng yếu thì thời gian ủ bệnh có thể ngắn, từ 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Còn với người có sức đề kháng mạnh thì mất nhiều thời gian hơn, khoảng 8-9 tháng để virus phát tán và hình thành triệu chứng bên trong cơ thể.
Các giai đoạn bệnh sùi mào gà thường gặp
Bệnh sùi mào gà thường có 5 giai đoạn bệnh chính.Trong đó, thường sùi mào gà rất khó xác định ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ xuất hiện các triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên liên hệ khám chữa sớm ở giai đoạn này sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Sùi mào gà dễ phát hiện khi ở giai đoạn cận lâm sàng và phát bệnh.
Dưới đây là 5 giai đoạn bệnh sùi mào gà thường gặp:
- Giai đoạn ủ bệnh: thời gian ủ bệnh tính từ khi tiếp xúc với virus kéo dài từ 2-9 tháng. Trung bình sẽ ủ bệnh tầm 3 tháng. Thời gian này, virus chỉ xâm nhập và tấn công các tế bào nên chưa hình thành bệnh nên rất khó phát hiện bệnh.
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn đầu): Thời điểm này, bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhận biết được.
- Giai đoạn phát triển (giai đoạn bùng phát): Các triệu chứng bắt đầu rõ rệt và tiến triển nhiều hơn. Các nốt sùi mọc ngày càng lớn dần, các biến chứng cũng dần xuất hiện nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
- Giai đoạn biến chứng: Các biến chứng như bội nhiễm, rỉ máu, chảy mũ, viêm loét kèm mùi hôi sẽ xuất hiện khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu đau rát tại vị trí mắc bệnh.
- Giai đoạn tái phát: giai đoạn này xuất hiện khi người bệnh tiếp tục lặp lại nguyên nhân gây bệnh như quan hệ tình dục không an toàn hoặc sức đề kháng yếu, điều trị không triệt để. Giai đoạn này, bệnh sẽ phát triển lại như chu kỳ mới, tuy nhiên khi tái phát thường sẽ nặng hơn.
Lưu ý:
Các giai đoạn bệnh của sùi mào gà thường dễ nhầm lẫn với các bệnh nam khoa, phụ khoa khác. Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh, bệnh nhân cần liên hệ và thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được nhận chỉ định phác đồ điều trị thích hợp nhất, tránh để lâu sẽ khó chữa và để lại nhiều biến chứng bệnh.
Điều trị sùi mào gà như thế nào?
Hiện nay, người mắc bệnh sùi mào gà vừa có thể điều trị bằng thuốc Tây y hoặc Đông y. Bệnh nhân có thể cân nhắc để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp với nhu cầu và kinh tế của mình.
Tây y
Dùng thuốc Tây
- Imiquimod: giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch để chống lại tác nhân gây ra sùi mào gà.
- Axit tricloaxetic: giúp đốt cháy nốt mụn sùi.
- Sinecatechin: chỉ dùng cho các nốt sùi ở quanh hậu môn hoặc bên ngoài vùng kín.
- AHCC: giúp cải thiện miễn dịch và tiêu diệt virus.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
- Sử dụng Nitơ lỏng
- Dùng dao mổ điện
- Dùng tia laser
- Sử dụng ALA-PDT
Đông y
Một số trường hợp điều trị sùi mào gà giai đoạn đầu bằng thuốc Đông y cũng tương đối hiệu quả với các bài thuốc như:
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: 45g ma xỉ hiện; 20g hoàng bá; 15g mộc tặc thảo; 30g mỗi loại: khổ sâm, bản lam căn và sơn đậu căn; 10g mỗi loại: đào nhân, bạch chỉ, cam thảo sống, lộ phong phòng, tế tân.
- Cách thực hiện: tất cả các dược liệu trên đem sắc lấy nước rồi dùng gạc vô trùng thấm nước để đắp trực tiếp lên các nốt sùi 1 lần/ngày trong 15 phút. Liệu trình cho 1 lần điều trị gồm 5 lần đắp như vậy tức là thực hiện trong 5 ngày liên tiếp.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: 20 gam bạch tiên bì, 30g ma xỉ hiện, 15g tế tân, 10g mật quạ.
- Cách thực hiện: đem sắc các dược liệu trên lấy nước để rửa nốt sùi mỗi ngày 2 lần, 30 phút/lần.
Bài thuốc số 3
- Dược liệu: 50g khổ sâm; 12g đam bì; 15g đào nhân; 30g mỗi loại: nga truật, tam lăng; 20g mỗi loại: mộc tặc, đậu căn.
- Cách thực hiện: các dược liệu trên đem sắc lấy nước để rửa nốt sùi mỗi ngày 2 lần, 8 phút/lần, liên tiếp 14 ngày.
Như vậy, có thể thấy thời gian ủ bệnh ở mỗi bệnh nhân mắc sùi mào gà là khác nhau và bệnh thường khó nhận biết ở giai đoạn ủ bệnh.
Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp cho người đọc có thêm nhiều kiến thức, nhận biết được tình trạng và giai đoạn ủ của bệnh. Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy bất cứ dấu hiệu của sùi mào gà, bệnh nhân nên liên hệ và thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời, hiệu quả căn bệnh này nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan đến bệnh sùi mào gà:
Tổng hợp 35+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu và 11+ hình ảnh sùi mào gà giai đoạn cuối ở nam và nữ
Bệnh sùi mào gà có lây không? Có nguy hiểm không?
Chi phí điều trị sùi mào gà bao nhiêu tiền năm 2023
Đốt sùi mào gà có tái phát không, có đau không?