200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân: Phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Giãn tĩnh mạch chân nếu không được điều trị kịp thời, có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân là một phương pháp phổ biến, mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phục hồi chức năng cho bệnh này. Hãy tham khảo các bài tập cũng như thông tin chi tiết về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân này qua bài viết sau.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

3 Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch có giấc ngủ ngon

7+ cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đúng

Yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi, đang trở thành một bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.

Đây là tình trạng máu trong các tĩnh mạch của chi dưới bị ứ trệ và không tuần hoàn trở về tim như cơ địa sinh lý của cơ thể. Khi máu ở chân tích tụ trong thời gian dài, các tĩnh mạch dưới chân sẽ bị giãn ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

nguyen nhan suy gian tinh mach chan

Trong tình trạng bình thường, dòng máu chảy xuống chân qua động mạch và trở lại tim qua tĩnh mạch. Việc dòng máu trở lên được thực hiện nhờ áp lực tĩnh mạch hiển và van. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh là van tĩnh mạch hiển không hoạt động hoặc bị suy yếu, dẫn đến sự ứ trệ máu tại các nhánh tĩnh mạch hiển dưới chân.

Mức độ yếu của van càng nghiêm trọng thì triệu chứng càng trở nên nặng nề. Do đó, để điều trị bệnh này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp, trong đó bao gồm cả vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân.

Nguyên nhân khác:

  • Thai kỳ: Những biến đổi nội tiết trong quá trình mang thai của phụ nữ, kết hợp với áp lực cơ học từ thai nhi đè lên vùng bụng, gây chèn ép và cản trở lưu thông máu trở lại tim.
  • Mãn kinh: Giai đoạn sau khi phụ nữ không còn kinh nguyệt.
  • Tuổi trên 50: Đối với những người ở độ tuổi này.
  • Nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu: Bao gồm các nghề như giáo viên, bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát giao thông, trong đó người phải duy trì tư thế đứng trong thời gian dài.
  • Thừa cân và béo phì: Khi cơ thể có trọng lượng vượt quá mức bình thường.
  • Tiền sử gia đình: Có người trong gia đình đã từng mắc suy giãn tĩnh mạch trong quá khứ.

Vậy suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng, nhưng người mắc bệnh không thể xem thường nó. Các biến chứng do bệnh gây ra có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Đầu tiên, việc di chuyển và hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn vì phải thường xuyên di chuyển và không thể đứng lâu được do cảm giác căng và mỏi. Hơn nữa, không thể tham gia các hoạt động thể thao có tính chất mạnh như aerobic, đá bóng, bóng rổ…

suy gian tinh mach chan co nguy hiem khong

Thứ hai, đối với phụ nữ và những người khác, việc có những tĩnh mạch xanh ngoằn ngoèo, xen kẽ trên mặt sau chân gây mất đi tính thẩm mỹ. Bạn sẽ không tự tin để mặc những bộ váy ngắn, quần đùi trước mọi người. Và điều tồi tệ hơn là ở những trường hợp nặng, có thể xảy ra viêm da, xơ cứng hay loét hoại tử. Có thể xảy ra tử vong khi các cục máu đông trong tĩnh mạch này trở về tim và gây tắc động mạch.

Các bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Ngoài việc nhận điều trị chuyên môn từ bác sĩ tại các cơ sở y tế hoặc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng, bạn cũng có thể thực hiện vật lý trị liệu tại nhà nhằm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên duy trì việc tập luyện thường xuyên và theo kế hoạch để đạt được hiệu quả tốt nhất.

bai tap vat ly tri lieu suy gian tinh mach chan

Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân dễ thực hiện tại nhà mà bạn không nên bỏ qua:

Bài tập 1: Gập và duỗi cổ chân

Dụng cụ cần chuẩn bị: Một chiếc ghế cao khoảng 20 – 30 cm.

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

  • Nằm ngửa, đặt hai tay bên cạnh cơ thể.
  • Đặt chân trái lên ghế. Sau đó, gập cổ chân và duỗi nó lại 10 lần.
  • Đặt chân xuống nền và chuyển sang chân phải. Thực hiện các bước trên tương tự.
  • Tập luyện trong khoảng thời gian 5 phút.

Bài tập 2: Xoay cổ chân

Dụng cụ cần chuẩn bị: Một chiếc ghế cao 20 – 30 cm.

Hướng dẫn thực hiện động tác:

  • Nằm ngửa, để hai tay sát bên cạnh cơ thể.
  • Gác chân trái lên ghế.
  • Thực hiện xoay cổ chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 lần, sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ 5 lần.
  • Đặt chân trái xuống và chuyển sang chân phải. Thực hiện các bước trên tương tự.
  • Bài tập kéo dài trong vòng 5 phút

Bài tập 3: Bước cao

Chuẩn bị tư thế: Đứng thẳng lưng.

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

  • Thực hiện bước chân tại chỗ.
  • Khi bước, nâng cao chân sao cho đầu gối tạo thành góc vuông.
  • Tiếp tục tập luyện trong khoảng thời gian 5 phút.

Bài tập 4: Đứng trên gót chân

Chuẩn bị tư thế: Đứng thẳng lưng

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

  • Đồng thời nâng các ngón chân của cả hai chân lên.
  • Đặt gót chân chạm đất.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây.
  • Sau đó, hạ bàn chân xuống để chạm đất hoàn toàn.
  • Tiến hành bài tập trong khoảng thời gian 5 phút.

Bài tập 5: Nâng chân

Chuẩn bị dụng cụ: Ghế có độ cao sao cho khi ngồi, đầu gối tạo góc vuông và chân chạm đất.

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

  • Ngồi trên ghế với lưng thẳng.
  • Nâng chân phải lên, duỗi chân thẳng ra phía trước, sau đó hạ xuống.
  • Tiếp theo, nâng chân trái lên, duỗi chân thẳng ra phía trước, sau đó hạ xuống.
  • Tiếp tục thực hiện lần lượt hai chân, luân phiên khoảng 15 lần.
  • Nghỉ 1 – 2 phút.
  • Thực hiện bài tập này 2-3 lần.

Bài tập 6: Vận động khớp cổ chân

Chuẩn bị tư thế: Ngồi trên ghế, hai chân đặt trên mặt đất.

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

  • Thực hiện động tác cho từng bên chân một.
  • Giữ chân trái ổn định. Gót chân phải chạm đất, nhấc ngón chân lên cao, gập chân về phía cẳng chân. Giữ tư thế này trong 5 giây. Tiếp theo, để ngón chân chạm đất, nhấc gót chân lên cao, kéo giãn khớp cổ chân tối đa, giữ trong 5 giây. Nhẹ nhàng nhấc chân phải lên khỏi mặt đất, xoay cổ chân theo hướng kim đồng hồ 5 vòng, sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ 5 vòng. Đặt chân trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Làm lần lượt 5 lần cho mỗi chân.

Bài tập 7: Nhón gót chân

Chuẩn bị dụng cụ: Ghế có dựa

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

  • Ngồi trên ghế với lưng thẳng đứng.
  • Nâng gót chân bên trái lên, giữ ngón chân chạm đất. Sau đó, hạ gót chân trái và nâng gót chân bên phải.
  • Tiếp tục thực hiện xen kẽ hai chân.
  • Tập luyện bài tập này trong khoảng thời gian 5 phút.

Hiểu rõ quá trình phát triển của bệnh sẽ giúp bạn nắm bắt các biện pháp phòng ngừa và cải thiện triệu chứng từ giai đoạn đầu mà không gây đau đớn. Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top