Tỳ thận dương hư là cách gọi của Y học Cổ truyền, ý chỉ sự suy giảm chức năng của tạng tỳ và tạng thận. Vậy để hiểu rõ hơn về tỳ thận dương hư hay nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Và làm thế nào để cải thiện thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Xem thêm:
5 bệnh viện, phòng khám chữa sỏi thận uy tín tại TP.HCM và Hà Nội
9 địa chỉ chữa bệnh xơ gan uy tín tại TPHCM và Hà Nội
Tổng quan về tỳ thận dương hư
Tỳ thận dương hư là gì?
Tỳ thận dương hư là hiện tượng tạng tỳ và tạng thận không đủ dương khí, gây ra phần âm bị lấn át và dấu hiệu bên ngoài thường rõ hơn phần dương. Bệnh này thường xuất hiện ở người trung niên và người già. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có khả năng mắc tỳ thận dương hư.
Tỳ và thận là 2 tạng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau, trong đó:
- Tỳ: Tỳ là cơ quan tiêu hóa, có nhiệm vụ vận chuyển và hấp thụ dinh dưỡng, kết hợp với tạng vị để hoàn thành chức năng này. Theo Đông y, chức năng này được gọi là vận hóa đồ ăn và vận hóa thủy thấp.
- Thận: Thận là một trong ngũ tạng quan trọng của cơ thể con người, với vai trò đa nhiệm và tham gia vào hầu hết các hoạt động quan trọng. Theo quan điểm YHCT, thận thuộc hành thủy và là gốc của các tạng. Ngoài chức năng chính về vận chuyển và lọc máu, thận còn đảm nhận vai trò quan trọng trong sinh dục, phát triển và sinh trưởng của cơ thể.
Sự suy giảm chức năng của một trong hai tạng sẽ ảnh hưởng đến tạng còn lại. Ví dụ, hư tổn thận sẽ làm giảm dương khí của tỳ. Ngược lại, nếu dương khí của tỳ suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của thận.
Nguyên nhân tỳ thận dương hư
Tỳ và thận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong phần dương khí. Thận có vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của tỳ. Nếu thận dương hư, sẽ dẫn đến suy giảm dương khí của tỳ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và chuyển hóa dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tỳ dương hư, sẽ làm giảm cung cấp dưỡng chất cho thận. Nguyên nhân của chứng tỳ thận dương hư bao gồm:
- Do tuổi tác
- Do mắc các bệnh về thận và đường tiêu hóa
- Quan hệ tình dục không kiểm soát
- Lạm dụng thuốc, sử dụng không đúng liều lượng
- Thừa cân, béo phì
- Ăn nhiều đồ ăn có tính hàn
- Căng thẳng và stress kéo dài
- Uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá
Triệu chứng tỳ thận dương hư
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của chứng tỳ thận dương hư:
- Cơ thể yếu ớt, da xanh xao, tái nhợt do khí huyết sinh ra không đủ, thiếu dinh dưỡng.
- Thân thể lạnh lẽo, chân tay không được ấm.
- Mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có hứng thú giao tiếp.
- Đau đớn ở phần eo lưng, bụng dưới, đầu gối và xương khớp do kinh mạch ngưng trệ.
- Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy và phân sống, xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm hoặc rạng sáng. Nguyên nhân do suy giảm chức năng tỳ vị, một phần thức ăn chưa kịp tiêu hóa đã bị đào thải ra ngoài.
- Sưng chân tay, phù mặt, và chướng bụng do tích nước. Triệu chứng này thường xảy ra với người bị thận dương hư.
- Khó tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu vào ban đêm.
- Lưỡi nhợt nhạt, có nhiều mảng trắng và rêu lưỡi.
- Yếu sinh lý, giảm ham muốn ở nam giới và khó thụ thai ở phụ nữ.
Các phương pháp Đông y chữa tỳ thận dương hư
Xoa bóp bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa tỳ thận dương hư là một giải pháp hiệu quả ngoài việc sử dụng thuốc. Việc tác động vào các huyệt đạo sẽ giúp thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết và loại bỏ yếu tố dương hàn làm ấm cơ thể, giúp tinh thần thoải mái và gân cốt thư giãn.
Tuy nhiên, cần tìm người có chuyên môn cao để thực hiện bấm huyệt, không tự ý tác động vào huyệt đạo và chỉ sử dụng phương pháp này như một phương pháp hỗ trợ.
Châm cứu
Tương tự với xoa bóp bấm huyệt, phương pháp điều trị tỳ thận dương hư bằng cách châm cứu cũng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Một số huyệt vị có thể tác động để chữa trị chứng tỳ thận dương hư như:
- Huyệt Du mộ
- Huyệt Thận du
- Huyệt Hư bổ mẩu
- Huyệt Mệnh môn
- Huyệt Quan nguyên
- …
Tuy nhiên, cần đến cơ sở Đông y với trang thiết bị đảm bảo, kim châm cứu vô trùng. Đặc biệt, người thực hiện phải có chuyên môn để việc điều trị mang lại tác dụng.
Chữa tỳ thận dương hư bằng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y là một trong số những phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Với mức chi phí không quá cao nhưng bệnh tình sẽ được chữa trị dứt điểm, không tái phát lại cũng như gây ảnh hưởng đến gan thận về sau.
Một số bài thuốc Đông y chữa tỳ thận dương hư hiệu quả như:
Bài thuốc chân vũ thang
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 vị thuốc Thục phụ tử, sinh khương, phục linh và bạch truật mỗi vị từ 8-12g, cùng 12-16g bạch thược.
- Sau đó, rửa sạch các vị thuốc, để ráo nước, cho vào ấm đun sôi với 300ml nước trên lửa vừa.
- Khi nước thuốc cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, chắt nước thuốc ra bình, chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc Tứ thần hoàn
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 7 loại vị thuốc: phụ tử, can khương, ngũ vị tử, nhục đậu khấu, bạch truật, nhân sâm và cam thảo, mỗi loại 20g, cùng với 40g phá cố chỉ và 10g ngô thù du.
- Trộn đều các vị thuốc và tán thành bột mịn, sau đó trộn với mật ong đủ lượng.
- Tạo viên thuốc có kích thước khoảng 5g từ hỗn hợp bột thuốc và đặt vào hũ thủy tinh để sử dụng dần.
- Dùng 2 viên (tương đương 10g) mỗi ngày, chia thành 2 lần sử dụng để cải thiện chứng tỳ thận dương hư
Bài thuốc kết hợp giữa gừng, quế và nhân sâm
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g gừng tươi, 50g nhân sâm và 50g quế.
- Gừng được gọt vỏ, rửa sạch và chần sơ qua nước sôi, sau đó cắt thành từng lát mỏng và phơi nắng. Nhân sâm được rửa sạch và cắt lát.
- Trộn gừng và nhân sâm lại với nhau, nghiền mịn và trộn với bột quế. Hỗn hợp được cho vào hũ thủy tinh để bảo quản và sử dụng dần.
- Mỗi ngày sử dụng 3 lần sau bữa ăn sáng, trưa và tối. Pha 1/2 thìa cafe bột hỗn hợp này với 1 ly nước ấm và thêm một muỗng mật ong để đạt hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp phòng tránh tỳ thận dương hư
Các biện pháp chăm sóc tích cực hàng ngày có thể giúp duy trì hoạt động chức năng thận, bài tiết, sinh lý và đường tiêu hóa, giúp cân bằng âm dương chức năng tỳ và thận và phòng ngừa chứng tỳ thận dương hư.
Để duy trì hoạt động chức năng của thận, bạn cần thực hiện theo các biện pháp sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt cá, hải sản.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, đường và muối.
- Nên tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…
- Để bảo vệ chức năng thận, cần tạo thói quen quan hệ tình dục an toàn và đều đặn, tránh thủ dâm quá mức và nên duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, tránh stress, căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Để duy trì hoạt động tối ưu của thận, cần tập thể dục thể thao hàng ngày, chọn các bộ môn nhẹ nhàng như tăng cường sức mạnh xương khớp và tăng cường tuần hoàn lưu thông máu và duy trì chức năng hoạt động của các tạng phủ.
- Cần hạn chế các hoạt động quá sức như mang vác vật nặng, khom cúi lưng quá mức, ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ, đặc biệt là thận và hệ tiêu hóa.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được như thế nào là tỳ thận dương hư cũng như biết rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng tránh bệnh. Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y sẽ luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu về hiệu quả và an toàn.