200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

3 Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch có giấc ngủ ngon

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Ngoài những phương pháp thông thường như tập thể dục, đi bộ, leo cầu thang,… thì tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo giấc ngủ ngon cho người bệnh. Vậy tư thế ngủ nào được các chuyên gia đánh giá là tốt nhất trong việc trợ giúp giấc ngủ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Tại sao người suy giãn tĩnh mạch lại thường khó ngủ?

Giãn tĩnh mạch là hội chứng các mạch máu bị sưng tấy, xoắn lại xuất hiện lên gần bề mặt da, gây đau đớn và cũng như kém thẩm mỹ cho người bệnh. Ngoài phải chịu những cảm giác mặc cảm vì những cơn đau tĩnh mạch gây ra thì người bệnh còn phải thường xuyên trải qua những cơn đau nhức, khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ. Thậm chí, người bệnh còn xuất hiện hiện tượng chuột rút, chân mất hết sức lực không cử động được.

Bài viết liên quan:

10 ĐỊA CHỈ CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH UY TÍN Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI

4 Kinh nghiệm và Bài Thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y an toàn nhưng cực kỳ hiệu quả

6 bác sĩ chữa suy giãn tĩnh mạch giỏi tại HCM và Hà Nội

suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh mất ngủ về đêm
Suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh mất ngủ về đêm

Vào ban ngày, bệnh nhân sẽ phải hoạt động liên tục khiến họ có cảm giác quên đi cơn đau hoặc đau không nhiều. Nhưng vào buổi tối, nhất là vào thời gian đi ngủ, người bệnh sẽ không còn bị chi phối bởi các hoạt động khác dẫn đến việc cảm nhận rất rõ từng cơn đau trong cơ thể, gây cảm giác khó ngủ.

Bên cạnh đó, trong thời gian ngủ, máu không được lưu thông về tim liên tục dẫn đến tích tụ máu, khiến bàn chân bị ngứa ngáy, khó chịu. Nặng hơn là gây nên chứng co giật khiến bệnh nhân liên tục giật mình, ngủ không sâu giấc.

Vì thế, người bệnh cần áp dụng những tư thế ngủ phù hợp để giúp giảm thiểu triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch và cải thiện tình trạng giấc ngủ được ngon và sâu hơn. 

Triệu chứng khi ngủ của người suy giãn tĩnh mạch là gì?

Những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch thường có những biểu hiện như chuột rút; đau nhức vùng đầu gối, bắp chân, cơ đùi; chân tay tê cứng khi ngủ và luôn thấy ngứa ngáy ở vùng bị mắc bệnh khiến họ khó chịu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, nhất là vào ban đêm. 

Việc thay đổi tư thế ngủ sẽ giúp người bệnh giảm rõ rệt những triệu chứng trên.

3 gợi ý tư thế ngủ cho người giãn tĩnh mạch ngủ ngon

Ngoài việc sử dụng thuốc, tập thể dục và liệu pháp hỗ trợ giấc ngủ thì bệnh nhân nên áp dụng những tư thế ngủ đúng cách để không phải chịu đựng những cơn nhức mỏi, khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra từ đó có một giấc ngủ trọn vẹn nhất. 

Kê cao chân khi ngủ

  • Nguyên nhân chính của bệnh giãn tĩnh mạch là do van một chiều suy yếu dẫn đến máu bị tích tụ ở tĩnh mạch nên khi nằm ngủ máu có thể tiếp tục ứ đọng và gây ra cảm giác ngứa ngáy, phiền toái cho người bệnh.
  • Những người mắc bệnh lý giãn tĩnh mạch nên kê chân cao hơn khoảng từ 8 – 10cm so với tim khi đi ngủ để giúp hoạt động lưu thông của máu lên tim diễn ra nhịp nhàng, đều đặn hơn từ đó giảm tích tụ máu ở chi dưới và khiến người bệnh ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gối hoặc khăn gấp gọn để kê cao chân lên khi ngủ. 
nằm kê cao chân là tư thế được khuyên dùng khi ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Nằm kê cao chân là tư thế được khuyên dùng khi ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Nằm ngủ nghiêng bên trái

  • Theo các chuyên gia y khoa, người bị giãn tĩnh mạch nên ngủ với tư thế nghiêng, nhất là nghiêng bên trái vì đây được xem là tư thế ngủ tốt và đúng nhất cho những người mắc bệnh này. Việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp áp lực phân bố đều lên cả cơ thể và hỗ trợ việc lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.
  • Phương pháp này có có khả năng giúp bạch huyết di chuyển tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy của cơ thể. Đặc biệt, tư thế ngủ này còn cực kỳ có lợi cho những bệnh nhân đang mắc phải những vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày vì có thể ức chế acid trào ngược trong lúc ngủ.
ngủ nghiêng bên trái giúp giảm áp lực của cơ thể lên đôi chân 
Ngủ nghiêng bên trái giúp giảm áp lực của cơ thể lên đôi chân

Lưu ý khi nằm nghiêng bên trái, không nên gập chân quá nhiều vào ngực vì có thể gây cảm giác khó chịu và làm đau cột sống.

Không nằm sấp

Thói quen ngủ nằm sấp cực kỳ không tốt cho sức khỏe của những người bị suy giãn tĩnh mạch bởi nó sẽ tạo ra áp lực lên mạch máu ở khắp cơ thể, đặc biệt là ở chân khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, âm ỉ và khó vào giấc ngủ. Ngoài ra, tư thế này còn khiến cơ thể bạn bị mệt mỏi, đau nhức khi thức dậy. 

Một số phương pháp giúp thay đổi theo thói quen ngủ nghiêng bên trái

Nếu bạn chưa có thói quen ngủ nghiêng bên trái, hãy thay đổi với những cách dưới đây:

  • Co chân khi nằm nghiêng bên trái nhằm hạn chế việc thay đổi tư thế khi ngủ.
  • Đổi vị trí ngủ cho người bên cạnh bạn sẽ giúp bạn sớm hình thành thói quen ngủ nghiêng về bên trái.
  • Bạn có thể nằm ngửa trước, sau đó khoảng 1-2 phút thì nghiêng sang trái để cơ thể làm quen dần với tư thế ngủ mới. 

3 mẹo cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch hỗ trợ dễ ngủ

Bên cạnh việc áp dụng tư thế ngủ đúng thì bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch còn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình nhờ vào những phương pháp hỗ trợ sau:

Mang vớ nén khi ngủ

Kết hợp tư thế ngủ với việc mang vớ nén là một cách hỗ trợ người bệnh giãn tĩnh mạch ngủ ngon giấc rất hiệu quả vì nó có thể hạn chế tình trạng máu ứ đọng tại những vị trí bị bệnh.

Bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ kích thước và nhu cầu của mình để tìm được loại vớ nén phù hợp và có hiệu quả cho căn bệnh giãn tĩnh mạch.

Bóp chân 

  • Trước khi lên giường và áp dụng tư thế ngủ phù hợp, bệnh nhân có thể dành khoảng 15 phút mỗi ngày để dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng chân bị giãn tĩnh mạch. Bạn có thể xoa bóp chân bằng cách loại tinh dầu có hương thơm dễ chịu như oải hương, hương thảo, cam chanh nhằm xoa dịu cơ thể, tăng cường khả năng lưu thông và tuần hoàn máu của cơ thể, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng ngủ ngon giấc hơn. 
  • Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế mặc quần bó hoặc ngồi bắt chéo chân vì có thể làm các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 
xoa bóp kết hợp tư thế ngủ đúng giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Xoa bóp kết hợp tư thế ngủ đúng giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

 

Tập thể dục nhẹ vào ban ngày

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vào ban ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe sẽ giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết và giảm nhẹ các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Việc vận động cơ thể đều đặn cũng là cách khiến chúng ta có được một giấc ngủ tốt và chất lượng.
  • Đồng thời, tập thể dục còn giúp nâng cao sức khỏe và giảm cân hiệu quả. Thừa cân cũng là một nguyên nhân gây áp lực lên các mạch ở chân và dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Vì thế, duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải sẽ giúp phòng tránh được căn bệnh này. 

Tạm kết:

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích về những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này, hãy đi thăm khám và chữa trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín kết hợp với việc áp dụng tư thế ngủ đúng đắn để làm giảm triệu chứng của căn bệnh này, hỗ trợ giấc ngủ được tốt và sâu hơn.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top