200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Thực đơn cho người bệnh Gout (gút) trong 1 tuần

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Một thực đơn dinh dưỡng khoa học là một trong những yếu tố then chốt hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Vì vậy, thực đơn cho người bệnh Gout trong một tuần rất được quan tâm hiện nay. Vậy thực đơn cho người bệnh Gout trong tuần gồm những món gì và những thực phẩm nào người bệnh gout nên dùng khi điều trị bệnh gout, để có câu trả lời hữu ích và đầy đủ, hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat Facebook

Chat qua zalo

 

thuc don cho nguoi benh gout

Người bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Để bệnh nhân gout có thể đẩy lùi bệnh hiệu quả, những thực phẩm nên kiêng là:

  • Nội tạng: gan, tim, óc,…
  • Cá nước mặn: cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
  • Nấm men và thực phẩm làm từ nấm men: men bia, men dinh dưỡng,…
  • Chất kích thích: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
  • Thịt màu đỏ: thịt bê,thịt bò, thịt chó…
  • Hải sản: mực, cua, tôm, sứa…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường fructose: si-rô fructose, mật ong,…
  • Đậu phụ, tàu hũ, sữa đậu nành… các loại thực phẩm chứa nhiều đạm.
  • Các loại rau mầm, măng tây, bông cải, nấm, cà chua,… do chứa nhiều purin

Xem thêm

Căn bệnh gout và những điều bạn cần phải biết

5 địa chỉ chữa bệnh gout tốt và uy tín tại TPHCM

Bệnh Gout có chữa được không? Phương pháp điều trị Gout hiệu quả

Người bệnh gout nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh gout nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại rau như cải bẹ xanh, đậu đỏ, súp lơ xanh, dứa, cần tây, bí đao. Những thực phẩm giàu chất xơ này giúp hạn chế lượng protein nạp vào cơ thể, làm giảm nồng độ protein và ngăn chặn quá trình sản xuất axit uric trong máu.

Chế độ ăn của người bệnh gout phải đảm bảo những yếu tố nào?

Người bệnh gout cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi cơn đau và luôn khỏe mạnh. Một chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh gout cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Uống nước khoáng chứa kiềm. 
  • Tăng tỷ lệ sữa, rau, các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, quả óc chó,…) và ngũ cốc (gạo, ngô, khoai tây, lúa mì, lúa mạch,…) trong chế độ ăn uống. 
  • Hạn chế protein trong chế độ ăn và nạp vào cơ thể chỉ 150g/ngày tổng lượng protein trong thực phẩm. 
  • Hạn chế chất béo động vật mà thay vào đó sử dụng các thực phẩm chứa chất béo thực vật như bơ, lạc, vừng.
  • Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động khác của cơ thể.

Thực đơn cho người bệnh gout

Nếu không biết cách sắp xếp thực phẩm sao cho cân bằng hợp lý, bạn có thể tham khảo thực đơn dành cho người bệnh gout sau đây.

Thực đơn thứ hai

Người bệnh nên kết hợp xen kẽ thức ăn để không bị nhàm chán. Vào ngày đầu tiên bạn có thể sử dụng các món ăn sau.

Buổi sáng:

  • Yến mạch hoặc ngũ cốc
  • Sữa chua
  • 1/4 chén quả mọng (cam, kiwi, dâu tây…)

Buổi trưa:

  • Cơm 1,5 chén
  • 1 quả trứng luộc
  • 1/3 chén bông cải xanh luộc chín
  • 1 chén nước luộc rau
  • Một ly sữa chua tráng miệng hoặc trái cây.

Buổi tối:

  • Salad quinoa
  • Ức gà luộc
  • Súp lơ xanh luộc

Thực đơn thứ 3

Rong biển mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh gout. Vì thế, bạn có thể chế biến thành các món canh để ăn kèm trong bữa cơm.

Buổi sáng:

  • Bánh mì kẹp trứng 
  • 250ml sữa bò.

Buổi trưa:

  • Cơm trắng: 2 bát nhỏ 200g (100g gạo)
  • Cá bống kho tiêu: 20g cá bống
  • Củ cải luộc: 200g củ cải
  • Canh rong biển: 50g rong biển
  • Xoài chín: 100g

Buổi chiều:

  • 1 ly nước hoa quả (dưa hấu, cam hoặc táo).

Buổi tối:

  • 2 bát cơm nhỏ
  • Thịt luộc 
  • Canh bí đỏ.

Thực đơn thứ 4

Buổi sáng:

  • 1 bát cháo thịt nạc.
  • 1 ly sữa 200ml

Buổi trưa:

  • Cơm trắng: 150g (75g gạo) 
  • Tôm hấp sả: 50g tôm, 1 nhánh sả
  • Trứng thịt: 1/2 quả trứng, thịt nạc 10g, dầu ăn 3ml
  • Cải xoong xào: 200g cải xoong, 7ml dầu ăn
  • Canh rau cải: 50g cải xanh
  • Lựu: 100g

Buổi tối:

  • Xế chiều: trái cây hoặc nước ép dưa hấu.
  • Tối: 2 bát cơm nhỏ ăn kèm đậu phụ rán và canh mồng tơi.

Thực đơn thứ 5

Nên kết hợp nước ép hoa quả thường xuyên để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân gout. Đồng thời tích cực sử dụng các loại rau củ cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Buổi sáng:

  • Nui sốt cà 
  • 250ml nước táo ép

Buổi trưa:

  • Gạo lứt: 200g (100g gạo) 
  • Cá chép sốt cà: 70g cá chép, 25g cà chua, 7ml dầu ăn
  • Thịt băm nướng: 20g thịt nạc vai
  • Bắp cải luộc: 200g bắp cải
  • Canh bí xanh: 50g bí xanh
  • Cam: 150g (nửa quả)

Buổi tối:

  • Xế chiều: quả anh đào
  • Tối:  2 bát cơm nhỏ, canh bí xanh, rau cần xào thịt

Thực đơn thứ 6:

Buổi sáng:

  • 2 lát bánh mì sandwich với mứt dâu tây 
  • 200ml nước ép cam

Buổi trưa:

  • 1 chén cơm gạo lứt 
  • Ức gà xào ớt chuông, nấm đùi gà
  • Cải thảo luộc
  • Canh khoai tây cà rốt.

Buổi tối:

  • Xế chiều: 1 hũ sữa chua.
  • Tối: 2 bát cơm nhỏ ăn cùng ức gà luộc không da, canh cà chua.

Thực đơn thứ 7:

Ngoài cháo hạt dẻ, cháo củ cải cũng là món ăn tiết kiệm nhưng lại giúp ích rất nhiều trong việc chống viêm, giảm đau khớp cho người bệnh.

Buổi sáng:

  • Cháo nấu củ cải
  • 50ml nước táo

Buổi trưa:

  • Gạo lứt: 200g (100g gạo) 
  • Ba chỉ hầm: ba ​​chỉ 50g
  • Đậu hũ chiên giòn: 20g đậu hũ, 3ml dầu ăn
  • Súp bông cải xanh: 50g cải xoăn
  • Vải thiều: 150g

Buổi tối:

  • Xế chiều: Anh đào, dưa hấu.
  • Tối: 1 chén cơm kèm với rau cần xào thịt, giò lợn hầm rễ tỳ bà.

Thực đơn chủ nhật 

Buổi sáng:

  • Bún riêu: bún 180g, đậu phụ 100g, thịt cua 30g, hành lá 5g, cà chua 30g, muối 1g/100ml
  • 50ml nước táo

Buổi trưa:

  • Cơm trắng: 150g (75g gạo).
  • Cá rô phi chiên: 50g cá rô phi, 5ml dầu ăn
  • Khổ qua xào trứng: Khổ qua 200g, trứng gà 20g, dầu ăn 7ml
  • Canh mồng tơi: 50g mồng tơi
  • Dưa hấu: 150g

Buổi tối:

  • Xế chiều: cam, táo.
  • Tối: 1 chén cơm kèm với bầu luộc, canh mồng tơi.

Những thực đơn trên đây có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với khẩu vị.

Lời kết

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc ăn uống hàng ngày, xây dựng lối sống lành mạnh, giảm thiểu những cơn đau do bệnh gout gây ra. Thực đơn cho người bệnh gout khoa học cùng với việc sinh hoạt hợp lý không những đẩy lùi được bệnh tật mà còn giúp bạn vui khỏe, và tràn đầy năng lượng hơn để đạt được mục tiêu cuộc sống.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top